Gia Cát Lượng kinh điển: Tai tiếng ép vợ đầu tự vẫn, về già phát tướng lấy vợ hai kém 12 tuổi
Nam diễn viên Đường Quốc Cường tuy có sự nghiệp diễn xuất rạng rỡ nhưng cả đời vẫn mang danh là bức vợ đến chết.
Gia Cát Lượng là một trong những kỳ nhân hiếm có trong lịch sử Trung Hoa và cũng là nhân vật quen thuộc với khán giả Việt Nam qua nhiều phiên bản chuyển thể từ điện ảnh đến truyền hình.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng có 28 năm phò tá Lưu Bị, trong đó có 11 năm trở thành một trong những người quyền lực nhất nhà Thục Hán.
Gia Cát Lượng hay còn gọi là Khổng Minh là nhà quân sư tài ba trên mọi phương diện, từ quân sự, chính trị hay kinh tế. Bất cứ diễn viên nào muốn vào vai Gia Cát Lượng cũng đều phải lột tả được thần thái uyên bác kỳ tài của ông, và có rất ít người làm được điều này.
Trong điện ảnh Hoa ngữ, có ba diễn viên nổi bật thể hiện được vai Gia Cát Lượng là Đường Quốc Cường, Trần Hào và Vương Lạc Dũng. Nhưng trong đó Khổng Minh của Đường Quốc Cường trong phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa bản 1994 được coi là kinh điển nhất.
Thần thái phi phàm của Đường Quốc Cường ấn tượng đến nỗi sau này khi vẽ lại hình tượng nhân vật Gia Cát Lượng, nhiều tác giả đều dựa trên gương mặt của chính nam diễn viên này.
Nam diễn viên chuyên trị vai nhà lãnh đạo
Đường Quốc Cường sinh ngày 4/5/1952 tại Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp trung học, Đường Quốc Cường gia nhập đoàn kịch nói Thanh Đảo và là nam diễn viên cốt cán của đoàn.
Sau đó, Đường Quốc Cường rẽ lối sang gia nhập hãng phim Quân đội, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp nam diễn viên này.
Các khán giả Việt Nam có lẽ quen thuộc nhất với Đường Quốc Cường qua vai diễn Gia Cát Lượng.
Năm 1990, Đường Quốc Cường gia nhập đoàn làm phim Tam Quốc Diễn Nghĩa với vai Gia Cát Lượng. Ông đã bỏ ra ba năm ròng rã theo đoàn phim, dồn toàn tâm toàn ý để tạo nên một vai diễn kinh điển.
Đường Quốc Cường thể hiện hoàn hảo hình tượng Gia Cát Lượng được miêu tả trong nguyên tác: một thần thái vừa uy nghiêm, vừa khoan thai lại vừa thần bí. Hình tượng này của ông vẫn chưa có nam diễn viên trẻ nào vượt qua được.
Vai diễn này đã mang về cho Đường Quốc Cường hai giải Kim Ưng và Kim Thiên, bổ sung vào bộ sưu tập giải thưởng vốn đã dày dặn của ông. Đường Quốc Cường còn được liệt vào danh sách một trong 10 diễn viên xuất sắc nhất Trung Quốc.
Thực tế, vai diễn để đời của Đường Quốc Cường không chỉ có Gia Cát Lượng. Ông còn nổi tiếng với màn nhập vai chủ tịch Mao Trạch Đông và Hoàng đế Ung Chính. Đường Quốc Cường được người hâm mộ nói vui là rất có duyên với vai những nhà lãnh đạo kỳ tài.
Năm 1993, ngay sau khi bộ phim Tam Quốc đóng máy, Đường Quốc Cường được nhận vai Mao Trạch Đông trong bộ phim Trường chinh. Quốc Cường cho biết được vào vai Mao chủ tịch là niềm mơ ước bao năm của ông và đồng thời cũng là thử thách lớn nhất trong sự nghiệp.
Bộ phim Trường chinh đạt được thành công ngoài mong đợi, được cả giới phê bình và công chúng đánh giá cao. Đường Quốc Cường nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại giải Hoa Biểu và trở thành Ảnh đế Trung Hoa năm 1996.
