Giá cá tra tăng
Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang đang ở mức 30.000 đồng – 31.000 đồng/kg tăng nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh minh họa.
Giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tuần kết thúc ngày 17/1 tăng so với tuần trước đó do nguồn nguyên liệu đang khan hiếm. Cụ thể, cá tra thịt trắng có giá dao động từ 30.000 – 31.000 đồng/kg, tăng từ 800 – 1.500 đồng/kg so với tuần trước, nhưng giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra thịt hồng có giá dao động từ 29.000 – 29.800 đồng/kg, tăng 500 – 800 đồng/kg so với tuần trước, nhưng vẫn thấp hơn từ 1.100 – 1.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018.
Báo cáo nông, lâm, thuỷ sản cho hay, sở dĩ giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tăng là do nguồn cung khan hiếm. Ngoài ra, xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.
Trong năm 2018, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã từng có thời điểm đạt tới mức 32.000 đ/kg (cá loại I, 700 – 900g/con) tại các vùng sản xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Video đang HOT
Giá cá tra nguyên liệu tăng do nguồn cung cá giống khan hiếm, cùng với việc trữ lượng cá nguyên liệu đang ở mức khá thấp, nhu cầu thu mua cá nguyên liệu sản xuất cho xuất khẩusang thị trường Mỹ và EU tăng, đặc biệt là cá tra có kích thước nhỏ.
Còn theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 01/2019, xuất khẩu thủy sản đạt 321,8 triệu USD, giảm 19% so với nửa cuối tháng 12/2018, nhưng tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập khẩu thủy sản 15 ngày đầu tháng 1/2019 đạt 84,6 triệu USD, tăng 4,3% so với nửa cuối tháng 12/2018, và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo bizlive
Sau năm 2018 tăng trưởng ngoạn mục, Vĩnh Hoàn liệu có duy trì đà bứt phá trong năm 2019?
Năm 2019, thách thức đặt ra với Vĩnh Hoàn là giá bán tại Mỹ khó có thể tiếp tục tăng trưởng và thị phần có thể sụt giảm khi có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh.
Bất chấp diễn biến không thực sự của TTCK năm 2018, cổ phiếu Vĩnh Hoàn (VHC) vẫn có một năm bứt phá ngoạn mục khi tăng gần gấp đôi lên trên 90.000 đồng/cp.
Việc cổ phiếu VHC có diễn biến tích cực đến từ kết quả kinh doanh khả quan, xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 6.465 tỷ đồng ( 6,6% yoy) và 1.036 tỷ đồng ( 73,8 % yoy), đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của Vĩnh Hoàn. Biên lãi gộp của Vĩnh Hoàn đạt 22,6%, tăng từ mức 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm cá fillet và các sản phẩm phụ tăng trưởng lần lượt 21% và 63%.
Về kim ngạch, trong 11 tháng, công ty đã xuất khẩu 348 triệu USD, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng tháng 11 có kim ngạch đạt 39 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ.
VHC tăng gần gấp đôi trong năm qua
Trong năm qua, nhu cầu các thị trường cao trong khi nguồn cung khan hiếm, cùng với hưởng lợi từ chiến tranh thương mại cũng như mức thuế POR13 cao giúp Vĩnh Hoàn nhanh chóng tăng được giá bán và mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ.
Đà tăng trưởng của Vĩnh Hoàn sẽ chững lại trong năm 2019?
Sau thành công năm 2018, liệu đà tăng trưởng mạnh mẽ của Vĩnh Hoàn có còn tiếp diễn được trong năm tiếp theo hay không là điều được giới đầu tư quan tâm. CTCK BSC mới đây đã đưa ra báo cáo cho rằng năm 2019 đang hiện hữu nhiều rủi ro tại thị trường Mỹ đối với hoạt động kinh doanh của Vĩnh Hoàn.
Đầu tiên là mức giá bán tại Mỹ khó có thể tiếp tục tăng trưởng. Năm 2018, mức giá bán cá tra của Vĩnh Hoàn vào các thị trường đều tăng trưởng 25 - 30%, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, vượt cả dự báo của chính công ty (Vĩnh Hoàn kỳ vọng mỗi năm tăng giá bán khoảng 7,5%/năm).
Với mức giá này, cá tra đang tiệm cận với mức giá xuất khẩu vào Mỹ của cá hồi - sản phẩm ở phân khúc cao cấp hơn. Do đó, BSC cho rằng giá xuất khẩu trung bình năm 2019 sẽ khó có đà tăng trưởng tiếp, thậm chí có thể giảm khi nguồn cung tăng.
Bên cạnh đó, BSC cho rằng với mức thuế chính thức của POR 14 tương đương với mức sơ bộ, việc các doanh nghiệp xuất khẩu trở lại Mỹ sẽ khiến thị phần của VHC sụt giảm. Đối với sản phẩm cá tra, ngày 13/9/2018, Bộ Thương mại Hoa kỳ thông báo kết quả sơ bộ kỳ POR14 đối với cá tra bình quân còn 0.41 USD/kg, thấp hơn rất nhiều so với mức 3,87 USD/kg kỳ trước. Mức thuế sơ bộ thấp như vậy sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cá tra xuất trở lại vào Mỹ.
Tuy chưa có số liệu ước tính cụ thể, BSC cho rằng có khả năng thị phần VHC giảm về 45% như năm 2017 - năm có mức thuế CBPG tương đương với mức thuế sơ bộ POR 14.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt 7,2 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản tính đến cuối tháng 10/2018 đạt 7,2 tỷ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo tổng XK thủy sản của cả nước năm 2018 sẽ đạt 8,9 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2017. Chế biến cá ngừ XK tại Công ty CP thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H Theo Hiệp hội Chế...