Gia cảnh khó khăn của cháu bé 12 tuổi bị ô tô đâm bắn lên mái nhà
Gia đình của cháu Uy (cháu bé 12 tuổi bị ô tô đâm bắn lên mái nhà ở Thái Nguyên) có hoàn cảnh khó khăn, cả nhà làm ruộng, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào mấy sào ruộng khô cằn và sức lao động làm thuê của anh Phúc (bố cháu bé cũng đã tử vong).
Chiều 30/11, chính quyền cùng người dân xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cùng chung tay góp sức chuẩn bị rạp tang, tổ chức hậu sự cho bố con anh Lý Việt Phúc (SN 1979) và Lý Hải Uy (SN 2008) sau khi bị chiếc xe ô tô đâm chết tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vào trưa ngày 29/11.
Nhận thi thể của chồng con, chị L ngất lên, ngất xuống, tiếng khóc nấc kéo dài, đứt đoạn càng khiến nỗi đau mất mát người thân từ vụ tai nạn giao thông của chị L. càng thêm xót xa.
Tài xế Bùi Văn Nam trình diện cơ quan điều tra sau một ngày rời khỏi hiện trường.
Chiều nay, người dân xã Cư Lễ tập trung về nhà chị L. đông hơn những ngày thường. Có đông đủ hàng xóm, họ hàng thân thiết và có cả những người chưa từng gặp, ở nơi xa đều tìm đến viếng thăm, thắp nén hương chia buồn, tiễn đưa cho hai số phận bố con anh Phúc ra đi vì vụ xe ô tô đâm chết 2 bố con.
Ông Nông Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Cư Lễ cho biết, sau khi nhận thi thể của hai bố con anh Phúc, chính quyền xã đã cùng bà con tổ chức dựng rạp tang, hỗ trợ phần lễ, cùng gia đình “cúng ma” để sáng sớm mai đưa ra đồng chôn cất.
Video đang HOT
Theo ông Thùy, gia đình anh Phúc có hoàn cảnh khó khăn. Vợ chồng bám vào ruộng lúa để sinh sống qua ngày, những khi hết mùa gặt, anh Phúc đi làm thợ xây, phu hồ để kiếm thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.
“Cháu Uy là con trai đầu, theo sau là con trai út mới được 5 tháng tuổi. Nhà nghèo nên cuộc sống của gia đình khá vất vả”, ông Thùy nói và cho biết, anh Phúc tính tình hiền lành, thật thà và chăm làm. Bố con anh gặp nạn khi đang trên đường về thăm nhà nội ở Thái Nguyên.
Chiều 30/11, ông Phạm Thế Anh, Trưởng Công an huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) cho biết, tài xế gây tai nạn làm chết 2 người vào trưa 29/11 đã ra trình diện, sau một ngày rời khỏi hiện trường vụ tai nạn. Hiện cơ quan điều tra đang lấy lời khai ban đầu của tài xế này.
Về thông tin tài xế Nam không có GPLX và có nồng độ cồn khi gây tai nạn, Trưởng Công an huyện Định Hóa cho biết vẫn đang làm rõ.
Chiều 30/11, trao đổi với PV Kiến Thức , ông Phạm Thế Anh, Trưởng Công an huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) cho biết, tài xế Bùi Văn Nam, người điều khiển ô tô đâm chết 2 bố con anh Phúc đã đến cơ quan điều tra trình diện và khai báo sau một ngày rời khỏi hiện trường.
Hiện cơ quan điều tra đã lấy mẫu máu để kiểm tra nồng độ cồn và ma túy nhưng vẫn chưa có kết quả.
Trước đó, vào 13h40, ngày 29/11, xe ô tô con mang BKS 20A-384.40 do Bùi Văn Nam (SN 1990, trú tại Quán Vuông 1, Trung Hội, Định Hóa, Thái Nguyên) điều khiển theo hướng Chợ Chu – Thái Nguyên . Khi đến QL 3C, đoạn qua tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa thì đâm va với xe máy mang BKS 97B1-704.36 do anh Lý Việt Phúc (SN 1979, trú tại Cư Lễ, Na Rì, Bắc Kạn) điều khiển, chở phía sau con trai là Lý Hải Uy (SN 2008) đi hướng ngược lại. Hậu quả, anh Phúc tử vong tại chỗ, cháu Uy bị hất văng lên mái nhà sau đó tử vong khi trên đường đến bệnh viện.
Vì sao ở đây ngày càng nhiều người nuôi loài chuột nứa đẻ sòn sòn?
Hiện nay, nhiều thanh niên ở xã Cư Lễ, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) mạnh dạn phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dúi tự nhiên. Đây được xem là nghề mới, hiệu quả kinh tế cao, có nhiều triển vọng làm giàu.
Dúi là động vật gặm nhấm, sống nhiều ở các khu rừng nhiều tre nứa. Trong tự nhiên, dúi thường ăn các loại củ quả, măng tre, rễ cây rừng, do vậy thịt rất thơm ngon và được xem là đặc sản, bán rất được giá.
