Giá cổ phiếu rẻ, nhà đầu tư ngoại vẫn “giữ tiền”
Vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có diễn biến giảm điểm mạnh đã đưa định giá cổ phiếu quay về mức trung bình 5 năm và thấp nhất kể từ đầu năm, đồng thời hấp dẫn nhất khu vực, nhưng chưa thấy động thái mua ròng của khối ngoại.
Ảnh Shutterstock.
Sức hấp dẫn không chỉ từ giá cổ phiếu rẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn nhất khu vực xét cả về định giá lẫn các yếu tố khác tác động như: quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước; xu hướng thành lập quỹ ETF đầu tư vào các cổ phiếu hết “ room”; triển vọng nâng hạng thị trường; Luật Chứng khoán đang được sửa đổi, kỳ vọng sẽ giải quyết cơ bản những hạn chế hiện tại; nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; chính trị bền vững…
Trong nhóm các thị trường Đông Nam Á có mức P/E tương đương gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia, thì Việt Nam có ROE cao nhất, đạt 16,83%.
Định giá cổ phiếu (chỉ số P/E) trên HOSE đang ở mức trung bình 5 năm qua.
Ngày 15/8/2019, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg, phê duyệt danh mục 93 doanh nghiệp cần thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Trong đó, có 4 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Công ty mẹ, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản; 62 doanh nghiệp Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.
Điều này giúp “tạo hàng hóa” cho thị trường, đặt biệt là trong bối cảnh hiện nay thị trường chỉ giao dịch xoay quanh các mã quen thuộc và kín room; tăng tính thanh khoản, quy mô thị trường, qua đó thu hút được dòng vốn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, Luật ầu tư (sửa đổi) dự kiến ban hành một danh sách các ngành nghề bị hạn chế room tương ứng theo tinh thần chọn – bỏ, thay vì chọn – cho như hiện nay.
Khi đó, những ngành không nằm trong danh sách hạn chế đương nhiên sẽ được nới room, mà không cần xin phép, hỏi ý kiến các cơ quan chức năng.
Luật ầu tư mới dự kiến được ban hành trong năm 2020, room cho nhà đầu tư ngoại sẽ thay đổi và cửa vào thị trường cho vốn ngoại sẽ mở rộng hơn con số trung bình 11 triệu USD/công ty như hiện tại.
Video đang HOT
Nhà đầu tư ngoại khó chen chân
Vậy nhưng, với những nhà đầu tư nước ngoài đang cảm thấy phấn chấn vì các yếu tố kể trên, việc tiến thêm một bước là giải ngân vào thị trường lại rất khó khăn, bởi tính thanh khoản tháp.
Cụ thể, một số rào cản có thể kể tới bao gồm vấn đề trần sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, khối lượng cổ phiếu tự do giao dịch nhỏ và nhà nước đang nắm quyền kiểm soát lớn…, khiến khối ngoại có ít sự lựa chọn.
Tin tốt là Việt Nam đang tháo gỡ các vướng mắc kể trên, bao gồm việc nới/xóa bỏ trần sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại một số lĩnh vực và đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa. Bên cạnh đó, thị trường phái sinh đã hình thành từ năm 2017 và trong năm nay có thêm một số sản phẩm mới.
Mặc dù vậy, khối lượng giao dịch cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức quá nhỏ so với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, ngay cả với các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất.
Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trong 6 tháng qua của 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tại một số thị trường (Đơn vị: triệu cổ phiếu).
Ông Tim Love, Giám đốc đầu tư chứng khoán các thị trường mới nổi, GAM Investment cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao cơ hội đầu tư vào cổ phiếu tại Việt Nam, nhưng thanh khoản thấp tạo nên “bi kịch” của thị trường.
Thanh khoản thấp của một số cổ phiếu vốn hóa lớn có một phần nguyên nhân là Nhà nước đang nắm sở hữu lớn (tại GAS là 95,7%, tại VCB là 74,8%, tại PLX là 83,8%…).
Cùng với đó, khối ngoại thiên về nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn. Trong khi đó, kỳ vọng quá trình cổ phần hóa sẽ giúp cải thiện thanh khoản cũng dần mờ nhạt. Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy quá trình này, nhưng kết quả chưa như kỳ vọng.
Lượng cổ phiếu tự do lưu hành của Top 7 doanh nghiệp thuộc VN-Index đều chưa tới 50%.