Sau này ông còn nhiều lần vào vai Mao Trạch Đông, trong đó có tác phẩm do chính ông đạo diễn năm 2001.
Tiếp đó, Đường Quốc Cường thể hiện nhiều vai hoàng đế như hoàng đế Ung Chính trong Vương triều Ung Chính và Lý Vệ đương quan; Đường Thái Tông Lý Thế Dân trong Đại Đường Tình Sử và Chu Nguyên Chương trong Đại Cước Mã Hoàng Hậu…
Đường Quốc Cường trong vai Ung Chính.
Đường Quốc Cường trong vai Đường Huyền Tông.
Cùng với Trương Thiết Lâm, Trương Quốc Lập, Trần Bảo Quốc, Lưu Đức Khải, Đường Quốc Cường được bình chọn là một trong năm đại hoàng đế trên màn ảnh Trung Quốc. Nam diễn viên như được sinh ra để thể hiện các vai diễn vĩ nhân.
Tai tiếng bức chết vợ đầu và cuộc hôn nhân thứ hai với mỹ nữ kém 12 tuổi
Cả cuộc đời làm diễn viên xuất sắc của Đường Quốc Cường cũng không đủ để xóa nhòa những điều tiếng ông vướng phải năm 1990.
Đường Quốc Cường kết hôn với người vợ đầu Tôn Đào năm 1977, khi ông vẫn còn là một diễn viên trẻ chưa có nhiều tên tuổi. Tôn Đào lại là tiểu thư “lá ngọc cành vàng” có bố là cán bộ quân đội, phó chủ nhiệm Quân ủy, còn bà thì làm việc tại bệnh viện Quân y.
Video đang HOT
Cuộc hôn nhân với Tôn Đào đã trợ giúp Quốc Cường rất nhiều trong sự nghiệp. Chính nhờ có thế lực nhà vợ ông mới mau chóng được làm diễn viên chính thức của hãng phim Quân đội.
Hai người say mê nhau và kết hôn chỉ sau vài tháng quen biết, 5 năm sau thì sinh con gái đầu lòng.
Thế nhưng khi con gái được 6 tuổi, cuộc sống vợ chồng ông lục đục và Đường Quốc Cường nộp đơn xin ly dị.
Không ai rõ mâu thuẫn giữa họ nghiêm trọng ra sao nhưng đúng giao thừa năm 1990, Tôn Đào treo cổ tự tử ở phòng tắm nhà mẹ đẻ khi mới 35 tuổi. Dư luận thời đó bị sốc và mọi mũi dùi đều chĩa vầ phía Đường Quốc Cường.
Mẹ Tôn Đào công khai lên tiếng rằng nam diễn viên có tình nhân bên ngoài nên đòi ly dị với vợ. Tôn Đào vì quá đau khổ nên quyết định tìm đến cái chết.
Một người bạn của cặp vợ chồng còn khẳng định người thứ ba đẩy Tôn Đào đến bước đường cùng chính là Tráng Lệ- một nữ diễn viên trẻ đẹp kém Đường Quốc Cường 12 tuổi và cũng chính là vợ hai sau này của ông.
Người bạn này tiết lộ Đường Quốc Cường quen người mới khi cùng đóng phim. Tôn Đào thậm chí còn thân thiết với Tráng Lệ như hai chị em, thường xuyên qua lại trò chuyện.
Nhưng một lần Tôn Đào tình cờ bắt gặp chồng và bạn đang quan hệ mờ ám tại chính nhà mình. Đường Quốc Cường tuy cầu xin vợ tha thứ nhưng vẫn không bỏ hẳn thói trăng hoa khiến cô rơi vào trầm cảm dẫn đến tự vẫn.
Trong khoảng thời gian vợ bị bệnh nặng, Đường Quốc Cường không hề chăm sóc, thậm chí dọn ra ngoài sống một mình, đề vợ về sống tại nhà bố mẹ đẻ.
Thậm chí có người nói rằng, đề được ly hôn và đường hoàng đến vợ tình trẻ, Đường Quốc Cường còn dọa dẫm vợ sẽ đóng băng tài khoản ngân hàng của Tôn Đào và nhốt bà vào bệnh viện tâm thần. Lúc này, Đường Quốc Cường đã là diễn viên hạng A và giàu quyền lực trong làng giải trí.
