Giá cà phê nhân Đắk Lắk cao hơn giá cà phê cách đây 27 năm, vì sao nông dân kêu vẫn lời có tí xíu?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk nói riêng và giá cà phê Tây Nguyên nói chung hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg.
Thời điểm năm 1994, giá cà phê nhân bình quân đạt 36.000 đồng/kg, nông dân trồng cà phê lời nhiều. Vậy giá cà phê hiện nay vượt hơn 40.000 đồng/kg, sao nông dân lại kêu lời ít?
Giá cà phê nhân thời “hoàng kim” là bao nhiêu?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay và tại các tỉnh Tây Nguyên được giao dịch ở mức từ 40.500 đến 41.500 đồng/kg. So với cuối tuần trước, giá cà phê nhân giảm nhẹ ở mức 100 đồng/kg.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg (trong ảnh: Môt nông dân ở huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị phơi cà phê). Ảnh: Duy Hậu.
Tại Đắk Lắk, cà phê nhân vẫn được mua với giá cao nhất là 41.500 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê có mức giá thấp hơn Đắk Lắk 100 đồng/ký. Riêng tại Lâm Đồng, giá cà phê nhân được mua ở mức 40.500 đồng.
Với giá cà phê nhân bán như trên, so với nhiều năm qua, cà phê đang có mức giá tốt. Tuy nhiên, nếu quay về so sánh với nhiều năm trước đây, với mức giá cà phê nhân như trên, nông dân chẳng được lời lãi bao nhiêu.
Năm 1994, giá cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên có lúc lên đến 43.000 đồng/kg, thậm chí có lúc lên đến 45.000 đồng/kg.
Sau đó, giá cà phê nhân giảm xuống dần và được mua phổ biến 36.000 đồng/kg. So với thời “hoàng kim”, giá cà phê hôm nay cao hơn. Tuy nhiên, với 36.000 đồng/ký ở thời điểm năm 1994, nông dân trồng cà phê Tây Nguyên thực sự có cuộc sống hết sức sung túc.
Video đang HOT
Ở thời “hoàng kim” nông dân trồng cà phê đầu tư 1 vốn 10 lời (trong ảnh: Một nông dân tại huyện Cư Mgar, Đắk Lắk vừa chở cà phê về nhà). Ảnh: Duy Hậu.
Ông Nguyễn Văn Thành (thôn 2, xã Cư Suê, huyện Cư MGar, Đắk Lắk) kể: Thời đó, nhà nào có trồng cà phê thì sẽ có cuộc sống hết sức sung túc. Trong khi đối với hàng triệu nông dân, chiếc xe gắn máy là một tài sản lớn thì nông dân trồng cà phê có thể dễ dàng mua được vài chiếc.
“Với mức giá cà phê như hiện nay, nông dân chúng tôi chỉ lời chút đỉnh. Mấy năm nay, do giá cả bấp bênh, người kiên trì thì đầu tư cầm chừng chờ cơ hội. Người không đủ kiên nhẫn thì phá cà phê trồng bơ, sầu riêng và giờ có người còn phá cả cà phê để trồng cau”- ông Thành nói.
Ông Võ Văn Dũng (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cũng nhớ lại: “Thời đó, người trồng cà phê 1 vốn 10 lời chứ không phải 4 lời nữa. Còn bây giờ, với giá cả vật tư, giá phân bón…đều tăng cao, nông dân trồng cà phê không lỗ là đã mừng”.
Với mức giá hiện tại, nông dân trồng cà phê chỉ có lời “chút đỉnh” (trong ảnh: Nông dân huyện Cư Mgar, Đắk Lắk thu hoạch cà phê) . Ảnh” Duy Hậu.
Liên tiếp những năm sau đó, giá cà phê liên tục sụt giảm. Năm 2008, giá cà phê một lần nữa tăng mạnh trở lại. Thời điểm tháng 3/2008, giá cà phê trong nước đạt có lúc đạt hơn 40.000 đồng/kg. Nhưng sau đó, giá cà phê lại tiếp tục hạ.
3 năm sau, giá cà phê lại tiếp tục lập kỷ lục, có lúc lên đến 49 ngàn đồng/kg. Nhưng sau đó lại tiếp tục quay về mức giá dưới 40.000 đồng. Thậm chí có lúc chỉ còn sát mức 30.000 đồng/kg. Mãi đến năm 2017, thị trường cà phê mới sôi động trở lại.
Giá cà phê nhân trong nước vào đầu năm 2017 đã tăng mạnh trở lại. Mức giá cao nhất thời điểm này có lúc đạt được 47.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Quảng (xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) nói: “Năm nay, giá cà phê nhân lần thứ 5 trong 3 thập niên qua tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu trước đây, chỉ cần bán được hơn 40.000 đồng một ký cà phê, nông dân đã “rủng rỉnh tiền tiêu” thì giờ đây chẳng thấm vào đâu. Nguyên nhân vì giá các vật tư, giá phân bón tăng quá nhanh, tăng quá cao, làm đội chi phí trồng cà phê lên rất nhiều…”.
Cà phê chín rộ, dân vừa chống dịch Covid-19 vừa thu hoạch
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm thu hoạch cà phê. Ngoài một số vùng của tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu hái sớm, hầu hết các vùng còn lại của Tây Nguyên hiện nông dân vẫn đang tất bật thu hái. Với giá công hái từ 1.000- 1.500 đồng/kg (tùy vào từng vườn cà phê), người trồng cà phê hiện cũng không mấy khó khăn để kiếm nhân công.
