Giá cà phê Robusta Đắk Lắk giảm sót cả ruột, trồng chuối trong vườn cà phê có lợi bất ngờ, vì sao vậy?
Chỉ sau 3 ngày, giá cà phê Rosbusta Đắk Lắk rớt 900 đồng/kg, nhiều người sót hết cả ruột. Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay chỉ còn ở mức hơn 40.000 đồng/kg.
Trồng chuối trong vườn cà phê, nhiều nông dân bất ngờ thấy có lợi, vì sao vậy?
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay tiếp tục giảm, vì sao vậy?
Sau 2 ngày giảm sâu, mất 800 đồng/kg, giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay tiếp tục giảm thêm 100 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cà phê Đắk L ắk thấp nhất trong vòng 1 tháng qua. So với 1 tháng trước, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk mất 1.400 đồng, được mua ở mức 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk liên tục giảm trong 3 ngày qua. Đồ họa: Duy Hậu.
Các tỉnh Tây Nguyên còn lại giá cà phê Robusta có nơi chỉ còn được mua với giá thấp hơn 40.000 đồng/kg. So với Đắk Lắk, giá cà phê Robusta tại Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông được mua thấp hơn, đạt 40.500 đồng/kg. Riêng tỉnh Lâm Đồng, cà phê được mua thấp nhất, đạt 39.800 đồng/kg.
Nhận định về sự biến động của thị trường cà phê Robusta trong những ngày qua, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho rằng: “Giá cà phê giảm là do nhu cầu bán ra của người dân tăng cao”.
Vườn cà phê tái canh của gia đình ông Huy được trồng xen cây chuối phát triển rất tốt. Ảnh: Duy Hậu.
Ông Minh lý giải, giáp Tết là thời gian nhu cầu mua sắm tăng cao. Do đó, việc người dân đổ xô bán cà phê là điều tất yếu.
“Nông dân phải lo hàng trăm thứ trong dịp Tết, trong đó có cả việc chuẩn bị để đầu tư cho cà phê vào vụ tới. Vì thế, hàng năm vào thời điểm này, giá cà phê đều giảm”- ông Minh nói.
Video đang HOT
Ông Minh nhận định: “Nếu không thực sự cần thiết, theo tôi người dân chưa nên vội bán cà phê. Vì theo nhận định, giá cà phê sẽ tăng thêm hoặc đi ngang chứ không giảm thêm. Do đó, nếu có điều kiện, nông dân nên chờ thời điểm cà phê có giá tốt hơn rồi mới bán”.
Trồng chuối trong vườn cà phê-nông dân bất ngờ với hiệu quả kinh tế mang lại
Nhiều năm qua, nhiều người dân tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã trồng chuối trong vườn cà phê (chủ yếu là cà phê tái canh). Ông Nguyễn Văn Huy, một nông dân áp dụng mô hình trồng chuối trong vườn cà phê cho biết, trồng chuối trong vườn cà phê tái canh mang nhiều hiệu quả tích cực.
Cây chuối trồng trong vườn cà phê của gia đình ông Đãi (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk)) vừa làm cây che bóng, vừa giúp chất lượng đất được cải thiện. Ảnh: Duy Hậu.
Theo ông Huy, việc trồng chuối trong vườn cà phê trước tiên giúp gia đình đỡ tốn công làm cỏ. Cây chuối giúp đất giữ độ ẩm tốt nên vườn cà phê của ông cũng ít tưới nước hơn.
Ngoài ra, cây chuối được trồng bao quanh vườn cà phê, giúp vườn cây tránh được sự xâm nhập có hại từ môi trường bên ngoài.
“Trên lô cà phê, gia đình tôi trồng chuối làm cây che bóng cho cà phê tái canh. So với trước đây, cách làm này giúp cho vườn cà phê của tôi giảm đáng kể lượng nước tưới. Cây cà phê ít vàng lá, thối rễ. Ngoài ra, gia đình cũng giảm được nhiều chi phí khác mà cây cà phê phát triển rất tốt”- ông Huy nói.
Trong thời gian chờ thu hoạch cà phê, cây chuối giúp nông dân giảm bớt áp lực về tài chính. Ảnh: Duy Hậu.
Ông Vũ Minh Đãi, một nông khác áp dụng mô hình trồng chuối trong vườn cà phê, chia sẻ: “Trước khi tái canh cà phê, gia đình tôi trồng chuối để cải tạo đất và thấy rất hiệu quả. Môi trường và chất lượng đất được cải thiện một cách rõ rệt. Đất sau khi được cải tạo bằng cách trồng chuối, cây cà phê trồng vào phát triển rất tốt”.
Ông Đãi chia sẻ thêm, đối với những cây cà phê chết do thối rễ, gia đình ông cũng trồng chuối vào hố trước khi trồng dặm trở lại. Việc làm này đã giúp cây cà phê trồng dặm phát triển nhanh chóng và sạch bệnh.
“Cây chuối thu hoạch sau 9 tháng. Đây là nguồn thực phẩm sạch. Chuối dễ trồng, dễ chăm sóc, năng suất trung bình đạt 30-50 tấn/ha. Đây là nguồn thu không nhỏ giúp nông dân chúng tôi có thêm thu nhập trong thời gian chờ thu hoạch cà phê”- ông Nguyễn Văn Huy nói.
Việc trồng chuối trong vườn cà phê tái canh giúp gia đình ông Huy giảm được ít nhất 30% chi phí (nhờ nguồn thu từ cây chuối và giảm bớt được các chi phí nước tưới, phân bón, làm cỏ…).
“Trước đây, khi trồng cà phê, gia đình bón phân rất nhiều nhưng cây lúc nào cũng trong tình trạng cằn cỗi. Từ khi áp dụng mô hình này, đất đai được cải thiện rất đáng kể, vườn cà phê phát triển nhanh, tươi tốt”- ông Nguyễn Văn Huy cho biết.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, 7 lưu ý khi trồng xen canh trong vườn cà phê
So với đầu tuần, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay, 31/12/2021 giảm 100 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên khác, trong ngày, giá cà phê cũng giảm 300 đồng/kg.
Khi trồng xen canh các loại cây trồng khác trong vườn cà phê, nông dân cần lưu ý 7 điều dưới đây.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk liên tiếp biến động
Sau 2 phiên liên tiếp tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cà phê nhân Đắk Lắk bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Sau đó, giá cà phê lại đảo chiều tăng 200 đồng/kg hôm 30/12. Tuy nhiên hôm nay, 31/12/2021 giá cà phê lại tiếp tục giảm xuống 300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.
Như vậy so với đầu tuần giá cà phê tại nhân Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg. Hiện cà phê nhân Đắk Lắk được mua với giá 41.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê cũng biến động tương tự. Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông được mua 41.400 đồng/kg, tương đương với giá ở tỉnh Gia Lai. Đây cũng là mức giá cà phê được thu mua tại tỉnh Kon Tum.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Riêng Lâm Đồng, cà phê vẫn được mua với giá thấp nhất. Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Mức giá cà phê trung bình trên toàn tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng.
Thông tin từ cơ quan chuyên môn, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua. Trong niên vụ này, giá cà phê tại Tây Nguyên có thời điểm lên mức cao nhất là 43.000 đồng/kg.
Sử dụng đất trồng cà phê thế nào cho hiệu quả?
Trong bối cảnh diện tích đất phục vụ mở rộng sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm, cùng với sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, làm thế nào để có thể tăng thêm thu nhập trên diện tích cà phê có sẵn là một câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều nông dân.
Một vườn cà phê trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tiến sĩ Phạm Công Trí, một người có thâm niên nghiên cứu về cà phê chia sẻ với PV Báo Dân Việt. Theo tiến sĩ Trí, trồng xen trong vườn cà phê đang là hướng đi bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tối ưu chi phí sản xuất, ổn định năng suất chất lượng cà phê và tăng lợi nhuận.
Tiến sĩ Trí cho biết, để việc canh tác cà phê đạt hiệu quả, trước tiên nông dân cần chọn giống phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật, thực hành sản xuất tốt, quản lý sâu bệnh và dịch hại, sử dụng nước tưới tiết kiệm...
Tiếp đến, để tăng thêm thu nhập trên vườn cà phê thì giải pháp là trồng xen các loại cây phù hợp như cây ăn quả, trụ tiêu sống... Việc đa dạng hóa cây trồng sẽ giúp nông dân có nguồn thu ở nhiều thời điểm, ổn định cuộc sống.
Cũng theo tiến sĩ Trí, theo Trung tâm nghiên cứu Nông lâm Quốc tế ICRAF (1997) "Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó các loài cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau".
Tiến sĩ Trí cho biết thêm, phương thức nông lâm kết hợp tạo ra sản phẩm đa dạng và có sự tương hỗ sinh học và sinh thái sẽ tạo nên tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội so với các hệ thống đơn canh. Nhờ đa dạng về sản phẩm sẽ hạn chế rủi ro về thu nhập (mất mùa, giá cả biến động,...).
"Để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm nguồn thu nhập, thích ứng tốt với giá cà phê hạ thấp, nhiều nông dân Tây Nguyên đang trồng xen cây ăn quả có giá trị cao (bơ, sầu riêng,...), cây công nghiệp (hồ tiêu,...) vào vườn cà phê. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy những mô hình này đem lại lợi nhuận cao hơn từ 30-40% so với cà phê trồng thuần"- tiến sĩ Trí nói.
Giá tiêu hôm nay 7/1: Tổng quan thị trường hồ tiêu 2021, Mỹ nhập khẩu nhiều nhất, Olam là doanh nghiệp đứng đầu Giá tiêu hôm nay 7/1 trong khoảng 78.500 - 81.000 đồng/kg. Năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 263.692 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 231.676 tấn tiêu đen và 32.016 tấn tiêu trắng. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.000...