Tôn Đào cuối cùng không chịu được áp lực nên thắt cổ tự vấn và để lại hai bức di thư. Về sau, gia đình họ Tôn đã công khai nội dung đều là những chứng cớ vạch tội Đường Quốc Cường.
Phải chịu nhiều công kích nhưng Đường Quốc Cường một mực phủ nhận và cho rằng vợ ông mắc bệnh tâm thần từ lâu nên mới tự vẫn.
Ông cho biết: “Thời điểm hai vợ chồng ly hôn, tôi vẫn đang là quân nhân nên nếu có người thứ ba xen vào thì Tôn Đào hoàn toàn có thể kiện tôi. Việc ly hôn của chúng tôi đã được tổ chức điều tra kĩ càng và tôi không làm điều gì sai trái.
Việc Tôn Đào bị bệnh thần kinh không phải do tôi bịa đặt mà có kết quả kiểm tra của bệnh viện tâm thần Thanh Đảo hẳn hỏi. Chính bệnh tình của cô ấy là nguyên nhân trực tiếp khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ”.
Chỉ ba năm sau khi vợ đầu tự vẫn, Đường Quốc Cường chính thức kết hôn với vợ hai Tráng Lệ. Nữ diễn viên xinh đẹp mang trong mình dóng máu lai dân tộc Tạng và Anh quốc, cô cũng chính là quản lý cho chồng mình. Sau kết hôn, hai người có với nhau thêm hai cậu con trai.
Đường Quốc Cường và vợ hai khi đóng chung phim.
Cuộc hôn nhân lần thứ hai của Đường Quốc Cường rất hạnh phúc và không hề có điều tiếng. Mỗi lần xuất hiện cùng vợ trẻ trước công chúng, Đường Quốc Cường khiến người ta phải ngưỡng mộ vì tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng như thuở ban đầu.
Ở tuổi 66, Đường Quốc Cường vẫn hay cùng vợ trẻ đi du lịch trong khi hai con trai đều đi du học và thành tài.
Nam diễn viên gạo cội của màn ảnh Hoa ngữ giờ phát tướng hơn rất nhiều so với thời đỉnh cao sự nghiệp. Tuy nhiên trông ông vẫn khá trẻ trung và không có vẻ cách biệt tuổi tác với vợ kém 12 tuổi.
Đường Quốc Cường phát tướng ở tuổi 66.
Ông xuất hiện tại sân bay sau chuyến du lịch cùng vợ. Dù đã lớn tuổi nhưng Đường Quốc Cường vẫn được nhiều người hâm mộ nhận ra và xin chụp ảnh.
Theo Thế giới trẻ
Dàn diễn viên phim 'Tam Quốc diễn nghĩa' 1994 bây giờ ra sao?
"Gia Cát Lượng" Đường Quốc Cường đạt nhiều thành công sau bi kịch gia đình, "Tào Tháo" Bào Quốc An giải nghệ do tuổi già sức yếu.
Tôn Nhạn Quân vai Lưu Bị
Bố mẹ qua đời sớm, Tôn Nhạn Quân trải qua tuổi thơ vất vả. Trước khi làm diễn viên, ông từng làm công nhân. Với chiều cao 1,81 m, ông lọt mắt xanh các đạo diễn của Tam Quốc diễn nghĩa để vào vai Lưu Bị. Sina đánh giá Lưu Bị qua thể hiện của Tôn Nhạn Quân rất phù hợp với miêu tả trong tiểu thuyết. Ông làm sống lại hình ảnh Huyền Đức "khóc ra giang sơn".
Tôn Nhạn Quân năm nay 65 tuổi, phim gần đây nhất của ông là Hương Sơn kỳ duyên (2011) - hợp tác cùng Lục Thụ Minh, Lý Tĩnh Phi (hai diễn viên đóng Quan Vũ, Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa).
