Giả danh Quân đội gọi điện đặt tiệc lừa đảo, tống tiền
Ngày 27/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phát cảnh báo tới các huyện, thành phố, sở, ngành và tổ chức đoàn thể trong tỉnh, cảnh báo về tình trạng xuất hiện đối tượng mạo danh lực lượng Quân đội để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, từ tháng 5 đến 7/2023, với thủ đoạn mạo danh lực lượng Quân đội, các đối tượng đã gây ra ít nhất 7 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện. Số tiền chiếm đoạt được của các nạn nhân từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.
Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, thủ đoạn mà bọn lừa đảo thực hiện là dùng tài khoản Zalo có hình người mặc quân phục, gọi đến các nhà hàng, dịch vụ nấu ăn, dịch vụ tiệc cưới, giả danh là cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng hoặc Ban Chỉ huy Quân sự huyện, đặt tiệc từ 5 – 7 bàn để mời khách.
Khi các cơ sở trên đã nhận đặt tiệc, chúng chụp lại thông tin đã chuyển tiền đặt cọc (giả) gửi cho phía nhận đặt tiệc. Do không kiểm tra kỹ, các nạn nhân vẫn tin rằng việc chuyển khoản trên là thật, chưa nhận được tin nhắn thông báo biến động số tiền trong tài khoản là do lỗi mạng hoặc các sự cố khách quan từ phía ngân hàng.
Nhà hàng Vừng Ơi ở TP Đà Lạt bị lừa đảo mất hơn 500 triệu đồng với hình thức đặt tiệc tiếp khách.
Sau đó, các đối tượng lừa đảo tiếp tục nhờ mua giúp rượu, sâm quý để làm quà biếu. Khi nơi nhận đặt tiệc không tìm được nguồn hàng theo yêu cầu, đối tượng lừa đảo sẽ hướng dẫn liên hệ với người có nguồn hàng. Sau khi nhà hàng chuyển tiền cọc mua hàng qua số tài khoản được cung cấp thì đối tượng lừa đảo cắt liên lạc và chiếm đoạt tiền.
Video đang HOT
Với thủ đoạn tương tự, kẻ lừa đảo giả danh cán bộ Quân đội liên hệ với đại lý cây giống mua cây trồng, sau đó nhờ mua giúp thuốc bảo vệ thực vật và cắt liên lạc sau khi đã lừa được tiền cọc.
Cũng theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua còn xuất hiện tình trạng các đối tượng lừa đảo giả danh gọi điện thoại, nhắn tin qua mạng xã hội (Zalo, Messenger…), tự xưng đang công tác tại đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng để thu thập thông tin, bán sách; giả danh sĩ quan Quân đội để hù dọa tống tiền gia đình có con em đang thực hiện nghĩa vụ quân sự; bán thuốc, quảng cáo dịch vụ, sản phẩm…
Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo, người dân khi nhận được các cuộc gọi của người lạ tự xưng là cán bộ Quân đội để đặt hàng, yêu cầu cung cấp thông tin, nhờ giúp đỡ… thì liên hệ ngay Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, cấp huyện để xác minh, nhằm tránh bị lừa đảo.
Trước đó, Báo CAND đã thông tin, trong dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, với thủ đoạn liên hệ đặt tiệc tiếp khách, các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt được của 2 nhà hàng tại TP Đà Lạt với tổng số tiền gần 800 triệu đồng. Ở TP Bảo Lộc, kẻ lừa đảo chiếm đoạt của một tiệm bán bánh mì 50 triệu đồng
Lật tẩy nhóm lừa đảo giả danh cán bộ cảnh sát
Một nhóm người giả danh cán bộ làm việc tại Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi gọi điện cho các cơ sở kinh doanh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tối 13.7, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết thời gian gần đây có nhóm người giả danh cán bộ của đơn vị này để lừa đảo các hộ kinh doanh các mặt hàng như: nội thất, giường, nệm, rèm cửa... nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, nhóm người giả danh gọi đến cơ sở kinh doanh, xưng là cán bộ làm việc tại bộ phận tài vụ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời yêu cầu các cơ sở kinh doanh báo giá làm các công việc.
Sau khi nhận được báo giá, nhóm lừa đảo sẽ thông báo với các cơ sở kinh doanh là hôm sau bộ phận tài vụ sẽ chồng tiền cọc.
Tin nhắn lừa đảo gửi cho các cơ sở kinh doanh. ẢNH CÔNG AN CUNG CẤP
Tiếp đó, nhóm người trên lại nhờ các cơ sở kinh doanh mua giúp sản phẩm, phụ kiện đi kèm phù hợp với mặt hàng đã đặt. Sau đó, tập trung về một công ty để dễ vận chuyển và thanh toán hóa đơn.
Nhóm người lừa đảo đề nghị cơ sở mua sản phẩm, phụ kiện đi kèm tại công ty (bên thứ 3) mà chúng giới thiệu. Sau đó, yêu cầu giao hàng gấp và bộ phận tài vụ chuyển khoản tiền cọc trước.
Tiếp tục, nhóm lừa đảo xin số tài khoản rồi làm giả hình ảnh chuyển tiền.
Sau đó, chúng gửi hình ảnh cho cơ sở, đồng thời, hối thúc cơ sở chuyển tiền cọc cho phía công ty (bên thứ 3). Nếu các cơ sở chuyển tiền cọc thì sẽ bị "sập bẫy".
Để dễ lừa đảo, nhóm này lấy hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đăng lên tài khoản Zalo cá nhân. Nhóm người lừa đảo không trực tiếp gặp mặt mà chỉ thực hiện giao dịch qua điện thoại và rút tiền chuyển khoản.
Bọn chúng thường chọn những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, mới hoạt động để dễ thực hiện hành vi lừa đảo.
Tài khoản Zalo giả mạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi. ẢNH CÔNG AN CUNG CẤP
Qua sự việc trên, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đề nghị người dân, chủ các cơ sở kinh doanh cần nâng cao cảnh giác để tránh "sập bẫy" nhóm lừa đảo.
Hiện cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra vụ việc nói trên để xử lý theo quy định pháp luật.
Giả nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng Quang tự nhận là nhân viên ngân hàng và quen biết các sếp ngân hàng, qua đó hứa hẹn giúp người có nhu cầu làm thẻ tín dụng mà không cần thế chấp, không tính lãi suất. Nhiều bị hại tin tưởng Quang nên bị anh ta chiếm đoạt hơn 630 triệu đồng. Ngày 12/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình...