Giả danh Công an tán tỉnh, vờ yêu đương rồi bán ra nước ngoài
Thượng tá Đinh Văn Trình – Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết, các đối tượng tội phạm mua bán người thông qua mạng xã hội, giả danh là cán bộ Công an, Bộ đội Biên phòng gọi điện tán tỉnh, làm quen nạn nhân, giả vờ yêu đương, hứa hẹn tổ chức đám cưới; hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó, bán họ ra nước ngoài.
Ngày 7/8, Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 8/2019.
Hoạt động mua bán người diễn biến phức tạp
Tại hội nghị, Thượng tá Đinh Văn Trình – Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm mua bán người (Phòng 5), Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã báo cáo, đánh giá về tình hình và kết quả công tác phòng, chống mua bán người từ đầu năm 2019 đến nay của các Bộ, ngành, địa phương…
Thượng tá Đinh Văn Trình – Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an. (Ảnh: Thành An)
Theo báo cáo, công tác phòng ngừa mua bán người có chuyển biến rõ nét, nhất là truyền thông phòng, chống mua bán người trên phương tiện truyền thông đại chúng; các ngành tư pháp phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người…
Các Bộ, ngành được phân công đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền triển khai văn bản quy phạm pháp luật vừa mới ban hành; hợp pháp quốc tế tiếp tục được tăng cường và mở rộng.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng đưa người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động thời vụ, mang thai hộ vì mục đích thương mại, mua bán nội tạng…
“Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương cho hay, toàn quốc phát hiện xảy ra 89 vụ, liên quan đến 142 đối tượng, lừa bán 169 nạn nhân. So với cùng kỳ năm 2018, giảm 10,1% số vụ, tăng 12,7% số đối tượng và giảm 28,4% số nạn nhân”, báo cáo nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nhận diện thủ đoạn
Nói về cách nhận diện thủ đoạn của tội phạm mua bán người, thượng tá Đinh Văn Trình cho biết: Tội phạm lợi dụng trước, sau Tết Nguyên đán, lượng người đi lại, buôn bán hàng hóa khu vực biên giới gia tăng mạnh, nhất là biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để tổ chức xuất cảnh trái phép, di cư, lao động thời vụ, sau đó, lừa bán để cưỡng bức lao động, ép hoạt động mại dâm, bán làm vợ,…
Tiếp tục phát hiện các đối tượng người Việt Nam (trong đó, có người trước đây từng là nạn nhân) móc nối, câu kết với các đối tượng người Trung Quốc quen thuộc địa bàn biên giới đã lừa, dụ dỗ các nạn nhân (kể cả người thân trong gia đình) đưa sang Trung Quốc bán.
Đáng chú ý, các đối tượng thông qua mạng xã hội, giả danh là cán bộ Công an, Bộ đội Biên phòng gọi điện tán tỉnh, làm quen nạn nhân (chủ yếu là phụ nữ người dân tộc Mông, trong độ tuổi từ 16-23), giả vờ yêu đương, hứa hẹn tổ chức đám cưới; hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó, bán họ ra nước ngoài. Cơ quan chức năng phát hiện các vụ việc xảy ra tại các tỉnh biên giới phía Bắc (Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái…).
Bên cạnh đó, tình hình mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người, đẻ thuê… diễn biến phức tạp. Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị , địa phương triệt phá đường dây mua bán nội tạng xuyên quốc gia liên quan đến 5 đối tượng.
“Trong thời gian hoạt động, đường dây này bị lực lượng chức năng bắt giữ, các đối tượng thực hiện bán thận của hàng trăm nạn nhân, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng”, Phó trưởng phòng 5 nhấn mạnh.
Trước tình hình trên, để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người thời gian tới, Cục Cảnh sát hình sự đề nghị các đơn vị, địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai Đề án 1 “Truyền thông về phòng, chống mua bán người”, thuộc Chương trình 130/CP giai đoạn 2016-2020, trong đó, tập trung vào các công tác trong tâm.
Điều tra gần 1.000 tụ điểm kinh doanh nhạy cảm khu vực biên giới
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, lực lượng Bộ đội Biên phòng các cấp thường xuyên bổ sung và tiến hành điều tra cơ bản theo tuyến, chuyên đề mua bán người; lập hồ sơ 62 đối tượng đưa vào diện QLNV; lập danh sách 67 đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động mua bán người; 191 phụ nữ nghi bị mua bán chưa được giải cứu; 991 tụ điểm, cơ sở kinh doanh nhạy cảm ở khu vực biên giới nghi vấn liên quan đến hoạt động tội phạm mua bán người.
Qua đó, ngăn chặn 3.105 lượt người xuất cảnh trái phép, ngăn chặn 466 lượt người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, trong đó, xác lập 2 chuyên án, khởi tố 3 vụ/7 đối tượng, ngăn chặn 98 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ.
Các lực lượng chức năng đã tiếp nhận, giải quyết hàng trăm tin, đảm bảo 100% thông tin được xử lý kịp thời. 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng Công an, Biên phòng đã điều tra, khám phá 67 vụ, bắt 112 đối tượng. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp khởi tố 86 vụ, 152 bị can về tội mua bán người; mua bán, đánh tráo chiếm đoạt trẻ em. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 51 vụ với 96 bị cáo phạm các tội về mua bán người để xem xét xử theo thủ tục sơ thẩm; đã giải quyết, xét xử 31 vụ với 59 bị cáo, trong đó, 28 vụ, 55 bị cáo đưa ra xét xử, đã tuyên phạt tù có thời hạn đối với 55 bị cáo.
Theo Danviet
Giả danh công an, lừa đảo hơn 4 tỷ đồng
Sau khi lên mạng đặt mua quân phục và các công cụ hỗ trợ dành cho công an, đối tượng Lê Văn Đỉnh mặc vào chụp ảnh gửi cho nạn nhân để lấy lòng tin. Với thủ đoạn trên Đỉnh đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng.
Chiều ngày 3/8, Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Lê Văn Đỉnh (SN 1983, hộ khẩu thường trú tại xóm 3, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) về hành vi giả danh cán bộ công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra, vào khoảng 8h30 ngày 3/8, trong quá trình trinh sát trên địa bàn, Đội Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Tĩnh phối hợp với Công an xã Thạch Trung tiến hành kiểm tra hành chính phòng 503 - nhà nghỉ Thủy Nhung thì phát hiện đối tượng Lê Văn Đỉnh cùng 1 bộ quân phục cảnh sát nhân dân.
Đối tượng Lê Văn Đỉnh tại cơ quan điều tra.
Thời điểm kiểm tra, quân phục của Đỉnh gắn quân hàm thượng úy, biển tên Lê Văn Đỉnh - số hiệu 004 - 323. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện 1 khẩu súng bằng kim loại màu đen, 1 dùi cui điện, 1 còng số tám, 1 bộ đàm cùng nhiều sổ nhật ký công tác, ve hàm, cầu vai cấp bậc trung úy, thượng úy...
Tại cơ quan điều tra, Lê Văn Đỉnh đã khai nhận không phải là cán bộ công an, toàn bộ số quân phục, công cụ hỗ trợ trên là do đối tượng lên mạng đặt mua nhằm mục đích để lừa đảo chiếm đoạt tài sản những người nhẹ dạ cả tin.
Quân phục và các công cụ hỗ trợ dành cho công an được Đỉnh mua trên mạng phục vụ cho hành vi lừa đảo của đối tượng.
Tiếp tục điều tra mở rộng, Công an TP Hà Tĩnh xác định được Lê Văn Đỉnh chính là đối tượng đang bị Công an TP Lạng Sơn truy tìm vì liên quan đến vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với chị V.T.V. (SN 1964, trú tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).
Trước đó, Lê Văn Đỉnh đã giới thiệu với chị V. mình là cán bộ công an, công tác tại Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc II (khu Nà Tâm, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Khi đã tạo được lòng tin với chị V., Đỉnh đã viện ra nhiều lý do để vay tiền.
Những hình ảnh giả mạo công an của đối tượng gửi cho nạn nhân để lừa đảo.
Để tránh bị phát hiện và tăng thêm niềm tin của chị V. đối với mình, Đỉnh đã mặc quân phục công an nhân dân chụp nhiều tấm hình khác nhau gửi cho chị V.
Tin tưởng, chị V. đã nhiều lần cho Lê Văn Đỉnh vay mượn tiền và tài sản là 1 chiếc xe ô tô hiệu Mazda BKS 12C- 057.13 với tổng giá trị theo trình báo ban đầu ước tính trên 4 tỷ đồng.
Hiện Công an TP Hà Tĩnh đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Tiến Hiệp
Theo Dantri
Khởi tố đối tượng giả danh công an, tống tiền người nước ngoài Qua mạng xã hội Wechat, để làm quen với một số người Trung Quốc có nhu cầu trao đổi hàng hóa và lừa vượt biên sang Việt Nam, nhóm đối tượng đã tiến hành phục kích sẵn, bố trí người giả danh công an, dùng còng số 8 bắt và giam giữ để tống tiền. Ngày 10.5, Công an tỉnh Lạng Sơn cho...