Gia cảnh khó khăn, thầy giáo 9X vẫn hết lòng với hoạt động tình nguyện
Gia cảnh khó khăn, thầy giáo 9X Nguyễn Minh Cường phải đi làm thêm ngoài giờ dạy học nhưng vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào tình nguyện hướng đến lợi ích cộng đồng trong dịch Covid-19.
Thầy Cường tích cực hưởng ứng các hoạt động tình nguyện trong dịch Covid-19. Ảnh THANH DUY
Sẵn sàng nhận phần khó về mình
Quê ở H.Tam Bình ( Vĩnh Long), gia đình thầy giáo Nguyễn Minh Cường có 4 người, cha làm thợ hồ nhưng là trụ cột chính. Vì muốn góp phần chia sẻ gánh nặng với cha mẹ, sau những giờ dạy học môn giáo dục công dân tại Trường THPT Hoàng Thái Hiếu (TX.Bình Minh, Vĩnh Long), thầy Cường (25 tuổi) đi làm thêm với nhiều công việc như: phục vụ tiệc, shipper, bảo vệ, bán sách thuê và dạy kèm.
Thầy Cường tham gia trực chốt kiểm dịch Covid-19. Ảnh THANH DUY
Thầy Cường hiện là tình nguyện viên không thường trực của Thành đoàn Cần Thơ. Tuy bận rộn với công việc chuyên môn và làm thêm để có thu nhập nhưng thầy giáo quê Vĩnh Long rất nhiệt tình tham gia các hoạt động tình nguyện trong dịch Covid-19.
Theo chia sẻ của thầy Cường, sau khi làm nhiệm vụ coi thi tốt nghiệp THPT năm 2021, anh tham gia trực chốt kiểm dịch Covid-19 tại siêu thị Go (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ). Tại chốt, thầy giáo 9X đăng ký ca trực cố định từ 0 – 6 giờ sáng. Ca trực này cần tình nguyện viên hỗ trợ vì phần lớn sinh viên chưa thể tham gia do ban ngày vướng bận việc học.
Video đang HOT
Thầy Cường hỗ trợ hậu cần cho đội truy vết, lấy mẫu xét nghiệm Covi-19 cộng đồng. Ảnh THANH DUY
“Có ngày, tôi tăng ca đến 12 giờ trưa bởi dòng xe đổ về chốt không ngớt. Những ngày như vậy thì vất vả, đuối sức. Tuy nhiên, lịch dạy của tôi tại trường đã thưa hơn vì vào kỳ nghỉ hè, việc làm thêm cũng ít hơn do các nơi đang giãn cách nên tôi rất sẵn lòng, không ngại khó khăn”, thầy Cường bộc bạch.
Truyền cảm hứng cho học sinh
Hoàn thành nhiệm vụ trực chốt Go, thầy Cường tiếp tục tham gia hỗ trợ hoạt động tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân tại Q.Ninh Kiều. Mới đây, thầy lại dấn thân vào chiến dịch 9 ngày đêm truy vết, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cộng đồng tại Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ. Công việc của thầy giáo trẻ là điều phối, hướng dẫn người dân ghi thông tin theo mẫu. Ngoài ra, mỗi ngày thầy còn chở các loại vật tư y tế khi những tổ xét nghiệm cần ở nhiều nơi khác nhau. Lúc các đội nghỉ trưa, công việc của thầy Cường là phân phối cơm, nước cho các bạn.
Ngoài giờ dạy học trực tuyến, thầy Cường tham gia gác chốt vùng xanh. Ảnh THANH DUY
“Trong chiến dịch, vất vả nhất vẫn là các tình nguyện viên ngành y. Họ làm việc liên tục cả ngày, có khi cả ban đêm. Vì vậy, phụ trách hậu cần, tôi không ngại nắng, mưa để hỗ trợ, bởi tôi muốn các bạn nhanh chóng hoàn thành sớm nhiệm vụ nhất có thể”, thầy Cường nói.
Hiện tại, thầy Cường đang tham gia trực chốt vùng xanh tại hẻm 1, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều. Những giờ không dạy học trực tuyến, thầy dành hết thời gian rảnh để thay cho các cô, chú gác cổng an toàn cho khu dân cư tự quản.