Để đảm bảo phòng chống dịch, hầu hết công nhân thu hái cà phê đều được hướng dẫn khai báo y tế và test nhanh kháng nguyên Covid-19 (trong ảnh: Một công nhân đang hái cà phê tại Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của nông dân là phải làm sao vừa thu hoạch cà phê vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tại huyện Đắk Mil (Đắk Nông), theo ghi nhận của chúng tôi, để thực hiện “nhiệm vụ kép”, hầu hết các chủ vườn đều bố trí chỗ ăn ở riêng cho công nhân.
“Sau khi công nhân đến, gia đình hướng dẫn khai báo y tế, test nhanh kháng nguyên Covid-19. Sau đó, gia đình mới dẫn thẳng đến rẫy. Tại rẫy, gia đình tôi đã bố trí sẵn chỗ ăn, ở cho họ”- ông Lê Thái Sơn (xã Đắk Sắk, Đắk Mil) cho biết.
Nhiều nông dân cẩn thận hơn, đã tự mình tìm công nhân tại các vùng xanh và lựa chọn những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng, chống Covid-19.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, ngay từ đầu vụ cà phê, đơn vị đã cử cán bộ khảo sát, nắm bắt tình hình thu hoạch. Từ kết quả khảo sát, đơn vị cũng đã lên nhiều phương án để hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê vừa đảm bảo không để dịch bệnh lây lan.
Hướng dẫn nông dân sắp xếp chỗ ăn ở, hướng dẫn công nhân thu hái cà phê khai báo y tế, hạn chế đi lại… Đơn vị cũng hướng dẫn cơ sở thành lập các tổ thu hái cà phê giúp những gia đình khó khăn, hoặc đang bị cách ly.
“Đến thời điểm hiện tại địa phương đã thu hái khoảng 60-70% diện tích cà phê. Nhìn chung, tình trạng khan hiếm công nhân không phổ biến. Do có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, nên vụ thu hoạch diễn ra an toàn, hiệu quả”- lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông nói.
Giá cà phê hôm nay 23/12, Lấy lại đà tăng, Brazil bán mạnh, cà phê trong nước vào thế bất lợi
Các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất toàn cầu bị đình trệ. Sự mất cân đối cung - cầu khiến giá tăng và đẩy lạm phát lên cao, tạo bức tranh không mấy sáng sủa cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước thu nhập thấp.
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (22/12). (Nguồn: Dailycoffeenews)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/12
Giá cà phê trên cả hai sàn London và New York lấy lại đà tăng, trong đó, nhu cầu hàng giao ngay vẫn còn căng thẳng, góp phần duy trì cấu trúc giá nghịch đảo trên cả hai thị trường kỳ hạn. Những lo ngại về biến thể Omicron ngày càng tăng, cho dù được đánh giá ít có khả năng gây ra bệnh nặng cho những người được tiêm mũi 3, nhưng có thể làm cho sự phát triển kinh tế thế giới còn phải chật vật nhiều hơn nữa, trong khi mùa Giáng Sinh và Tết Năm Mới 2022 đã cận kề.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 17 USD (0,7%), giao dịch tại 2.440 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 19 USD (0,82%), giao dịch tại 2.336 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục phiên tăng từ hôm qua. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 4,35 Cent (1,91%), giao dịch tại 232,6 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 4,25 Cent (1,86%), giao dịch tại 232,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Thông tin thị trường cà phê
Theo Tổ chức cà phê Thế giới (ICO), tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 9,7 triệu bao, giảm 4,4% so với 10,1 triệu bao của cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu cà phê arabica giảm 8,8%, xuống còn 6,2 triệu baom, nhưng bù lại xuất khẩu cà phê robusta tăng 4,4%, lên 3,51 triệu bao.
Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận đối với cà phê arabica Brazil, giảm từ 4,1 triệu bao của tháng 10/2020 xuống chỉ còn 3,6 triệu bao trong tháng 10. Tiếp theo là cà phê arabica Colombia, giảm 11,3% xuống còn 1,1 triệu bao.
Trước áp lực bán mạnh từ Brazil, nhất là robusta do giá phái sinh tăng, nhà vườn và giới xuất khẩu cà phê Việt Nam khó lường định giá trong nước theo diễn biến tăng của sàn thương phẩm.
Khi sàn London tăng 40 USD/tấn thì chưa chắc giá nguyên liệu trong nước được cộng thêm. Nhưng khi gặp giá đóng cửa ngày hôm trước giảm, giao dịch hàng thực sáng hôm sau tại thị trường nội địa có thể giảm gấp đôi với nhiều lý do được đưa ra như: cước tàu biển cao và thuê tàu khó, bán không mấy người mua, hàng chất trong kho nhà xuất khẩu không bán kịp...
Cần nhìn thấy trước rằng, một lúc nào đó như vào những ngày cuối năm 2021 và trước Tết nguyên đán, áp lực bán mạnh từ Việt Nam sẽ gây áp lực lên giá trong nước chứ không nhất thiết phải nhìn vào giá các sàn phái sinh. Không thể so sánh với giá tại Brazil vì hàng robusta vụ 2021 họ đã bán gần hết (82%). Dẫu Brazil có giữ lại gần 4 triệu bao robusta để tiêu thụ nội địa do một lý do nào đó giá phái sinh giảm, thì lượng 30 triệu bao niên vụ mới từ Việt Nam sẽ áp đảo giá theo chiều bất lợi.
Giá cà phê hôm nay 22/11, Màu xanh trở lại, cà phê robusta nhiều cửa tăng giá Biến thể Omicron đang lây lan quá nhanh và hậu quả của nó với nền kinh tế thế giới đang là một ẩn số. Thêm những yếu tố bất lợi, nhưng cũng có những lý do khác khiến giá cà phê bật xanh trở lại sau nhiều phiên giảm. Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua...