Giá cá tra thấp nhất trong 10 năm qua
Xuất khẩu (XK) thủy sản cả nước quý I/2020 đạt 1,62 tỷ USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong nhóm 4 sản phẩm chủ lực, XK cá tra giảm mạnh nhất (giảm 29%), giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến hết tháng 4 vẫn ở mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tiếp đà sụt giảm từ năm 2019, XK cá tra trong quý I/2020 đạt 334 triệu USD, giảm sâu 29% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm mạnh ở tất cả các thị trường (giảm 12-57%).
Thu hoạch cá tra. Ảnh: Cảnh Kỳ
Dịch COVID-19 lan rộng làm đình trệ hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu tại các thị trường, nhu cầu giảm, giá XK hạ khiến XK sang Trung Quốc và EU đều giảm sâu 36%, XK sang Mỹ giảm 13%, XK sang ASEAN giảm 28% (ASEAN đã vượt EU để trở thành thị trường lớn thứ 3 của XK cá tra Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ). Thị trường Trung Quốc hồi phục từ tháng 3 nhưng giá nhập khẩu vẫn thấp hơn so với trước dịch và so với cùng kỳ.
Trong tháng 2 và 3, tình trạng hạn mặn bất thường đã xảy ra ở ĐBSCL khiến cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu bị ảnh hưởng. Người nuôi ở một số địa phương đã ngưng thả nuôi do không đủ điều kiện nước, thủy lợi cho việc thả vụ mới. Theo tìm hiểu của PV Tiền phong, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL từ tháng 2 đến nay dao động từ 17.500-18.500 đồng/kg, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và ở mức giá này người nuôi vẫn lỗ trên 3.000 đồng/kg.
Theo VASEP, sau khi có dấu hiệu khôi phục vào tuần đầu tháng thì đến giữa tháng 3/2020, thị trường cá tra nguyên liệu trong nước đã có dấu hiệu chững lại do những diễn biến tác động từ dịch COVID-19. Giá bán buôn cá tra tại ĐBSCL trong tháng dao động trong khoảng 18.000-18.500 đ/kg đối với cá tra loại 1 (700-900g/con). Đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Cảnh Kỳ
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, sản xuất thủy sản trong tháng 4 tiếp tục gặp nhiều bất lợi do dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và XK đều giảm mạnh, nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn, giá cá tra giảm sâu, người nuôi thua lỗ nặng.
Video đang HOT
Nguyên nhân do sản lượng cá tra XK vào các thị trường chính (Mỹ, Trung Quốc, EU) giảm, các doanh nghiệp chế biến và XK hạn chế thu mua cá nguyên liệu nhằm giảm chi phí bảo quản. Sản lượng cá tra tháng 4 ước đạt 102,1 nghìn tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Đồng Tháp đạt 33,8 nghìn tấn (xấp xỉ cùng kỳ); An Giang đạt 32,3 nghìn tấn (giảm 6,1%); Cần Thơ đạt 14,9 nghìn tấn (giảm 4,5%); Bến Tre đạt 8,6 nghìn tấn (giảm 35,8%). Giá cá tra thương phẩm hiện dao động từ 17.500-18.500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất từ 21.000-22.000 đồng/kg.
Theo VASEP, do tình hình một số thị trường XK đang tạm lắng, cộng với hạn hán và xâm nhập mặn khiến cả nhà máy và người dân giảm thả nuôi, sản lượng thu hoạch sắp tới có thể giảm, song đây là điều kiện để giá cá tra nguyên liệu có thể tăng. Mặt khác, tín hiệu lạc quan đang trở lại ở một số thị trường lớn, hy vọng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, XK trở lại trong thời gian tới.
Giá cá tra giảm chỉ còn 18.000 đồng/kg dù Trung Quốc đã mua trở lại
Từ tháng 3 trở lại đây, thị trường Trung Quốc bắt đầu có dần các đơn hàng nhập khẩu cá tra trở lại, nhưng khách hàng Trung Quốc muốn ép giá dù giá chào bán sản phẩm đã thấp hơn so với trước dịch Covid-19 xảy ra.
Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 mới có thể hồi phục hoàn toàn 100%.
