Giá cà phê hôm nay 5/5: Bật tăng mạnh, robusta hướng mốc 1.500 USD, triển vọng thị trường tươi sáng
Triển vọng tháng 5/2021, giá cà phê 2 sàn sẽ tiếp nối đà tăng khi các thị trường quay lại mối lo nguồn cung vụ mới từ Brazil sụt giảm và dự báo tồn kho gối vụ cũng không còn nhiều, do đã xuất khẩu mạnh trước đó. Trong khi, một số nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách, hứa hẹn nhu cầu tiêu thụ sớm gia tăng trở lại.
Giá cà phê robusta đã bắt đầu có những phiên tăng mạnh trở lại. (Nguồn: Spectrumnutrition)
Diễn biến giá cà phê hôm nay 5/5
Sau những phiên điều chỉnh, giá cà phê robusta đã bắt đầu có những phiên tăng mạnh trở lại. Theo ghi nhận của TG&VN lúc 0h15 ngày 5/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London trở lại đà tăng mạnh. Trong đó, kỳ hạn giao ngay tháng 7, tăng 18 USD (1,24%), lên 1.474 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 16 USD (1,08%), lên 1.495 USD/tấn. Khối lượng giao dịch cho kỳ hạn tháng 7 tăng trên trung bình .
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York vẫn tiếp tục điều chỉnh dao động tăng giảm trong biên độ hẹp. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 0,2 Cent (0,14%), xuống 140,05 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 0,15 Cent (0,11%), xuống 142 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Phân tích thị trường
Như vậy, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tiếp tục giảm về mức 140.05 Cent/pound và là phiên giảm thứ 5 liên tiếp sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2017 đến nay.
Việc đồng Real tiếp tục suy yếu trước khả năng Ngân hàng Trung ương Brazil sẽ nâng lãi suất cơ bản trong phiên họp chính sách sắp tới, khiến cho lực bán từ nông dân nước này tăng lên trong phiên hôm qua.
Video đang HOT
Bên cạnh đó chỉ số PMI sản xuất của Mỹ tăng trưởng chậm lại trong tháng Tư, thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và có thể ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ.
Thời tiết khô ráo tại các vùng gieo trồng cà phê chính của Brazil có thể đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cà phê arabica sắp tới và tiếp tục gây áp lực lên giá.
Về mặt kỹ thuật, đường MACD và RSI đang hướng xuống, củng cố cho xu hướng giảm ngắn hạn. Mặc dù vậy, giá cà phê arabica đang nhận được lực hỗ trợ khá mạnh bởi đường trendline tăng từ đầu tháng Tư tới nay cùng với đường Fibo 38,2% tại vùng giá 140 Cent. Do đó, diễn biến của phiên hôm nay sẽ quyết định lớn đến xu hướng của giá trong tuần này. Khoảng dao động dự kiến trong có thể sẽ là 2 Cent xung quanh mức 140.
Các sàn châu Âu đóng cửa nghỉ lễ trong ngày hôm qua và sẽ hoạt động trở lại từ hôm nay. Đồng USD tiếp tục suy yếu sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm có thể hỗ trợ tích cực hơn đến giá cà phê robusta, giúp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giữa 2 mặt hàng cà phê khi chi phí kinh doanh trên sàn London giảm xuống.
Giá cà phê robusta nhiều khả năng sẽ chuyển lên vùng giá 1.460 – 1.480 như dự đoán trước đó của các chuyên gia MXV . Và nếu giữ được mức hỗ trợ 1.460, giá sẽ có nhiều khả năng để hướng tới mốc 1.500 trong tuần này.
Về triển vọng, giá cà phê 2 sàn tiếp nối đà tăng khi các thị trường quay lại mối lo nguồn cung vụ mới từ Brazil năm nay sụt giảm và dự báo tồn kho gối vụ cũng không còn nhiều do đã xuất khẩu mạnh tay trước đó. Trong khi một số nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, hứa hẹn nhu cầu tiêu thụ cà phê sớm gia tăng trở lại.