Ngoài làm diễn viên, Tôn Nhạn Quân từng làm hiệu trưởng Học viện Biểu diễn nghệ thuật ATV Quảng Đông. Ông từng nói trên tờ Donghuang: "Đời tôi hoàn thành được hai việc, thứ nhất là xây dựng hình tượng Lưu Bị trongTam Quốc diễn nghĩa, thứ hai là sáng lập ra Học viện biểu diễn nghệ thuật".
Bào Quốc An vai Tào Tháo
Diễn xuất của Bào Quốc An trong Tam Quốc mang về cho ông danh hiệu Nam diễn viên chính xuất sắc tại giải Phi Thiên và Kim Ưng. Những năm qua ông đều đặn góp mặt trong các sản phẩm điện ảnh, truyền hình nhưTriệu Thị cô nhi, Huynh đệ Sơn Đông, Phong hòa nhật lệ... Năm 2016, ở tuổi 70, nam diễn viên giải nghệ với lý do tuổi già, sức yếu và trí nhớ giảm sút.
Bào Quốc An có hai con trai. Vợ ông về hưu đã lâu, nhiều năm qua giữ vai trò trợ lý cho chồng. Bà giúp ông chọn kịch bản, chăm sóc ông trên trường quay.
Ngô Hiểu Đông vai Tôn Quyền
Ngô Hiểu Đông và vợ con.
Ngoài vai trò diễn viên, Ngô Hiểu Đông còn là đạo diễn. Những năm gần đây ông đóng nhiều phim như Trước lúc bình minh, Trùng Khánh phong vân, Lý Bạch... Ngô Hiểu Đông kết hôn năm 1996, có một con gái.
Đường Quốc Cường vai Gia Cát Lượng
Sau thành công của vai Khổng Minh, Đường Quốc Cường đóng chính trong Vương triều Ung Chính, Trường chinh... Những năm gần đây, ông đóng Mao Trạch Đông trong nhiều phim truyền hình.
Trước khi gặt hái những thành công trong nghiệp diễn, Đường Quốc Cường lao đao vì chuyện gia đình. Vợ đầu của ông - Tôn Đào - tự tử, khiến nam diễn viên bị chỉ trích là người đẩy vợ tới cái chết.
Vợ thứ hai của Đường Quốc Cường gắn bó với ông hơn 20 năm qua, hai người có một con trai.
Lục Thụ Minh vai Quan Vũ
Tài tử cao 1,86 m có vai diễn để đời trong Tam Quốc diễn nghĩa. Ông được khen bởi ngoại hình vạm vỡ, đôi mắt toát lên sự oai phong lẫm liệt. Trả lời phỏng vấn tờ Taihai gần đây, Lục Thụ Minh nói hơn 20 năm qua, ông luôn biết ơn vì được đóng Quan Vũ. Ông tạo dựng nhân vật này và chính nhật vật này tạo dựng nên ông.
Ngoài vai Quan Vân Trường, Lục Thụ Minh lưu dấu ấn với Ngưu Ma Vương trong Đại thoại tây du (phim Châu Tinh Trì), Hán Vũ đại đế...
Những năm gần đây, Lục Thụ Minh ít đóng phim, chủ yếu làm giám khảo show truyền hình, đại sứ game.
Lý Tĩnh Phi vai Trương Phi
Lý Tĩnh Phi không đóng nhiều phim trong sự nghiệp, Trương Phi là vai diễn lưu dấu ấn sâu đậm nhất của ông. Nam diễn viên năm nay 60 tuổi, là nghệ sĩ của Nhà hát kịch tỉnh Hà Bắc.
Trương Sơn đóng Triệu Tử Long thời trẻ
Trương Sơn hiện làm ở Xưởng phim Bắc Kinh. Sau vai Triệu Tử Long, anh đóng nhiều phim song không gây được tiếng vang. Vai diễn mới nhất của Trương Sơn là Hoàng Trung trong Võ thần Triệu Tử Long.
Ngụy Tông Vạn đóng Tư Mã Ý
Sau Tam Quốc diễn nghĩa, nghệ sĩ sinh năm 1938 tham gia nhiều phim nổi tiếng như Thủy Hử, Thiên Long Bát Bộ, Thất tình 33 ngày, Cách mạng Tân Hợi... Những năm gần đây ông đóng vai nhỏ trong một số phim truyền hình.