Sợ rớt giá, người dân thu hoạch cá tra sớm
Theo Tổng cục Thủy sản, 3 tháng đầu năm 2020, diện tích thả nuôi lũy kế đạt khoảng 3.528 ha (bằng 100,5% so với cùng kỳ 2019); sản lượng thu hoạch ước đạt 242,8 nghìn tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ.
Dịch Covid-19 lây lan mạnh trên toàn cầu, đầu ra gặp khó khiến giá cá tra nguyên liệu chạm đáy mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu giảm từ cuối tháng 3/2019 đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là diện tích thả nuôi tăng trong khi thị trường đầu ra khó khăn. Hiện nay, giá bán buôn cá tra nguyên liệu duy trì ở mức 18.000-18.500 đồng/kg đối với cá tra loại I (700-900 g/con). Đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua.
Trong khi đó, giá thành sản xuất từ 21.000 - 22.000 đồng/kg nên hầu hết người nuôi lỗ, chỉ khoảng 1/4 tổng số hộ nuôi trên địa bàn là có lợi nhuận khá nhờ gia công cho doanh nghiệp hoặc có liên kết với doanh nghiệp.
Theo lý giải của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá cá tra nguyên liệu giảm vì người nuôi sợ rớt giá thu hoạch sớm trong khi một số doanh nghiệp tạm ngừng mua nguyên liệu vì đơn hàng giảm (bị hoãn, hủy, không có đơn hàng mới), kho lạnh để trữ hàng bị đầy và thiếu.
Thực tế, dịch Covid-19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2020 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 549 triệu USD.
Tính đến hết tháng 3/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 14%. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất (-31%) , chủ yếu do giảm sang thị trường Trung Quốc từ 2 tháng đầu năm. Trong tháng 3, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 40%, sang Mỹ giảm 25%, sang EU giảm gần 50%.
Doanh nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng sụt giảm
Diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới nên trong vài tháng tới tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. VASEP cho biết, trong quý II và III/2020, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như không có các đơn hàng mới. Một số doanh nghiệp khác có đơn hàng nhưng không nhiều.
"Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn. Việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh" - VASEP nhận định.
Theo khảo sát của VASEP, tỷ lệ các đơn hàng vẫn được giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30-50%. Trong khi đó, tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy khá cao (lần lượt 20-40% và 20-30%).
Nguyên nhân chính được khách hàng đưa ra là do Chính phủ các nước đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19. Khách hàng không bán được hàng nên không nhập hàng tiếp, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm (food service) cũng ngừng hoạt động.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho biết, sau khi dịch Covid-19 bớt căng thẳng tại Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu cá tra phile đông lạnh từ Việt Nam trong tháng 3/2020 tăng 15%, nhưng giá trung bình nhập khẩu lại giảm 21% (từ 2,26 USD xuống 1,77 USD/kg).
Tại thị trường EU, VASEP cho rằng, cá tra chủ yếu bán cho hệ thống bán lẻ chứ không phải là phân khúc dịch vụ thực phẩm, do đó sau dịch Covid-19 tại thị trường này cá tra vẫn có cơ hội cho khôi phục lại, nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực.
Ngoài ra, sản phẩm cá tra nếu được kiểm soát chất lượng tốt, đẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng thì vẫn có thể có giá tốt trên thị trường châu Âu, khi kênh tiêu thụ tại một số thị trường hồi phục lại.
Đối với thị trường Mỹ, giá cá tra bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu xuống nhưng sản lượng tiêu thụ năm nay dự báo sẽ tốt hơn 2019 vì tồn kho đã hết. Dịch Covid-19 ở Mỹ dù lan rộng nhưng cá tra vẫn có thể đứng vững trên thị trường Mỹ. Nhà máy Trung Quốc bị đóng cửa, sản lượng cá pollock đưa sang Mỹ giảm, nên cá tra có cơ hội thay thế trên thị trường này.
Khương Lực
Giá cá tra nguyên liệu giảm sâu Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra lớn nhất của Việt Nam bị sụt giảm bởi dịch bệnh Covid-19, đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Điều này khiến giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL giảm sâu, người nuôi chịu thua lỗ. Ghi nhận tại một số địa phương nuôi cá tra ở ĐBSCL như Cần Thơ, Hậu...