Giả danh nhân viên VNPT và công an lừa đảo qua điện thoại
“Họ liên tục gọi và yêu cầu máy di động của tôi phải luôn để trong chế độ kết nối với số máy này để bảo vệ cho tôi khỏi sự nguy hiểm, đồng thời làm theo những chỉ dẫn của họ. Sau khi tôi chuyển tiền, các đối tượng cắt đứt liên lạc”…
Ngày 10/11, PV Dân trí tìm gặp chị Võ Thị Như Nguyệt (SN 1984, trú đường Núi Thành, phường Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng), nan nhân mơi nhât cua bon lưa đao qua mang.
Sau khi đưa cho chung tôi xem 2 tơ giây chuyên tiên vao tai khoan cua môt ca nhân ơ Ha Nôi vơi tông sô tiên 50 triêu đông va môt tơ đơn trinh bao gởi Công an TP Đà Nẵng, chị kể: “Lúc 14h15 ngày 5/11 vừa qua, tôi đang ở nhà và nhận được cuộc gọi điện thoại từ số điện thoại bàn thông tin là thuê bao của nhà đang nợ tổng đài VNPT số tiền là 8,93 triệu đồng, và cũng từ số điện thoại thông tin rằng muốn nghe lại và kiểm tra thông tin thì bấm phím 0″.
Chị Nguyệt trình bày sự việc với PV
Tưởng thật, chị Nguyệt liền làm theo lời hướng dẫn. Trong điện thoại là một giọng nữ nói là nếu có thắc mắc gì thì hỏi tổng đài là 081080 và họ tự kết nối để chị gặp nhân viên tổng đài này để vì sao chị lại nợ số tiền nhiều như vậy trong khi từ trước đến giờ chị chưa từng nợ của VNPT số tiền quá 100 ngàn đồng.
Lúc này, giọng nữ trong điện thoại nói là vụ việc của chị sẽ được chuyển qua cho Công an TPHCM vì số đăng ký thuê bao của chị được đăng ký từ giấy chứng minh nhân dân cũng mang họ tên trùng khớp với giấy chứng minh nhân dân hiện đang có ở nhà.
Giọng nữ trong điện thoại nói họ sẽ kết nối với điện thoại của Công an TPHCM để chị Nguyệt trình báo rõ sự việc. Ngay sau đó, điện thoại được chuyển đến người khác là một giọng nam nói là công an sẽ vào cuộc để tìm giúp chị và yêu cầu chị thành thật khai báo số tài khoản và số tiền mặt đang giữ.
Giấy chuyển tiền của chị Nguyệt đến các đối tượng lừa đảo
Video đang HOT
“Người giọng nam nói tôi đang nợ trong ngân hàng Vietcombank cũng mang họ và tên trùng khớp với giấy chứng minh nhân dân của tôi tại Đà Nẵng và yêu cầu tôi giữ bí mật không được tiết lộ bất cứ thông tin cuộc gặp điện thoại giữa tôi cho gia đình và người thân biết vì nếu tôi tiết lộ ra người thân trong gia đình và tôi sẽ gặp nguy hiểm, tài sản của tôi tất cả sẽ bị đóng băng .Vì tin công an đang vào cuộc nên tôi nghe theo sự hướng dẫn của giọng nam bên đầu dây điện thoại. Cuộc gọi điện thoại của người nam bên đầu dây điện thoại kết thúc trước 16h cùng ngày”, chị Nguyệt trình bày.
Đến sáng ngày 6/11, người nam trong điện thoại nói chị Nguyệt sẽ gặp ông Phong (là Trung tá công an TPHCM) và nói ông là chuyên gia về lĩnh vực trong ngân hàng đang theo dõi một số cán bộ ngân hàng có dính đến đường dây làm giả chứng minh nhân dân trong đó có chị là nạn nhân.
Ông Phong yêu cầu chị nộp tiền vào số tài khoản của ông Mai Văn Cường vào ngân hàng Techcombank Cầu Giấy (Hà Nội). Vì sợ nên chị Nguyệt mang số tiền 20 triệu đồng nộp vào tài khoản mang tên Mai Văn Cường.
Đến chiều cùng ngày, các đối tượng yêu cầu chị nộp tiếp số tiền là 30 triệu đồng để thuận tiện trong việc điều tra và chị lại tiếp tục đến ngân hàng nộp số tiền trên mà không mảy may hoặc nghi ngờ gì vì tin tưởng rằng có công an TPHCM đang vào cuộc giúp cho tôi tìm ra và minh oan mình vì không nợ bất kì một khoản tiền nào.
