Gia cảnh nghèo khó ít biết của các MC nổi tiếng
MC Minh Vũ có tuổi thơ gắn liền với những đôi tất vá. Còn MC Thảo Vân lại ám ảnh những chiều 30 Tết chủ nợ đến nhà.
MC, BTV Minh Vũ: Minh Vũ là con trai của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vợ đầu Tố Uyên. Sau khi bố mẹ chia tay, anh về ở với bố Lưu Quang Vũ và vợ hai của ông – nhà thơ Xuân Quỳnh – từ năm học cấp hai cho đến khi họ mất. Bức ảnh Lưu Quang Vũ (ngoài cùng bên phải) chụp với bố, mẹ Xuân Quỳnh và em Lưu Quỳnh Thơ. Ảnh: Tư liệu.
Khi đó, Xuân Quỳnh với anh không phải là một nhà thơ nổi tiếng như người ta vẫn hình dung. Bà cũng như bao người phụ nữ khác, phải làm thêm đủ nghề để lo cái ăn, mặc cho gia đình, khi sống với ông chồng chỉ biết sáng tác và ba đứa con thơ. Ảnh: VTV.
Hồi nhỏ, Minh Vũ luôn giữ đồ đạc rất cẩn thận để dùng lâu dài. Nam MC bồi hồi khi kể lại chuyện “má Quỳnh” đi kiếm vụn vải trắng về vá tất. Thời đó khó khăn đến mức vụn vải trắng cũng khó, nếu có vải cùng màu, bà vá cho các con đi, còn khác màu để mình dùng. Tới giờ, khi đã là một BTV truyền hình được yêu mến của VTV, Lưu Minh Vũ vẫn không quên những ký ức về tuổi thơ khốn khó. Ảnh: FBNV
MC Thảo Vân: Sinh ra trong gia đình có 8 anh chị em ở vùng núi Lạng Sơn, Thảo Vân trải qua thời thơ ấu nhiều khó khăn. Tới giờ, MC được yêu mến vẫn không quên cảm giác thắt tim khi chủ nợ đến nhà vào mỗi chiều 30 Tết. Ảnh: FBNV
Với Thảo Vân, những cái Tết của tuổi thơ tuy nghèo nhưng vui. Niềm vui đơn giản như được ăn một bữa ngon hơn mọi ngày, được mặc bộ quần áo mới duy nhất trong năm. Ngày ấy, sự thiếu thốn khiến cho những thứ vật chất tưởng như đơn giản trở nên quý báu vô ngần. Ảnh: FBNV
Video đang HOT
Dù gia cảnh nghèo khó, có những ngày túng thiếu, cơm chẳng đủ ăn song bố mẹ Thảo Vân vẫn cố gắng nuôi dạy con cái nên người. Thảo Vân kể, mẹ vẫn lén cho tiền mua truyện để chị có cả một kho tàng mà tưởng như, một đứa trẻ miền núi không bao giờ có được. Ảnh: FBNV
MC Phan Anh: Trong tập 2 chương trình thực tế Bố ơi, mình đi đâu thế?, khi các con phải đến từng nhà để xin nguyên liệu về làm bữa tối, còn các ông bố thực hiện nhiệm vụ tắm cho heo, Phan Anh nghẹn ngào tâm sự, hoàn cảnh này từng xảy ra với anh thời thơ ấu. Thậm chí, ngày xưa còn khó khăn hơn nhiều. Ảnh: BOMDDT
“Gia đình tôi từng sống trong căn nhà lợp mái lá đơn sơ, tường trát bằng đất. Những đêm mưa bão, căn nhà rung lên từng hồi. Ký ức ấy đeo đẳng tôi đến tận bây giờ. Đó cũng là động lực để tôi vươn lên trong cuộc sống” – nam MC kể. Ảnh: BOMDDT
MC Quyền Linh: Từ khi sinh ra, Quyền Linh đã không biết mặt cha. Ba mẹ con anh lầm lũi sống nuôi nhau. Cuộc sống của gia đình luôn thiếu thốn đủ bề. Đến khi mẹ Quyền Linh đi bước nữa, cả nhà MC lại càng thêm khó khăn khi tám miệng ăn phải sống chen chúc trong căn chòi giữa ruộng. Cũng vì từng trải qua những tháng ngày khốn khó, cơ cực, Quyền Linh luôn sẻ chia với những hoàn cảnh cơ cực anh gặp sau này. Ảnh: Danviet
Khi thi đỗ vào trường Sân khấu Điện ảnh và rời quê lên Sài Gòn, Quyền Linh phải làm đủ nghề từ giữ xe, chạy bàn, bơm xe đạp cho đến lượm ve chai, lông vịt. Theo lời người dẫn chương trình Vượt lên chính mình, không có cái khổ nào trên đời anh chưa từng trải qua. Ảnh: Danviet
Nguyên Khang cũng là MC có gia cảnh khó khăn. Anh từng trải qua những ngày tháng tuổi thơ vất vả, nhiều lo toan khi cả gia đình phải ở nhà thuê ở một xóm lao động nghèo, thường xuyên phải ngửi mùi hôi thối bốc lên từ con kênh đầy rác thải gần đó. Những lúc thủy triều lên, nước tràn vào nhà, anh em Nguyên Khang phải múc từng thau nước đen ngòm đổ đi. Ảnh: Zing
Ngay từ nhỏ, Nguyên Khang đã biết phụ mẹ đi chợ, lau nhà, rửa chén. Năm anh lên cấp 3, mẹ đổ bệnh, bố lại rời xa, mọi thứ trong nhà phải bán dần đi, Nguyên Khang trở thành người đàn ông duy nhất trong gia đình, dù mới 16, 17 tuổi. Đã có khoảng thời gian, anh phải gác lại việc học tập và ước mơ để lo cho mẹ và các em. Hiện nay, khi đã thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn, Nguyên Khang thường xuyên đi thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Zing
Theo Zing
"Siêu nhân" không tay và hành trình vượt lên số phận
Bị khiếm khuyết bẩm sinh, không có tay nhưng cậu học trò Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, Định Quán, Đồng Nai) đã khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục.
Ngoài việc viết chữ, chải đầu... bằng chân, Hạnh còn có khả năng lái xe đạp bằng cằm và bơi lội, ngụp lặn chẳng khác nào rái cá.
Hạnh chỉnh bình hoa cảnh bằng chân.
"Đứa trẻ quái dị"
Về xã Gia Canh hỏi em Hồ Hữu Hạnh không tay thì người dân khắp làng trên xóm dưới ở xã này không ai không biết. Có người tận tình chỉ đường, cũng có người tình nguyện đưa khách tới tận nhà của Hạnh. Vừa dẫn đường, cô Nguyễn Thị Hồng vừa cho biết: "Hạnh là đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết cả hai tay nhưng có khả năng làm mọi việc như một người bình thường. Chỉ với đôi chân, Hạnh có thể tự tắm giặt, rửa chén, quét nhà... thậm chí cầm dao để chặt củi, cầm cuốc xới đất trồng rau..."
Có khách tới thăm, Hạnh dùng đôi chân trần trụi của mình lấy chiếc ấm trà trên bàn rồi rót nước ra mời. Hạnh tâm sự: "Đôi chân của em không chỉ dùng để đi mà còn dùng để cầm nắm mọi thứ thay cho đôi tay. Để làm được điều này, em phải tập luyện trong một thời gian dài và không ít lần bị tai nạn phải nhập viện cấp cứu".
Hạnh là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em và cũng là người duy nhất bị dị tật bẩm sinh. Ngược dòng thời gian, bà Đỗ Thị Hợp - mẹ của Hạnh kể lại: "Khi Hạnh chào đời, không có tay như bao đứa trẻ khác nên nhiều lần tôi khóc ngất. Không những thế, nhiều người còn đồn đại gia đình tôi bị ma ám, quỷ nhập nên sinh ra quái thai khiến cuộc sống gia đình tôi bị đảo lộn, rơi vào khó khăn hơn bao giờ hết. Trước những thị phi, lẩn tránh của người đời, hai vợ chồng tôi chỉ biết câm lặng, thương con trong tột cùng đau đớn, tủi phận".