Tuy nhiên, dúi rừng ngày càng ít dần do săn bắt. Trước nhu cầu của thị trường, dúi đang được nhiều thanh niên ở xã Cư Lễ đưa vào nuôi, bước đầu mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.
Với 150 ô nuôi, anh Nông Văn Thiết ở thôn Khau Pần, xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thường xuyên có hàng trăm con dúi trong chuồng.
Anh Nông Văn Nghĩa- Bí thư Đoàn xã Cư Lễ cho biết: Từ mô hình nuôi dúi đầu tiên thành công của đoàn viên Đặng Văn Hiệu ở thôn Khuổi Quân, đến nay đã có nhiều thanh niên học tập để phát triển nhân rộng. Đặng Văn Hiệu là hộ nuôi nhiều nhất ở xã Cư Lễ nói riêng, huyện Na Rì nói chung, với quy mô vài trăm con.
Nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế nhanh nên nhiều người đã tìm đến anh để học hỏi kinh nghiệm. Với kinh nghiệm của mình đã có, anh sẵn sàng chia sẻ cho những bạn trẻ ở địa phương cùng tham gia phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dúi.
Anh Nông Văn Thiết, đoàn viên chi đoàn thôn Khau Pần cho biết: Hiện anh đã có 150 ô nuôi, mỗi ô có từ 2-5 con. Anh tham gia nuôi từ năm 2017, ban đầu khi chưa có vốn, anh tự vào rừng tìm, đào được con nào anh để nuôi con đó, vừa nuôi lấy giống vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi dúi người đi trước.
Sau một thời gian nuôi thử, anh Thiết nhận thấy dúi là một con vật khá hiền lành, dễ nuôi, vốn ban đầu không quá tốn kém. Chỉ cần một gian nhà rộng chừng 50m2 là đã có thể xây dựng được khoảng 100 ô chuồng nuôi dúi với diện tích khoảng 0,5m2/một ô nuôi, mỗi ô cao khoảng 50 cm, láng xi măng hoặc ốp gạch, nền bê tông, lát gạch. Thức ăn chính của dúi đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía...
Còn anh Nông Văn Dũng, đoàn viên chi đoàn thôn Cạm Mjầu cũng là người mạnh dạn phát triển kinh tế. Năm 2017, anh tập trung trồng nấm, sau đó chuyển sang nuôi hàng trăm con thỏ. Đến năm 2018, thấy giá trị kinh tế từ nuôi dúi đặc sản anh đã tham gia nuôi. Hiện nay gia đình anh có hơn 100 ô nuôi dúi sinh sản và dúi thương phẩm, góp phần ổn định kinh tế.
Được biết, nuôi dúi vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Thịt dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm, lợi ích kinh tế cao. Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con. Một cặp dúi, từ khi đẻ ra hơn 1 tháng tách mẹ (cân nặng khoảng 0,3kg) đã bán được 300.000 đồng.
Sau đó, dúi nuôi tiếp khoảng 5 tháng nữa là đến thời kỳ cặp dúi giống này sinh sản. Nếu cặp giống cân nặng khoảng 1kg, có giá 1,5 triệu đồng/cặp. Dúi thịt có giá 400 nghìn đồng/kg. Như vậy, tính bình quân mỗi năm, một hộ nuôi khoảng 100 con dúi thịt, mỗi con nặng khoảng 2 kg, đã có thể cho thu nhập gần trăm triệu đồng.
Kinh nghiệm nuôi dúi, khi đến kỳ sinh sản chú ý nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh. Bệnh thường gặp của dúi khi nuôi trong môi trường nhân tạo là tiêu chảy, nên phải hằng ngày theo dõi phân dúi. Tuy nhiên, nuôi ở nông thôn, thức ăn chủ yếu toàn là thức ăn tự nhiên từ tre và các loại hạt, củ, quả, mía... nên rất hiếm khi dúi bị tiêu chảy.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nông Văn Thiết cho biết: Khi tham gia nuôi dúi, anh đã làm thủ tục đăng ký với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn. Khi bán ra thị trường có giấy tờ chứng thực nguồn gốc cho người mua, để họ trình báo với cơ quan chức năng trên đường vận chuyển.
Mong muốn của anh Thiết, anh Dũng cũng như những đoàn viên thanh niên ở Cư Lễ là được cấp trên quan tâm, tạo điều kiện tham gia học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài tỉnh về nuôi dúi nói riêng và mô hình phát triển kinh tế hiệu quả nói chung để áp dụng vào thực tế, đi đầu trong xóa đói giảm nghèo./.
Vụ ôtô tông 2 bố con tử vong, người con bay lên nóc nhà: Tài xế chưa có bằng lái ra trình diện Nam tài xế mượn ôtô đi dự tiệc rồi lái xe tông 2 bố con tử vong vào đầu giờ chiều ngày 29-11, trong đó người bố tử vong tại chỗ, người con bay lên nóc nhà và tử vong sau đó, đã ra trình diện công an sáng 30-11. Ngày 30-11, liên quan đến vụ tài xế ôtô chưa có giấy phép...