Giá cà phê hôm nay 6/3: Giá cà phê thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn dù nguồn cung vẫn thiếu hụt
Khi giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang, giá cà phê thế giới được dự báo giảm trong ngắn hạn.
Nhưng về dài hạn, dù tình trạng nguồn cung thiết hụt sẽ giảm dần do vụ cà phê mới sắp bắt đầu, nhưng cầu sẽ tăng trở lại khi căng thẳng điạ chính trị hạ nhiệt.
Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 5/3). (Nguồn: Freepik)
Giá cà phê hôm nay 6/3
Như dự báo cùng các sàn hàng hóa nông sản nói chung, giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn quốc tế đã có phiên hồi phục cuối tuần ấn tượng.
Tỷ giá đồng Real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn sắp bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới. Tình hình góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại, theo báo cáo mới nhất từCục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 4/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng mạnh 25 USD (1,24%), giao dịch tại 2.038 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng tăng 22 USD (1,1%), giao dịch tại 2.013 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng quay đầu tăng 1,35 Cent (0,61%), giao dịch tại 224,25 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,35 Cent (0,61%), giao dịch tại 223 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Trên thị trường cà phê thế giới, chính phủ Brazil đã báo cáo xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 2 tăng 290.200 bao, tức tăng 9,11% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đạt 3.475.183 bao. Theo giới quan sát, số lượng cà phê nhân xuất khẩu trong tháng 2 là kết quả của vụ mùa năm ngoái cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một” của một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và xuất khẩu tăng là do giá giao dịch tại thị trường nội địa được cải thiện rất đáng kể.
Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đã giảm 295.000 bao, tức giảm 23,14% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ đạt 928.000 bao. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 5.341.000 bao, giảm 627.000 bao, tức giảm 10,51% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Trong khi đó, giá vàng, giá dầu thô tiếp nối đà tăng nóng và chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm do lo ngại xung đột Nga-Ukraine chưa thể sớm dịu bớt, dù đã có những vòng đàm phán diễn ra.
Giá cà phê thế giới dù đã hạ nhiệt so với trước đó nhưng vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua do nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Tính đến ngày 4/3, giá cà phê robusta giảm 0,7% so với tháng trước nhưng tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.162 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê arabica toàn cầu dao động ở mức 224,2 US cent/pound, giảm 7,32% so với đầu tháng 2 nhưng tăng đến 74,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đã hạ nhiệt nhưng giá cà phê thế giới vẫn đang ở mức cao nhất kể từ năm 2014.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu hạ nhiệt.
Giá cà phê hôm nay 4/3: Giá cà phê tiếp tục giảm, xung đột Nga-Ukraine 'nóng' nhưng không bằng lạm phát
Về mặt kỹ thuật và cả yếu tố cung-cầu, đường lên của giá cà phê robusta trên sàn London sẽ khó hơn giá arabica ở sàn New York.
Nguồn cung từ Brazil và Indonesia sắp vào mùa, tồn kho đạt chuẩn sẽ được xây cao. Hướng xuống của London lại được quan sát khi mất 2026, cũng không quá bất ngờ khi mất 2002 và giá về 1780/1975.
Giá cà phê trong nước giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 3/3.
Giá cà phê hôm nay 4/3
Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng giảm , giá cà phê robusta trên sàn London đã về sát ngưỡng 2.000 USD/tấn , giá arabica trên sàn New Yorrk cũng mất thêm hơn 2,7%. Trong khi đó áp lực thanh lý vẫn còn đè nặng trên cả hai thị trườngphái sinh do giới đầu cơ đã mua ròng "quá tay"trước đó. Đợt này giá giảm quá nhanh, vài chục USD một lần.
Thị trường cà phê cũng phản ứng với lượng tồn kho arabica đạt chuẩn tăng thêm 7.390 bao, trong khi robusta tiếp tục giảm. London đã vào vùng bán quá mức nhưng các quỹ đầu cơ vẫn cứ bán.
Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa giao dịch ngày 3/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 17 USD (0,84%), giao dịch tại 2.013 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 tiếp tục giảm mạnh 6,3 Cent (2,75%), giao dịch tại 222,90 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6,5 Cent (2,85%), giao dịch tại 221,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cũng tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Giá vàng và dầu thô tiếp tục duy trì tăng nóng đẩy giá cà phê vào thế bất lợi, trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới vẫn nóng hầm hập, Nga vẫn tỏ ra quyết đoán trong chiến dịch quân sự đặc biệt đối với Ukraina.
Thông tin Mỹ mở kho dự trữ 60 triệu tấn dầu, do tồn kho tại New York và châu Âu giảm mạnh, đã khiến giá dầu thô trên sàn vượt mức 100 USD/thùng và dự kiến sẽ còn tăng khi dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy mạnh về đây.
Tuy nhiên, mới đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng, cuộc chiến ở Đông Âu đã làm tăng áp lực lạm phát khiến nền kinh tế thế giới càng thêm khó khăn nên lãi suất cơ bản USD khó mà tăng "cho phù hợp". Trong khi đó, thị trường đồn đoán rằng, Fed chỉ tăng 0,25% thay vì 0,5% như đã dự báo trước đây. Điều này đã khiến chứng khoán Mỹ đảo chiều hồi phục tăng trở lại, USDX nối tiếp đà tăng và tất nhiên các giới đầu cơ trên các thị trường nói chung đã tỏ ra nhẹ nhõm.
Trong bối cảnh đó, dòng vốn lại trở về chứng khoán, dầu thô, tiền trên sàn cà phê bị chia bớt, kể cả vàng cũng đã có những phiên giảm giá.
Xung đột Nga-Ukraine đang "nóng" nhưng tâm điểm lạm phát hiện cũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Giới phân tích cho rằng, chiến tranh đẩy giá dầu thô lên trên 118 USD/thùng, thị trường hàng hóa thực phẩm, nông sản ngũ cốc (trừ gạo) đang tăng mạnh, còn những đồ uống kèm như cà phê chưa đến phiên tăng. Thị trường cà phê được cho thường phản ứng nhanh hơn với giảm giá và chậm hơn với tăng giá, chỉ đến khi nào "bong bóng giá" vỡ bấy giời mới đến phiên cà phê.
Giá cà phê hôm nay 3/3, Giá cà phê quay đầu giảm mạnh; xung đột Nga-Ukraina đưa nông dân vào thế khó Tình hình chiến sự ở Ukraina càng thêm căng thẳng sau hòa đàm lần một bế tắc, đẩy giá vàng và dầu thô tiếp tục tăng nóng. Nhiều hàng hóa nguyên liệu đã trở nên đắt đỏ khi USDX nối tiếp đà tăng, tiếp tục gây khó khăn cho các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê trong ngắn và trung...