Cũng theo bà Hợp, khi Hạnh lớn lên, em có nhiều khả năng khác biệt với bạn bè. Và đặc biệt, bởi Hạnh đã khỏi những tai nạn chết người một cách khó hiểu nên thường được người dân coi là... "đứa trẻ quái dị". Năm Hạnh lên 2 tuổi cũng là lúc em bắt đầu tập cầm nắm mọi vật bằng chân. Trong một lần khát nước, Hạnh tìm cách điều khiển chân để lấy phích nước trên bàn. Đang tập cầm nắm thì bất ngờ phích nước đổ vỡ, trút toàn bộ nước sôi vào người làm em bị bỏng nặng. "Tôi cứ tưởng lần đó Hạnh sẽ chết vì bỏng. Toàn bộ phần da ở mặt, ngực bị bong tróc gần hết, rớm máu trông rất sợ.
Vậy nhưng chỉ khoảng một tháng điều trị tại bệnh viện, các vết bỏng đã có dấu hiệu lành và tái tạo da non. Hai tháng sau thì khỏi hoàn toàn và điều đặc biệt phần vết thương trên cơ thể không để lại sẹo. Khi đến bệnh viện tái khám, các bác sỹ đều kinh ngạc trước sự phục hồi của Hạnh và cho rằng đó là điều kì diệu, hiếm thấy", bà Đỗ Thị Hợp tâm sự.
Khả năng khó tin
Từ những ngày còn bé, tuy không được lành lặn như bao bạn bè cùng trang lứa nhưng Hạnh luôn có khát vọng chơi các môn thể thao. Do vậy, sau những giờ học ở trường, Hạnh lại cùng các bạn cùng lớp chơi bóng đá, đá cầu...
Ngoài việc chơi bóng đá, Hạnh còn khiến bạn bè phải thán phục với khả năng lái xe đạp... bằng cằm. Hạnh cho biết tin tức: "Em không có tay nên việc dắt xe, tập lái xe là điều vô cùng khó khăn. Hồi đầu, em phải tập gần một tháng mới có thể làm xe đứng thẳng, không bị ngã. Khi đã khống chế được xe, em bắt đầu dùng cằm của mình ghì vào ghi đông xe (tay lái) để lái xe đi đúng hướng và học nhích người lên để đạp xe tiến về phía trước. Nhiều lần không điều khiển được xe, bị ngã xuống đường gây rách da chảy máu. Có lần em ngã đập đầu vào bờ đá, mê man bất tỉnh, phải vào bệnh viện cấp cứu". Hạnh cho biết thêm, hiện tại, em có thể lái xe đạp 2 bánh bằng cằm và đạp xe đi một cách dễ dàng như người bình thường.
Không dừng lại ở đó, Hạnh còn khiến mọi người phải ngả mũ thán phục với tài bơi lội của mình. Khi nói về khả năng và hành trình học bơi của con trai, ông Hồ Hữu Thân, bố của Hạnh nở nụ cười cho biết, Hạnh bắt đầu học bơi từ khi đang học lớp 2. Lúc đó Hạnh thấy ông ngoại ngụp lặn bắt cá ở ao sau nhà nên đã tìm cách xuống ao ngịch nước. Trong lúc ông ngoại không để ý, Hạnh nhảy xuống nước nhưng do ao quá sâu nên đã bị chìm.
"Lúc đó Hạnh bị sặc nước nên mọi người phải vớt lên bờ, hô hấp nhân tạo để Hạnh tỉnh trở lại. Tưởng sau lần đó Hạnh sẽ không dám nghịch nước vậy mà ngay ngày hôm sau, khi tôi đang làm rau trên vườn thì Hạnh lén lút xuống ao bì bõm học bơi". Ông Thân cho biết thêm, vì thấy Hạnh mê học bơi nên ông và vợ đã thay phiên nhau ra ao để tập bơi cho con. Sau một tuần tập luyện, Hạnh đã luyện được kỹ năng nổi trên nước và bắt đầu biết bơi như người bình thường.
Năm 2010, Hạnh đã đăng kí tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai. Với khả năng bơi nhanh, lặn giỏi Hạnh đã đạt thành tích cao và đoạt hai huy chương đồng môn bơi lội. Chia sẻ về sức bền trong khi bơi, Hạnh cho biết em có thể bơi hàng hàng trăm mét mà không hề mệt mỏi.
Điểm 10 cho nghị lực
Để chứng minh mình là con người, để mọi người hiểu mình không phải là... "quái thai", Hạnh đã dồn hết tâm lực vào học hành, tập cho bản thân làm tất cả mọi việc bằng chính đôi chân.
Khi Hạnh lên 2 tuổi cũng là lúc em bắt đầu dấn thân vào chinh phục cuộc sống. Bắt đầu là việc chập chững tập đi rồi đến việc tập cầm nắm các vật bằng chính đôi chân của mình. Ông Thân (bố của Hạnh) cho biết, đến năm 3 tuổi thì Hạnh có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi... Năm em lên 6 tuổi, thấy các bạn cùng trang lứa lũ lượt đến trường, Hạnh cũng thỏ thẻ, xin bố mẹ cho đi học. Để thỏa ước nguyện của con, bố mẹ của Hạnh đã đưa em tới trường xin nhập học nhưng bị giáo viên từ chối với lý do Hạnh không có khả năng học vì không có tay.
Không được bước vào lớp học như các bạn nhưng những ngày sau đó Hạnh vẫn theo bạn tới trường. Những lúc các bạn trong lớp ê a học bài thì Hạnh lại đứng nép ngoài cửa sổ để theo dõi. Cảm kích trước tinh thần học hỏi của Hạnh, giáo viên quyết định cho vào lớp học đọc bài cùng bạn bè. Không có tay, Hạnh bắt đầu tập cho đôi chân của mình cầm bút và cũng từ đó hành trình tới trường của Hạnh bắt đầu. Với tinh thần không ngừng vươn lên trong học tập kết hợp cùng trí óc minh mẫn, sáng tạo nên trong suốt quá trình học, Hạnh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Với nỗ lực không ngừng vươn lên trong cuộc sống, Hạnh đã tập cho đôi chân của mình làm tất cả mọi việc. Từ vệ sinh cá nhân đến việc nhà, em đều làm linh hoạt như người có tay. Bà Hợp cho biết, bây giờ Hạnh có thể giúp bố mẹ cuốc đất trồng rau, có thể cầm dao bằng chân để phát quang cây cối. Việc rửa chén, quét nhà, giặt quần áo... đối với Hạnh dễ như trở bàn tay. Cũng chính vì làm được những việc đó nên người dân địa phương không còn coi Hạnh là quái thai, không còn nghĩ Hạnh sẽ là gánh nặng của gia đình nữa.
Nói về cậu học trò khiếm khuyết, giàu nghị lực của mình, thầy giáo Nguyễn Ngọc Tứ, Hiệu trưởng trường THCS Lê Thánh Tông mỉm cười thổ lộ: "Hạnh là học sinh ngoan, sáng dạ, học giỏi và là học sinh có nghị lực phi thường. Mặc dù bị khiếm khuyết về bản thân nhưng Hạnh luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống".
Bích Thủy
Theo_Người Đưa Tin
Mẹ Mai Diễm Phương đòi tiền thuê nhà, thuốc thang Bà Đàm Mỹ Kim - mẹ cố diva Hong Kong gửi đơn lên Tòa án từ nửa năm nay nhưng kết luận chỉ được công bố cách đây vài ngày. Tòa án Tối cao Hong Kong ra phán quyết bác đơn đề nghị cấp tiền sinh hoạt phí và tiền mua thuốc chữa bệnh của mẹ diva Mai Diễm Phương - bà Đàm...