Giới đầu cơ đã quay lại thị trường tăng mua sau khi đã cân đối, điều chỉnh vị thế trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn tháng 5 trên cả hai sàn cà phê phái sinh và còn do nguồn vốn dồi dào từ các chính sách kích cầu.
Giá cà phê hôm nay 26/4: Xu hướng đi lên, ngành cà phê Việt Nam cần 'có trách nhiệm và xanh hơn'
Giá cà phê giao dịch trên thị trường thế giới đang được giữ ở mức cao. Giá cà phê arabica và robusta đều tăng mạnh, lập định mới trong tuần qua.
Bám theo xu hướng thế giới, 6 ngày qua, thị trường cà phê trong nước có xu hướng đi lên, nhìn chung tăng ở tất cả tỉnh thành trọng điểm, ghi nhận mức tăng từ 200 - 400 đồng/kg.
Giá cà phê giao dịch trên thị trường thế giới đang được giữ ở mức cao. (Nguồn: Quotesideas)
Diễn biến giá cà phê hôm nay 26/4
Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) tiếp tục giữ dự báo nguồn cung sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021, với ước tính đạt gần 172 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020. Đồng thời, ICO dự báo niên vụ 2020 - 2021 vẫn dư cung 5,3 triệu bao, tức nguồn cung cao hơn nhu cầu 3,1%.
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo niên vụ 2020-2021, sản lượng của Việt Nam ước đạt 29 triệu bao, giảm 7% so với năm trước, trong đó 28 triệu bao robusta và một triệu bao arabica do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt diễn ra trong suốt năm.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London được điều chỉnh các mức tăng nhẹ. Trong đó, kỳ hạn giao ngay tháng 5, tăng 8 USD, lên 1.387 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng 8 USD, lên 1.416 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 12 USD, lên 1.436 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình .
Tương tự, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp nối xu hướng tăng, với các mức tăng rất đáng kể. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 2,35 Cent, lên 138,5 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 2,35 Cent, lên 140,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình.
Giá cà phê trong nước tăng đồng loạt 100 đồng/kg trong phiên chốt tuần trước
Theo một nghiên cứu mới được Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, công bố, để phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đáp ứng các điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do, ngành cà phê của Việt Nam cần được xây dựng theo hướng "có trách nhiệm" và "xanh" hơn.
Với sự tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chính phủ Thụy Điển, dự án "Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm với môi trường cho hai ngành cà phê và rau quả ở Việt Nam" nghiên cứu cho thấy, châu Âu - thị trường chiếm tới hơn 40% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, luôn khuyến khích và sẵn sang "cộng điểm" cho quy trình sản xuất "có trách nhiệm", thân thiện với môi trường.
Trong khi đó, người tiêu dùng tại Mỹ - thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 của nước ta đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường. Tương tự, Nga và Australia cũng đặt ra nhiều quy định liên quan đến môi trường khắt khe đối với cà phê nhập khẩu.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu này, nhiều doanh nghiệp trồng cà phê của Việt Nam đã tích cực ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất nhằm thiết thực bảo vệ môi trường.Tham khảo giá cà phê tươi thu mua tại một số địa phương trọng điểm tại phiên giao dịch liền trước (ngày 23/4), thị trường giao dịch trong khoảng 32.000 - 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà và Di Linh ở mức 32.100 đồng/kg, Bảo Lộc thu mua ở 32.000 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, huyện Cư Mgar giá cà phê thu mua ở mức 33.100 đồng/kg. Tại Ea Hleo và Buôn Hồ có giá 32.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang ở mức 32.700 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai là 32.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa cà phê tươi thu mua ở 32.800 đồng/kg và Đắk Rlấp là 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà, tỉnh Kon Tum giao dịch ở 32.600 đồng/kg.
Giá cà phê R1 giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh có giá 34.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 23/4: Arabica lập đỉnh mới, Robusta vẫn neo ở mức cao Giá cà phê hôm nay 23/4 trong khoảng 32.100 - 33.000 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn phái sinh trên thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều, nhưng trái ngược hẳn so với phiên trước. Giá cà phê hôm nay 23/4: Arabica lập đỉnh mới, Robusta vẫn neo ở mức cao Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá...