Giá cà phê hôm nay 6/8: Điều chỉnh trái chiều, ‘ẩn số’ sức mua mới; Biến chủng Delta đe dọa thị trường
Phần lớn nhà đầu tư vẫn còn đứng bên ngoài thị trường, không chỉ do kỳ nghỉ mùa Hè ở phía Bắc bán cầu, mà còn mối lo dịch bệnh covid-19 biến chủng mới đang bùng phát ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại một số quốc gia xuất khẩu chính.
Giá cà phê trong nước không biến độngtại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 5/8. (Nguồn: Newtimes)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 6/8
Giá cà phê arabica tích cực hơn khi có nhiều báo cáo khẳng định đợt sương giá gần đây sẽ gây thiệt hại với tỷ lệ rất đáng kể cho sản lượng của nhà sản xuất arabica hàng đầu – Brazil năm 2022, cho dù vụ thu hoạch năm nay vẫn chưa hoàn tất. Theo ước tính ban đầu, thời tiết Brazil sẽ làm sản lượng vụ mùa đang thu hoạch giảm khoảng 1% và khả năng sản lượng của niên vụ sau cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục thận trọng với dự báo nhiệt độ ở các vùng trồng cà phê vào đầu tháng 8 có khả năng chạm ngưỡng 0 độ C và nguy cơ xuất hiện “sương giá đen”.
Giá cà phê robusta ở London chùng lại do đầu cơ tiếp tục chốt lời ngắn hạn trong khi sức mua mới vẫn chưa rõ rệt. Phần lớn nhà đầu tư vẫn còn đứng bên ngoài, không chỉ do kỳ nghỉ mùa Hè ở phía Bắc bán cầu, mà còn mối lo dịch bệnh covid-19 biến chủng mới bùng phát ở khắp nơi.
Giá cà phê hôm nay điều chỉnh trái chiều. Ghi nhận của TG&VN lúc 0h45 ngày 6/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London giảm nhẹ. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 giảm 6 USD (0,34%), giao dịch tại 1.764 USD/tấn; Trong khi vẫn giữ nguyên hiện tượng giá đảo, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 5 USD (0,28%), xuống 1.782 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York điều chỉnh tăng nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,05 Cent (0,6%), giao dịch tại 176,7 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 1 Cent (0,56%), lên 179,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Thị trường cà phê biến động trong sự thận trọng, nhà đầu tư chờ đợi nghe ngóng thêm tin tức…
Trong khi đó, đồng Real có xu hướng tăng nhẹ khi có đồn đoán Copom Brasil sẽ nâng mức lãi suất cơ bản đồng nội tệ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế mà không để qua năm 2022 do lạm phát đã vượt mức.
Thị trường còn quan ngại chứng khoán Mỹ suy yếu trở lại với các báo cáo dữ liệu kinh tế thấp hơn kỳ vọng và dịch bệnh covid-19 biến chủng mới gia tăng sẽ dẫn tới khả năng phải tái lập các biện pháp giãn cách xã hội trở lại.
Vào cuối ngày hôm qua, Copom đã công bố nâng lãi suất cơ bản đồng Real thêm 1% lên ở mức 5,25%/năm. Thông tin này sẽ tác động lên thị trường hàng hóa nông sản do Brazil là nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới, đặc biệt là cà phê.
Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Hiện tại, giá cước vận chuyển các tuyến châu Á sang châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao, đồng thời tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục, do đó cũng tác động đáng kể đến giá cà phê. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu cà phê không muốn ký hợp đồng FOB, mà muốn người bán chịu toàn bộ chi phí bao gồm vận tải, bảo hiểm và các khoản phụ thu khác, khiến quá trình xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, trong niên vụ 2021 – 2022, sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao, xuất khẩu cà phê nhân dự báo tăng 3,0 triệu bao lên 26,0 triệu bao, giúp giảm nhẹ tồn kho.
Giá cà phê hôm nay 29/7: Đồng loạt điều chỉnh nhẹ, 'sương giá đen' đe dọa cà phê Brazil
Giá cà phê kỳ hạn điều chỉnh giảm trên cả hai sàn do đã tăng quá mức trong những phiên trước đó, trong khi dự báo nhiệt độ ở miền Nam Brazil đã bớt lạnh cũng góp phần khiến đà tăng chùng lại.
Giá cà phê trong nước giảm 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua. (Nguồn: Foodyoushouldtry)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 29/7
Giá cà phê trên hai sàn phái sinh hôm qua đã có phiên đảo chiều một cách thận trọng. Trong khi đó, vấn đề thời tiết ở các vùng trồng cà phê chủ chốt của Brazil vẫn tác động mạnh đến sự lên xuống của thị trường cà phê. Hiện tiếp tục có dự báo nhiệt độ ở Brazil khả năng về chạm ngưỡng 0 độ C và nguy cơ xuất hiện "sương giá đen" vào nửa cuối tuần này...
Ghi nhận của TG&VN lúc 0h20 ngày 29/7, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, chỉ còn tăng nhẹ. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 tăng 3 USD (0,16%), giao dịch tại 1.930 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng nhẹ thêm 3 USD (0,15%), xuống 1.945 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục một phiên điều chỉnh giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm mạnh 6,05 Cent (0,52%), giao dịch tại 200,7 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 6,10 Cent (0,45%), xuống 203,6 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Thị trường cà phê thế giới có phiên điều chỉnh giảm sau quãng thời gian tăng nóng. Phiên hôm qua cũng là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh của các quỹ đầu tư tài chính, nên việc bán tháo để chốt lời là điều được thị trường tính tới. Trong bối cảnh 2 sàn đã bước vào vùng mua quá mức mấy phiên gần đây thì đợt giảm giá này cũng nằm trong quy luật điều chỉnh của thị trường.
Trong khi đó, những tin tức ban đầu về thời tiết ở Brazil chưa rõ mức độ dự báo thiệt hại ra sao, nhưng chắc chắn thông tin trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cà phê trên thị trường New York.
Theo Bloomberg , ngành cà phê Brazil vừa phải hứng chịu thiệt hại kép từ đợt hạn hán kéo dài và đợt lạnh kỷ lục trong vòng 25 năm qua. Diễn biến thời tiết cực đoan dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2022 - 2023 giảm 1 - 2 triệu bao (60 kg/bao).
Ngoài ra, vụ cà phê Brazil có thể thành vụ mùa thảm hại nhất nếu hiện tượng La Nina trở lại, ảnh hưởng đến lượng mưa trong khu vực.
Ngược với Brazil, niên vụ cà phê 2020 - 2021 của Việt Nam khá thành công nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng cà phê vẫn duy trì ở mức 26 - 27 triệu bao. Gần đây, chiến lược phát triển của ngành cà phê là tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu. Diện tích cà phê Việt Nam duy trì hoặc giảm dưới mức 675.000 ha.
Bên cạnh đó, thời gian thu hoạch cà phê gặp nắng đẹp, người dân tranh thủ phơi giúp hạt cà phê không bị đen, chất lượng vượt trội hơn mọi năm.
Nhiều giả thiết cho rằng liệu sản lượng cà phê của Brazil giảm có phải là cơ hội cho Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu cà phê trên thế giới. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, thị phần của Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 18% sản lượng cà phê thế giới do diện tích, sản lượng không biến động nhiều. Do vậy, dù sản lượng cà phê Brazil giảm, Việt Nam cũng khó gia tăng thị phần xuất khẩu.
Theo thống kê, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 14% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil.
Thông tin thêm, trong thời gian này, Canada tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường Colombia và Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ Brazil, Mỹ, Guatemala và Honduras. Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ 7 cho Canada, đạt 3,41 nghìn tấn, trị giá trên 7 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2021, tăng 1,9% về lượng và tăng 9,6% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2020.
Giá cà phê hôm nay 26/7: Vẫn trên đà leo dốc, nguồn cung Brazil tiếp tục gặp khó Giá cà phê liên tục tăng khi dự báo nguồn cung sụt giảm Mặc dù đến hôm nay đà tăng giá đã hạ nhiệt sau khi dự báo thời tiết cho thấy trong tuần tới khả năng xuất hiện băng giá sẽ giảm xuống, vẫn có nguy cơ cao Brazil phải đối mặt với thời tiết băng giá nhiều hơn cho đến giữa...