Giá đã không còn là “chiến mã”
Vậy là nhiệm kỳ 2016 – 2020 đang dần khép lại, một nhiệm kỳ đỉnh cao của tinh thần đoàn kết mà chỉ nhìn ở riêng lĩnh vực điều hành giá, cũng có thể thấy rất rõ. CPI không thể có cơ hội “lộng hành” trong suốt 5 năm qua. Mất đi “phong độ” phi nhanh, giá cả đã không còn là “chiến mã”.
Ảnh minh họa
5 năm 2016 – 2020, tình hình thế giới và khu vực diễn biến đều phức tạp hơn so với dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đối tác lớn trên thế giới và trong khu vực ngày càng gay gắt; xung đột thương mại và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Nhưng ở Việt Nam, kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện.
Đặc biệt, vào năm 2018, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, tăng trưởng gấp đôi lạm phát. CPI được kéo giảm từ 18,6% năm 2011 xuống còn dưới 4% trong cả giai đoạn 2016 – 2020.
Video đang HOT
Nhiều năm trước, mỗi khi giá xăng tăng là các loại giá khác ồ ạt tăng theo kiểu té nước theo mưa, nhưng đến nhiệm kỳ này đã không còn hiện tượng đó. Không có bất kỳ đợt sóng giá nào làm chao đảo đời sống người dân suốt 5 năm qua.
Giá đã không còn là “chiến mã”, khi mà ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rõ phải tăng cường, củng cố sự ổn định của nền tảng vĩ mô và tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa điều hành chính sách vĩ mô của các cơ quan chính phủ, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa. Trong các hoạt động, chỉ đạo, điều hành, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành tăng cường công tác phối hợp này không chỉ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính mà còn giữa các bộ, ngành điều phối vĩ mô, được thực hiện thông qua hình thức là các phiên họp của Chính phủ thì các thành viên của Chính phủ cũng thảo luận và bàn rất kỹ.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo về điều hành giá, ban đầu do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban và sau này khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ rời Chính phủ về làm Bí thư Hà Nội, thì trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo họp thường xuyên để bàn thảo, thống nhất và cung cấp các thông tin liên quan đến công tác hoạch định điều hành chính sách của các bộ. Chưa hết, Chính phủ còn có Tổ công tác điều hành vĩ mô với sự có mặt của 4 “tư lệnh” gồm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Bộ Công thương, tổ chức họp định kỳ và bàn những vấn đề cụ thể trong công tác hoạch định và điều hành chính sách của các bộ.
Cũng từ đây, tài khóa, tiền tệ bắt c hặt tay nhau, với sự trao đổi ngày càng mật thiết hơn giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ việc điều tiết lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo giữ ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất và không gây sức ép lên thị trường tiền tệ cũng như lạm phát; đến việc phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa trong phát hành trái phiếu chính phủ, vừa giữ được ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ, vừa đảm bảo được nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ và gia tăng được kỳ hạn phát hành, đóng góp rất lớn vào sự ổn định và bền vững của nợ công cũng như của ngân sách nhà nước.
Trong quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán, 2 bộ, ngành thường xuyên phối hợp với nhau, khi thị trường có những diễn biến đột xuất, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc đều phối hợp chặt chỉ đạo các đơn vị chức năng kịp thời công bố các thông tin định kỳ cho thị trường, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường. Trong công tác phối hợp làm việc với các tổ chức quốc tế cũng vậy… Chấm dứt thời kỳ “đồng sàng dị mộng” của tài khóa, tiền tệ.
Lãi suất sẽ giữ ở vùng thấp trong những tháng tới?
Trong những tháng tới, SSI cho rằng lãi suất sẽ giữ ở vùng thấp do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn khá khiêm tốn và NHNN vẫn nhấn mạnh việc giảm lãi suất để giúp các NHTM có đủ nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế.
Theo bản tin thị trường tiền tệ của Chứng khoán SSI, tuần qua, thị trường mở vẫn không có giao dịch mới, lãi suất trên liên ngân hàng đi ngang ở mức 0.17%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0.23%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Lãi suất tiền gửi cũng ổn định ở mức 3-3.8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3.7-5.0%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4.9-5.8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Tính đến ngày 14/9/2020, các NHTM đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 321 nghìn tỷ đồng (3.7% tổng dư nợ), miễn giảm và hạ lãi suất cho 1,18 triệu tỷ đồng (13.7% tổng dư nợ) cho dư nợ hiện hữu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Mới đây, NHNN vừa có văn bản số 7751/NHNN-TD yêu cầu các NHTM có các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do mưa lũ tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Trong những tháng tới, SSI cho rằng lãi suất sẽ giữ ở vùng thấp do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn khá khiêm tốn và NHNN vẫn nhấn mạnh việc giảm lãi suất để giúp các NHTM có đủ nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên thị trường tự do.
Tuần qua, kỳ vọng Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế mới được đẩy lên cao khiến tâm lý thị trường tuần qua nhìn chung khá tích cực. Bên cạnh đó, Anh đã đồng ý nối lại đàm phán Brexit với EU sau thông báo đình chỉ trước đó của Thủ tướng Boris Johnson đã hỗ trợ đồng GBP và EUR tăng giá lần lượt 0.97% và 1.21% so với USD. Chỉ số DXY giảm từ mức 93.7 xuống 92.8, hầu hết các đồng tiền đều tăng giá so với USD bao gồm cả JPY (0.65%); CNY (0.16%). Trong tuần này, bên cạnh tình hình dịch bệnh, diễn biến đàm phán gói tài khóa mới của Mỹ vẫn sẽ là tâm điểm chi phối diễn biến thị trường tiền tệ toàn cầu.
Tỷ giá USDVND niêm yết của các NHTM giữ nguyên ở mức 23.060/23.270 nhưng giảm mạnh (-45bps) trên thị trường tự do, về mức 23.170/23.200. Tỷ giá trung tâm giảm 16đ/USD, về 23.185đ/USD. Tính từ đầu năm đến nay, VND giữ giá so với USD nhưng mất giá -3.7% so với JPY, -4.1% so với CNY và -2.4% so với KWR.
SSI cho rằng tỷ giá sẽ vẫn duy trì ổn định trong ngắn hạn do cung cầu ngoại tệ trong nước khá thuận lợi và diễn biến quốc tế không có nhiều đột biến.
Nhà đầu tư chứng khoán sống khỏe nhờ chính sách tài khóa, tiền tệ Những chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay của các quốc gia trên thế giới đang mang tới những cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán. Trước khi đại dịch Covid-19 biến Ý trở thành một trong những nền kinh tế lớn lún sâu nhất vào khủng hoảng kinh tế thì quốc gia châu Âu này đã là một...