An Á Bình đóng Mã Siêu
An Á Bình là gương mặt quen thuộc trong các phim Trung Quốc đề tài chiến tranh. Các phim gần đây của anh có: Dũng sĩ chi thành, Tinh Trung Nhạc Phi, Binh lâm thôn hạ...
Hồng Vũ Trụ đóng Chu Du
Ngoài Chu Du, nam diễn viên đóng Viên Thiệu thời trẻ trong tác phẩm. Bên cạnh vai trò diễn viên, Hồng Vũ Trụ còn là đạo diễn. Những năm gần đây anh ít đóng phim, chủ yếu chỉ đạo các chương trình nghệ thuật.
Trương Quang Bắc đóng Lã Bố
Trương Quang Bắc vẫn hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực giải trí. Gần đây anh đóng Tam thể, Đặc cảnh lực lượng, Chính cốt... Ngoài đóng phim, Trương Quang Bắc đảm nhiệm vai trò nhà sản xuất, phó tổng giám đốc một công ty sản xuất phim.
Lý Pha đóng Đổng Trác
Ngoài Tam Quốc, nghệ sĩ sinh năm 1928 được biết đến qua Gia hữu cửu phụng, Khang Hy vi hành ký. Ông là người lồng tiếng cho va Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa trong Tây du ký. Lý Pha mất năm 2013.
Trần Hồng đóng Điêu Thuyền
Trần Hồng thời trẻ.
Vợ chồng Trần Hồng, Trần Khải Ca.
Thời xuân sắc, Trần Hồng được mệnh danh là "Diễn viên đẹp nhất Trung Quốc". Cô có gương mặt thanh tú, khí chất trang nhã, cổ điển. Hình tượng Điêu Thuyền của cô lưu ấn tượng sâu đậm với khán giả.
Trần Hồng kết hôn với Trần Khải Ca - đạo diễn Bá vương biệt Cơ - năm 1996, sau đó sinh hai con trai. Sau khi kết hôn, Trần Hồng đóng nhiều phim của chồng như Tìm kiếm, Mai Lan Phương, Vô cực, Lã Bố và Điêu Thuyền... Hiện nay cô còn làm nhà sản xuất phim.
Hà Tình đóng Tiểu Kiều
Hà Tình (sinh năm 1964) vào vai Tiểu Kiều (vợ Chu Du). Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, cô từng đóng các phim kinh điển Tây du ký, Thủy Hử.
Những năm gần đây Hà Tình tham gia Nữ y - Minh Phi truyện, Bỏ thuốc không bỏ rượu, Tiểu dương lầu... Cô kết hôn năm 1995 và ly hôn năm 2001, khi đã có một con trai. Hiện Hà Tình sống độc thân.
Triệu Việt vai Tôn Thượng Hương
Triệu Việt đã sang tuổi 52. Những năm gần đây cô đóng Sinh tử tương y,Tỏa mộng lầu, Thiên địa tình duyên... Cô kết hôn năm 1997 cùng diễn viên sân khấu Đồng Phàm.
Tổng đạo diễn Vương Phù Lâm
Vương Phù Lâm sinh năm 1931, là đạo diễn kiệt xuất Trung Quốc. Ông bắt tay thực hiện Tam Quốc diễn nghĩa ngay khi vừa kết thúc phim Hồng lâu mộng - tác phẩm kinh điển màn ảnh Hoa ngữ.
Những năm gần đây, Vương Phù Lâm thường làm cố vấn cho các chương trình nghệ thuật.
Theo VNE
"Gia Cát Lượng" tuổi 40 sở hữu vòm ngực nở nang như lực sĩ "Gia Cát Lượng" Lục Nghị sở hữu những múi bụng quá đỗi nam tính. Lục Nghị được coi là vai diễn Gia Cát Lượng điển trai nhất màn ảnh Luc Nghi (sinh năm 1976) chắc hẳn là gương mặt diễn viên không hề xa lạ gì với khán giả Việt. Nhờ hình thể đẹp mắt (cao 1m82), anh liên tục được chọn đóng...