“Trong quá trình liên lạc với tôi, các đối tượng dùng số điện thoại 83838…, họ liên tục gọi và yêu cầu máy di động của tôi phải luôn để trong chế độ kết nối với số máy này để bảo vệ cho tôi khỏi sự nguy hiểm, đồng thời làm theo những chỉ dẫn của họ. Sau khi tôi chuyển tiền đi thì đến chiều các đối tượng im lặng và cắt đứt liên lạc”, chị Nguyệt cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Trần Phước Hương – Trưởng phòng tham mưu Công an TP Đà Nẵng – cho biết vụ việc đã được Công an quận Hải Châu chuyển đến Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) để điều tra làm rõ.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn – Phó trưởng phòng PC46 Công an TP Đà Nẵng
Thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn – Phó trưởng phòng PC46 cho biết, thời gian qua đơn vị cũng đã tiếp nhận gần 10 trường hợp, lập chuyên án và đã bắt giữ một số đối tượng. Theo ông Sơn, có 3 hình thức lừa đảo thuộc dạng “công nghệ cao” được các đối tượng áp dụng. Thứ nhất là lập trang web mua bán trực tuyến rồi dụ dỗ người nhẹ dạ vào nộp tiền mua sản phẩm, sau không đưa sản phẩm cho người mua mà bỏ trốn, đóng cửa trang web.
Loại thứ 2 là có một số trang mạng, website bán hàng tổ chức trúng thưởng xe máy, tặng quà… Nhưng muốn trúng thưởng thì người mua phải nộp phí. Sau khi nộp qua tài khoản ngân hàng thì xóa trang.
Thứ 3 là các đối tượng giả danh nhân viên của VNPT, Công an, VKS… gọi điện đến nạn nhân hù dọa có dính dáng đến vụ án ma túy, thiếu nợ… để nạn nhân hoảng loạn rồi bọn chúng hướng dẫn nạn nhân gởi tiền vào tài khoản về điều tra xác minh như trường hợp của chị Nguyệt. Nếu không tỉnh táo, nạn nhân sẽ bị mất tiền một cách oan uổng.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn khuyến cáo: Quy chế làm việc của cơ quan Công an là không làm việc qua điện thoại. Nếu muốn làm việc với người dân phải có giấy mời gởi đến địa phương để mời đối tượng lên làm việc. Ngoài ra việc thu giữ tài sản của cá nhân phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không có chuyện bắt người dân gởi vào tài khoản ngân hàng của một cá nhân nào. Hiện nay, nhiều vụ lừa đảo qua điện thoại, qua mạng nên người dân hết sức cảnh giác, nếu không sẽ bị mất tiền oan.
Công Bính
Theo Dantri
Giả danh "người nhà lãnh đạo cấp cao" lừa đảo hàng tỉ đồng
Đóng vai "người nhà" của lãnh đạo cao cấp, Hưởng hứa giúp đỡ nhiều người "chạy chọt" để thoát tội hòng chiếm đoạt tài sản lên đến hàng tỉ đồng. Đối tượng mà Hưởng nhắm đến là những người dân "kêu oan", những vụ án hình sự.
Vợ chồng ông Năng bị mất đất lo cho Hưởng, nay phải ở nhờ trên đất người khác.
Những cú lừa "ngoạn mục"
Ngày 31.10, đại tá Dương Tứ Phương -Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bạc Liêu - đã ký quyết định khởi tố vụ án và bị can, tạm giam Trang Văn Hưởng (SN 1967, ngụ ấp Nhà Dài A, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từng là chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, nhưng do làm ăn khó khăn, Hưởng nghĩ cách kiếm tiền vừa trả nợ, vừa để tiêu xài. Với dáng người cao to, đi xe 4 bánh, ăn nói lịch sự, Hưởng thu hút người đối diện khi nói chuyện. Trong những lần "ngồi đồng" ở các quán càphê tại TP.Bạc Liêu, Hưởng thường "nổ" quen thân với lãnh đạo Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Văn phòng Chính phủ..., bằng chứng là y đọc vanh vách tên các vị lãnh đạo tại các cơ quan nói trên.
Ông Nguyễn Văn Hướng (SN 1956, ngụ ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) thua kiện trong vụ tranh chấp đất đai. Nghe nói Hưởng có khả năng giúp đỡ, ông Hướng tìm đến nhờ giúp. Tháng 7.2008, hai bên hẹn gặp tại quán càphê ở phường 7, TP.Bạc Liêu. Theo lời ông Hướng, ngày 20.3.2008, TAND tỉnh Bạc Liêu xử vụ tranh chấp đất, buộc ông thua kiện.
Xem qua hồ sơ, Hưởng "nổ": "Vụ này nhỏ như con thỏ, anh chuẩn bị tiền để đi Hà Nội với tôi". Tin lời và cũng bức xúc về việc của mình, ông Hướng theo Hưởng ra tận Hà Nội, nhờ tòa xử cho mình thắng kiện. Tại Hà Nội, Hưởng kêu ông Hướng mua hai bao thư bỏ vào mỗi bao 20 triệu đồng để Hưởng đưa cho lãnh đạo Viện KSND tối cao và TAND tối cao. Tuy nhiên, Hưởng chẳng đưa cho ai mà thuê một người chạy xe ôm giả làm người của Viện KSND tối cao thụ lý đơn của ông Hướng. Về nhà, ông Hướng chờ mãi mà không thấy Viện KSND tối cao động tĩnh gì nên điện thoại nhắc Hưởng. Hưởng tiếp tục hứa "sau đại hội các anh mới giải quyết", đồng thời đề nghị ông Hướng đưa tiền trà nước.