Tiến trình cổ phần hóa đang chậm lại và ngày càng gia tăng nỗi lo không đạt được mục tiêu thoái vốn khoảng 60.000 tỷ đồng (2,6 tỷ USD) tại các doanh nghiệp giai đoạn 2017 – 2020.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, trong 11 tháng qua, giá trị cổ phần bán ra từ cổ phần hóa doanh nghiệp đạt 147 triệu USD, chỉ bằng 32% cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân là vì đa phần các doanh nghiệp nhà nước lớn chưa thể thực hiện kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn đúng lịch trình.
“Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn khi Nhà nước dần dần giảm sở hữu”, ông Felix Lam, Giám đốc cấp cao thị trường cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương, BNP Paribas Asset Management nói và cho biết, Quỹ chưa nắm giữ cổ phiếu Việt Nam vì khối lượng hiện tại quá hạn chế so với định hướng đầu tư.
Theo Felix Lam, các nhà đầu tư muốn tiếp tục đặt cược vào thị trường chứng khoán Việt Nam cần duy trì cái nhìn lạc quan với nỗ lực thúc đẩy thanh khoản của nhà quản lý, cũng như các biện pháp có liên quan khác.
Tuy nhiên, đây là câu chuyện không phải nhà đầu tư nào cũng có thể hưởng ứng và là lý do khiến chứng khoán Việt Nam đang trở thành thị trường bị bán tháo quá đà nhất trên thế giới.
TTCK Việt Nam bị bán quá đà nhất trên thế giới.
Số liệu tổng hợp bởi Bloomberg cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đã rót hơn 230 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ đầu năm tới nay.
Mặc dù con số này tích cực hơn so với một số thị trường trong khu vực đang bị rút ròng như Malaysia hay Thái Lan, nhưng vẫn là kết quả đáng buồn đối với Việt Nam, khi dòng vốn chảy vào nhỏ hơn nhiều so với 2 năm qua.
Không phải nhà đầu tư nào cũng có cái nhìn bi quan. Bộ phận đầu tư thị trường mới nổi tại GAM Investments đánh giá cao cơ hội tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Tim Love chia sẻ, Quỹ theo dõi sát sao các cổ phiếu có thanh khoản khá, nắm giữ trong dài hạn, nhất là với các doanh nghiệp có dòng tiền mặt tích cực.
“Vấn đề thanh khoản không đồng nghĩa với việc các cơ hội không có thật. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được định giá lại trong thời gian gần đây, tạo cơ hội tuyệt vời để mua vào. Theo quan điểm của chúng tôi, các cổ phiếu đang được định giá chính xác và chưa được quan tâm đúng mực”, ông Tim Love nói.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Loạt "ông trùm" mất hàng nghìn tỷ đồng vào hôm qua
Cổ phiếu MSN của Masan Group giảm sàn chính là yếu tố bất ngờ trong phiên hôm qua khiến chỉ số VN-Index đảo chiều mất gần 6 điểm. Trong khi vốn hoá một loạt doanh nghiệp lớn "bốc hơi" hàng nghìn tỷ đồng thì giá trị tài sản của hai tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Những nỗ lực hồi phục bất thành đã đẩy các chỉ số quay đầu trong phiên chiều ngày 3/12. VN-Index kết phiên ghi nhận giảm 5,88 điểm tương ứng 0,61% còn 953,43 điểm; HNX-Index thu hẹp đáng kể biên độ tăng xuống 0,17 điểm tương ứng 0,17% còn 101,07 điểm. Trên UPCoM, chỉ số tăng nhẹ 0,01 điểm tương ứng 0,02% lên 55,53 điểm.
Sắc đỏ bao trùm thị trường với số lượng mã giảm giá áp đảo. Theo thống kê, có tổng cộng 366 mã giảm, 39 mã giảm sàn trên tất cả các sàn giao dịch, trong khi số lượng mã tăng là 256 và có 39 mã tăng trần.
Điểm đáng chú ý trong phiên này là thanh khoản tăng mạnh trên HSX. Khối lượng giao dịch tại sàn này lên tới 264,93 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị giao dịch ở mức 7.859,02 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 18,55 triệu cổ phiếu tương ứng 208,54 tỷ đồng và trên UPCoM là 6,74 triệu cổ phiếu tương ứng 130,58 tỷ đồng.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (trái) và tỷ phú Hồ Hùng Anh (phải)
Cổ phiếu MSN của Masan Group hôm qua bất ngờ bị bán mạnh cuối phiên, giảm sàn tới 4.800 đồng mỗi cổ phiếu xuống 64.200 đồng. Cuối phiên mã này trắng bên mua trong khi vẫn còn dư bán giá sàn.
Một yếu tố khiến giá cổ phiếu MSN sụt mạnh do áp lực bán từ khối nhà đầu tư ngoại. Trong khi mua vào 158,51 nghìn cổ phiếu MSN thì khối này bán ra tới 1,38 triệu đơn vị và ghi nhận bán ròng 1,22 triệu cổ phiếu MSN.
Dữ liệu thống kê cuối phiên cho thấy, phiên giảm sàn đã khiến vốn hoá thị trường của Masan Group bị "bốc hơi" 5.611 tỷ đồng xuống còn hơn 75.046 tỷ đồng.
Hiện tại, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu (cả trực tiếp và gián tiếp) gần 252,2 triệu cổ phiếu MSN, theo đó, tài sản của "ông chủ" Masan Group bị sụt giảm khoảng 1.210 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản cổ phiếu của ông Quang hiện khoảng 16.405 tỷ đồng.
Tuy không trực tiếp nắm giữ cổ phiếu MSN song với việc gián tiếp sở hữu cổ phần Masan Group thông qua cổ phần tại Công ty cổ phần Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương, tỷ phú Hồ Hùng Anh cũng đang có trên 247 triệu cổ phiếu MSN. Giá trị tài sản cổ phiếu của vị tỷ phú này hôm qua cũng sụt khoảng 1.187 tỷ đồng xuống còn khoảng 16.763 tỷ đồng.
Ngoài ra, hôm qua, VNM cũng giảm 1.900 đồng, VCB giảm 1.500 đồng, GAS và PLX cùng giảm 800 đồng, VJC giảm 700 đồng, BHN giảm 500 đồng, VHM sụt giá nhẹ.
Phiên này, vốn hoá thị trường của Vinamilk tiếp tục giảm thêm 3.309 tỷ đồng xuống con số 202.696 tỷ đồng; vốn hoá thị trường của Vietcombank tương tự cũng giảm 5.563 tỷ đồng xuống 304.128 tỷ đồng.
Với diễn biến nói trên, MSN là mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến diễn biến VN-Index hôm qua. Chỉ riêng mã này đã lấy đi của chỉ số chính tới 1,65 điểm. Cùng với đó, VCB cũng tác động khiến VN-Index giảm 1,63 điểm; VNM tác động 0,97 điểm và VPB tác động 0,58 điểm...
Chiều ngược lại, HPG, BID, HVN, MWG tăng giá, tuy nhiên ảnh hưởng của những mã này không đủ để chống đỡ trong bối cảnh thị trường chung đi xuống và nhóm cổ phiếu "đầu tàu" giảm sâu.
Theo dự báo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index sẽ tiếp tục kiểm định vùng hỗ trợ 946-951 điểm trong phiên 4/12. Tại đây, nhóm phân tích kỳ vọng thị trường sẽ xuất hiện phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại một cách rõ nét hơn trong một vài phiên kế tiếp.
Mặc dù vậy, xung lực giảm điểm của chỉ số vẫn còn đang khá lớn nên kể các trong kịch bản hồi phục tại vùng điểm trên thì thị trường sẽ cần thêm thời gian dao động tích lũy và có thể có thêm một vài lần kiểm định lại vùng 946-951 điểm, trước khi xuất hiện tín hiệu hồi phục đáng tin cậy hơn trong ngắn hạn.
Còn báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì cho rằng, sau thời gian giảm mạnh vừa qua trên thị trường chứng khoán và đà giảm đã có phần chững lại trong ngày hôm qua. Như vậy nhịp giảm này để xuất hiện phục hồi ngắn hạn, do vậy các nhà đầu tư cần bình tâm và có kế hoạch cơ cấu danh mục của mình hợp lý hơn.
Theo VNE
VCSC: Đầu tư sân bay Long Thành giúp đảm bảo tăng trưởng dài hạn của ACV nhưng sẽ tác động đến dòng tiền trong tương lai VCSC cho rằng ACV sẽ là công ty được hưởng lợi chính trong sự bùng nổ du lịch và hàng không của Việt Nam. Tuy nhiên, kế hoạch vốn đầu tư XDCB lớn của ACV khi sắp tới đây Tổng công ty được chọn làm chủ đầu tư sân bay Long Thành (LTA) sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền tự do dài hạn...