Giả cán bộ Bộ Công an nửa đêm đến nhà dân đọc lệnh bắt người
Công an quận 11 đang tạm giữ Trần Hữu Sơn (SN 1979, ngụ quận Tân Bình, tạm trú quận 7) và Trần Hồng Thái (SN 1983 tuổi, quê Hưng Yên) để điều tra, xử lý về hành vi “ cưỡng đoạt tài sản”.
Theo thông tin ban đầu, tối 28/8 hai người trên mặc quân phục CAND đi ô tô biển xanh BKS 80B – 2547 đến nhà bà T ở đường Nhật Tảo, phường 7, quận 11.
Trong đó, Sơn mang quân hàm Thiếu tá, còn Thái mang quân hàm Thiếu uý và đều đem theo súng ngắn.
Hai đối tượng giả danh cán bộ Bộ Công an bị tạm giữ tại trụ sở Công an phường 7
Khi vào nhà bà T, hai người xưng là cán bộ của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an rồi đọc lệnh bắt bà T và khám xét nhà của bà này.
Giấy tờ thu giữ của hai đối tượng
Sự việc diễn ra khiến nhiều người dân xung quanh chú ý. Một số người nghi ngờ về cách làm việc của hai cán bộ công an nên gọi điện trình báo cho Công an phường.
Lực lượng chức năng đã có mặt, yêu cầu 2 đối tượng xuất trình giấy tờ tùy thân. Hai đối tượng xuất trình một thẻ ngành và lệnh khám xét, nhưng tất cả đều là giả nên được mời về trụ sở công an để làm việc.
Video đang HOT
Tại cơ quan Công an, Sơn và Thái cúi đầu thừa nhận là cán bộ công an “dỏm”. Chúng khai, quân phục CAND, súng ngắn và kể cả BKS xanh của ô tô đều tìm mua trên mạng. Chiếc xe 2 đối tượng đi cũng là xe thuê.
Cả hai khai, mục đích giả cán bộ của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đến nhà bà T diễn cảnh đọc lệnh bắt, khám xét nhà để doạ, yêu cầu gia đình bà T đưa cho chúng từ 100 – 200 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng chưa thực hiện được kế hoạch thì đã bị lộ tẩy.
Công an quận 11 tình nghi, hai đối tượng còn giả danh cán bộ CAND để thực hiện một số hành vi phạm pháp khác. Do đó, Công an đang mở rộng điều tra.
'Lỗ hổng' khiến hàng loạt đất vàng Sài Gòn bị thâu tóm
Theo Bô Công an, nguyên nhân nhiều khu đất "vang" công sản bị tư nhân thâu tóm la bộ nganh đa chi phối quyền lực gần như tuyệt đối, buông lỏng quản ly.
Quá trình điều tra sai phạm của lãnh đạo các bộ ngành và chính quyền TP HCM trong những năm gần đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) xác định có ít nhất 5 khu đất "vàng" bị nhóm lợi ích dịch chuyển từ tài sản thuộc sở hữu nhà nước sang tay doanh nghiệp.
Mới đây, điều tra sai phạm của cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm, C01 chỉ ra nguyên nhân hơn 6.000 m2 đất tại 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1) rơi vào tay tư nhân xuất phát từ việc quản lý, điều hành vốn nhà nước tại Tổng Công ty Sabecao (trực thuộc Bộ Công thương, được giao quản lý khu đất) còn nhiều "kẽ hở". Các cá nhân, nhóm doanh nghiệp đã lợi dụng việc này, lách luật để thâu tóm khu đất.
Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng là một trong nhiều khu đất vàng bị rơi vào tay doanh nghiệp do sai phạm của các lãnh đạo Bộ, TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.
Trong đó, mối quan hệ chỉ đạo, báo cáo, đề xuất giữa lãnh đạo Bộ Công thương với bộ phận quản lý vốn nhà nước (BPQLVNN) tại Sabeco mang nặng cơ chế "xin - cho". BPQLVNN dù trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Sabeco nhưng phải chịu sự chỉ đạo, chi phối và quyết định gần như tuyệt đối về mọi mặt của Bộ Công thương. Trong khi lãnh đạo Bộ Công thương và các đơn vị chuyên môn không bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ có chức năng chính là quản lý nhà nước.
"Sự bất hợp lý này dẫn đến Bộ Công thương không quản lý hiệu quả tài sản, dẫn đến làm lãng phí vốn nhà nước", Bộ Công an kết luận.
Trong vụ án, ông Vũ Huy Hoàng, cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Phan Chí Dũng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín và nhiều người khác bị cáo buộc sai phạm, gây thiệt hại hơn 3.800 tỷ đồng.
Tương tự, nhà đất số 15 Thi Sách (quận 1) rộng hơn 5.000 m2 cũng rơi vào tay Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm", nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CPXD Bắc Nam 79).
Trước đó, khu đất này được TP HCM cho Công ty TNHH MTV Phim Giải Phóng thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) thuê. Đến ngày 23/6/2014, Bộ Công an có công văn đề nghị Bộ VH-TT&DL để Công ty Bắc Nam 79 thuê lại khu đất "để phục vụ an ninh", bồi thường gần 30 tỷ đồng.
Mang danh là công ty bình phong của Bộ Công an, Phan Văn Anh Vũ "đề xuất" Bộ Công an ký nhiều văn bản đề nghị UBND TP HCM tạo điều kiện cho công ty mình được giao chỉ định nhà đất số 15 Thi Sách "nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ ngành công an". Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân gửi công văn cho UBND TP HCM xin thuê đất.
Từ các công văn mang tính chỉ đạo của Bộ Công an, Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đã phê duyệt cho Công ty Bắc Nam 79 thuê đất trái quy định. Vũ "Nhôm" và đối tác sau đó xây công trình 18 tầng, bán cho hơn 110 khách trong và ngoài nước gây thiệt hại nặng nề cho nhà nước.
Ông Nguyễn Thành Tài (trái) và Lê Thị Thanh Thúy tại cơ quan điều tra cuối năm 2018. Ảnh: Bộ Công an.
Ngoài ra, theo C01, các cơ quan quản lý đã buông lỏng giám sát, để các cá nhân lợi dụng "kẽ hở" lách luật, thực hiện các thủ đoạn liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân, cố tình áp dụng không đúng các quy định để từng bước dịch chuyển quyền sở hữu tài sản công thành tài sản riêng.
Như vụ cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài, 68 tuổi, vì quan hệ tình cảm đã ký hàng loạt quyết định giao khu đất "vàng" gần 5.000 m2 tại số 8-12 Lê Duẩn (quận 1) cho công ty của Lê Thị Thanh Thúy không qua đấu thầu, trái quyết định của Thủ tướng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Quá trình điều tra vụ án này, hồi cuối năm ngoái, Bộ Công an đã gửi công văn đến Văn phòng chính phủ, kiến nghị rà soát, chấn chỉnh các quy định của pháp luật về sắp xếp, xử lý tài sản công. Chính phủ sau đó đã gửi công văn đề nghị các bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện việc này.
5.000 m2 đất tại số 8-12 Lê Duẩn (quận 1) được Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài giao cho công ty của Lê Thị Thanh Thúy. Ảnh: Quỳnh Trần.
Nhằm khắc phục những "lỗ hổng" trong quản lý tài sản công, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, C01 cho rằng phải tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện vốn nhà nước, xóa bỏ cấp trung gian phía trên can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh, sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Từ đó, phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng tiêu cực, lạm dụng chức vụ quyền hạn tại các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
"Cần thiết phải xem xét, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc thoái vốn của các Tổng công ty, tập đoàn kể cả các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoặc có vốn nhà nước", Bộ Công an nêu.
6.000 m2 đất 'vàng' Sài Gòn vào tay tư nhân như thế nào 20 Ông Vũ Huy Hoàng bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 3.800 tỷ đồng Cựu bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị khởi tố
Gã trai lắm người tình cầm đầu nhóm thuê nhiều ô tô rồi bán ở Campuchia Nhóm này thuê xe có giá trị từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng rồi chuyển sang Campuchia bán lại. Chúng gây án khắp các tỉnh, thành. Tối 16/5, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) thông tin đã triệt phá băng nhóm tội phạm quy mô, lừa thuê xe ô tô tự lái ở nhiều tỉnh thành phía Nam rồi mang...