Bà Hà Kim Lý (SN 1966, ngụ xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cũng bị Hưởng lừa đảo chiếm đoạt 76 triệu đồng với cùng thủ đoạn trên. Năm 2006, em bà Lý là Hà Quốc Phong bị tai nạn giao thông. TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử nhưng bà không thuận. Bà Lý tìm đến nhờ Hưởng giúp đỡ. Hưởng cùng bà Lý đi Hà Nội để gửi phong bì 30 triệu đồng cho TAND tối cao nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết. "Gọi điện thì ổng lại giục đưa tiền. Tôi đưa cho ổng thêm 4 lần, tổng cộng 76 triệu đồng, sau đó ổng tìm cách lánh mặt", bà Lý trình bày.
Với cùng thủ đoạn trên, Hưởng lừa đảo gần 50 nạn nhân ở các tỉnh ĐBSCL với số tiền hàng tỉ đồng. Từ chạy án đến chạy hồ sơ liệt sĩ, Hưởng đều nhận. Đầu năm 2011, trong lúc nhậu tại nhà người bạn ở Sóc Trăng, Hưởng tình cờ gặp bà Lê Thị Anh (SN 1954) nhờ giúp đỡ lo hồ sơ công nhận liệt sĩ của người em. Tin lời, bà Anh rủ thêm 2 người bạn là Cúc và Huệ đi cùng. Bà Cúc tiếp tục nhờ Hưởng giải quyết cho bà được hưởng trợ cấp liệt sĩ của chồng, bà Huệ nhờ giải quyết vụ tranh chấp đất. "Cảm thông với dân nghèo", Hưởng nhận của bà Cúc 24 triệu đồng, bà Huệ 2 triệu đồng và bà Anh 6 triệu đồng rồi hứa lần hứa lữa.
Hứa "chạy" cả tử tù
Năm 2011, bị cáo Trần Ngọc Minh (SN 1982) can tội giết người. Vụ án gây xôn xao dư luận bởi Minh giết người, bỏ vào bao, rồi mua xăng về đốt xác tại khu đô thị phường 1, TP.Bạc Liêu. Ngày 2.3.2012, TAND tỉnh Bạc Liêu xử sơ thẩm tuyên tử hình đối với Minh về hai tội giết người và cướp tài sản. Ngày 29.5.2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xử phúc thẩm tuyên bác đơn kháng cáo của Minh và tuyên y án sơ thẩm.
Đây là vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, ông Trần Thế Năng - cha của Minh - rơi vào cảnh khó khăn do con trở thành kẻ tử tù. Lợi dụng điều này, Hưởng hứa sẽ giúp đỡ cho Minh thoát khỏi án tử hình. Nghe theo lời Hưởng, ông Năng âm thầm bán đất trên 500 triệu đồng cùng Hưởng ra tận Hà Nội để nhờ "chạy cho con thoát tội tử hình". Theo trình bày của ông Năng, tại Hà Nội, ông đã đưa cho Hưởng trên 200 triệu đồng để lo cho các cán bộ cấp cao.
Tuy nhiên, khi về đến nhà, ông Năng không nhận được thông tin gì, điện thoại thì Hưởng kêu ông Năng ra Bưu điện Bạc Liêu chuyển tiền cho các bộ tiếp mới có kết quả. Tin lời, ông Năng đưa tiếp cho Hưởng 200 triệu đồng để Hưởng gửi cho ai đó nhờ can thiệp. Đến đầu năm 2013, ông Năng nhận được thư của Chủ tịch Nước bác đơn xin ân giảm án tử hình. Lúc này, ông mới biết mình bị lừa.
Theo PC45, hiện nay các đối tượng bị Hưởng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã lên đến trên 40 người với số tiền hàng tỉ đồng. PC45 kêu gọi ai là nạn nhân của Trang Văn Hưởng đến PC45 cung cấp thông tin để cơ quan này có cơ sở xử lý đúng theo pháp luật.
Theo LDO
Bắt nhóm người Trung Quốc sang Việt Nam giả danh công an lừa đảo Nhóm người Trung Quốc thuê nhà tại Hải Phòng, lắp thiết bị viễn thông giả danh cảnh sát Trung Quốc gọi điện về nước lừa đảo số tiền 220.000 Nhân dân tệ. Bắt nhóm người Trung Quốc sang Việt Nam giả danh công an lừa đảo Ngày 5/11, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP Hải Phòng...