Thầy Cường (bìa phải) tham gia chiến dịch tiêm vắc xin toàn dân tại Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Ảnh DUY TÂN
Thầy Cường nói: “Đối với tôi, tham gia hoạt động tình nguyện đã trở thành đam mê. Đặc biệt, điều khiến tôi xúc động và cảm thấy ý nghĩa là niềm đam mê của mình cũng đã ít nhiều truyền cảm hứng cho các học trò. Nhiều em đã tự nguyện đồng hành cùng tôi trong nhiều hoạt động có ích hướng về cộng đồng”.
Được biết, trước dịch Covid-19, thầy giáo 9X thường xuyên góp công, góp tiền vào các chương trình tình nguyện trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long. Chẳng hạn, vận động hiến máu tình nguyện; kết nối với sinh viên thăm mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách; tặng quà cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa; tham gia các chiến dịch hè tình nguyện cải tạo cảnh quan vùng nông thôn…
Long An kêu gọi các tỉnh thành miền Tây đón hơn 500 người dân đang bị kẹt
Hơn 500 người dân các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ đang kẹt tại Long An trên đường về quê.
Nhiều công dân miền Trung, miền Bắc đi từ các tỉnh miền Tây hướng về TP.HCM gặp khó khăn do các địa phương chưa thống nhất việc sử dụng QL1. Ảnh B.B
Tối 26.9, ông Phạm Tấn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết đã ký công văn gửi UBND các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ yêu cầu quan tâm phối hợp với tỉnh Long An để đón những người dân đang bị kẹt tại Long An trên đường về quê.
Long An đang duy trì các chốt kiểm soát dịch trên QL1 ngay cửa ngõ vào tỉnh. Ảnh B.B
Theo ông Hòa, từ ngày 21.9, tỉnh Long An áp dụng Chỉ thị 15 và nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội để tạo điều kiện cho người dân được về quê nhà theo nguyện vọng.
Tổng hợp trong 6 ngày qua, Long An ghi nhận trên 500 người là dân của các tỉnh, thành nêu trên di chuyển bằng xe máy về quê nhưng chưa được sự cho phép của các tỉnh lân cận Long An. Hiện, còn rất nhiều người dân muốn về quê và UBND tỉnh Long An trước đó cũng đã có gửi công văn thông báo về việc này.
Những người lao động muốn trở về quê này đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và hiện được UBND tỉnh Long An giao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở LĐ-TB-XH, Sở GTVT cùng UBND H.Tân Thạnh và TP.Tân An chăm sóc sức khỏe, cho ăn uống và xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
Sau hơn 3 tháng không có việc làm và "ai ở đâu ở yên đó", nay tình hình dịch Covid-19 bớt căng thẳng người dân lại gặp khó trên đường về quê nhà. Ảnh B.B
"UBND tỉnh Long An mong muốn các tỉnh có công dân muốn trở về quê liên hệ với ngành chức năng tỉnh Long An để thống nhất việc di chuyển những người này về quê trong thời gian từ ngày 27 - 30.9. Vài hôm trước, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đón 104 công dân rồi", ông Phạm Tấn Hòa nói.
Theo ghi nhận của PV Báo Thanh Niên , không chỉ người dân qua địa phận Long An bị kẹt lại mà tại nhiều tỉnh miền Tây khác như Trà Vinh, Hậu Giang... cũng đang có tình trạng công dân bị kẹt ngay cửa ngõ vào tỉnh mình. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chưa thống nhất việc cho công dân di chuyển về quê trên các tuyến quốc lộ và tại một số tỉnh còn xuất hiện hiện tượng tỉnh không muốn người dân trở về quê lúc này do địa phương gặp khó khăn trong quá trình cách ly y tế cho người mới vào tỉnh theo quy định.
Nữ bác sĩ 72 tuổi tình nguyện đi chống dịch: 'Không thể đứng ngoài cuộc chiến' "Vào ngành y từ năm 1973, ở tuổi 72 không còn sức khỏe để đăng ký vào tuyến đầu chống dịch. Vì vậy tôi tình nguyện cùng đồng nghiệp giúp đỡ cộng đồng tại điểm tiêm chủng vắc xin Covid-19", bà Nhung nói. Nhiều tháng xa nhà hỗ trợ người dân tiêm chủng Sau ca làm việc buổi sáng, tranh thủ thời gian...