Giá cà phê hôm nay 3/12, Giá tiếp tục tăng tốt, nông dân có lý do trồng thêm cà phê
Dòng tiền được cho là vẫn chưa quay trở lại với thị trường hàng hóa, khi giới đầu cơ vẫn đang chờ đợi thêm các thông tin mới về biến chủng Covid-19 mới, nguy hiểm – Omicron.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (2/12). (Nguồn: Shutterstock)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 3/12
Phiên giao dịch hôm qua thực sự là sự giằng co giữa hai xu hướng tăng giảm. Những lo ngại về nguồn cung tiếp tục là yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê, tuy nhiên, lực mua bị kìm hãm khá nhiều khi nhu cầu tiêu thụ trong ngắn hạn đang bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của biến thể Omicron. Bên cạnh đó, đồng Real ngày càng mất giá khiến nông dân Brazil đẩy mạnh bán hàng và tìm cách hưởng lợi từ sự gia tăng của đồng USD.
Đối với nguồn cung robusta, lượng mưa lớn ở Tây Nguyên, khu vực sản xuất cà phê trọng điểm của Việt Nam, đang cản trở quá trình thu hoạch đã hỗ trợ tâm lý đầu cơ giá tăng. Đây chính là yếu tố thúc đẩy giá robusta có được sức mua lớn trong phiên hôm trước. Mức chênh lệch lớn giữa hai sàn giao dịch trước đó cũng là yếu tố hỗ trợ cho dòng vốn đổ về London nhiều hơn. Trong khi nguồn cung từ nhà sản xuất robusta hàng đầu không dễ sớm cải thiện được và báo cáo tồn kho tại sàn London cũng đang giảm dần.
Ghi nhận của TG& VN vào giờ đóng cửa phiêngiao dịch ngày 2/12), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 21 USD (0,91%), giao dịch tại 2.335 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 12 USD (0,53%), giao dịch tại 2.265 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 3,35 Cent (1,44%), giao dịch tại 236,6 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 3,25 Cent (1,4%), giao dịch tại 235,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 3 tăng mạnh.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Mức độ nghiêm trọng của biến chủng Omicron vẫn còn là một ẩn số. Trong khi đó, khả năng Mỹ sẽ tăng tốc quá trình rút bớt các biện pháp kích thích kinh tế đã hỗ trợ đồng USD tiếp tục hồi phục, kéo dòng vốn đầu cơ rời khỏi chứng khoán quay về lại hàng hóa, đã giúp các thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao đồng loạt tăng, như cà phê là điều ít thấy.
Ông Ole Hansen, Lãnh đạo Bộ phận Chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho biết, giá cà phê đã liên tục tăng trong 12 tháng qua. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là, bao nhiêu yếu tố tích cực cho giá cà phê có thể trụ vững trong tương lai.
Ông nói: “Chúng ta cần tập trung vào những gì đang diễn ra ở Brazil trong năm nay khi tình trạng băng giá và hạn hán ảnh hưởng đến một số khu vực trồng cà phê trọng điểm, khiến vụ mùa 2022 rơi vào tình trạng bấp bênh”.
Theo ông, những hiện tượng thời tiết không thuận lợi này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng vào cuối năm nay, cũng như vào năm 2022 và thậm chí có thể kéo dài đến năm 2023.
Trong khi đó, Maximillian Copestake, Giám đốc phụ trách kinh doanh cà phê tại thị trường châu Âu của công ty Marex, nhận định, cà phê đang ở trong “một cuộc đua tăng giá lớn do mất mát sản lượng”. “Trong vòng 5-8 năm qua, nguồn cung cà phê của thế giới tập trung ở một hoặc hai nước sản xuất cà phê lớn, một là Brazil và hai là Việt Nam”, ông Copestake nói với CNBC.
Theo Maximillian Copestake, nếu nguồn cung từ một trong hai nước này giảm sút, như tình trạng hiện nay, thì cả thị trường sẽ ‘phát điên’ và khuyến khích các quốc gia khác sản xuất thêm cà phê. Đó là nguyên lý nền tảng của thị trường, vấn đề đang nằm ở sự gián đoạn chuỗi cung ứng”. Cũng theo nhà kinh doanh cà phê này, sẽ phải mất khoảng 2 năm để sản lượng cà phê phản ứng với biến động giá.
“Tôi không cho rằng chúng ta đã thoát khỏi sự khan hiếm nguồn cung này, trên bất kỳ phương diện nào”, ông Copstake nhận định. “Nhưng khi giá tăng, nông dân trồng cà phê sẽ không tích trữ nữa, vì giá quá tốt để bán. Họ sẽ có lý do để trồng thêm cà phê. Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong một quá trình như thế”.
Giá cà phê hôm nay 30/11, Giá 'lao dốc' trên cả hai sàn, cơ hội củng cố vị trí của cà phê Việt
Nguồn cung bị thắt chặt, giá vận chuyển cao, thiếu container và dịch Covid-19 xuất hiện thêm biến thể mới khiến giá cà phê không ngừng tăng kể từ giữa tháng 11, xu hướng tăng giá mặt hàng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn ra cho đến hết năm nay.
Giá cà phê trong nước không biến động tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 29/11. (Nguồn: Koreajoongangdaily)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 30/11
Giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh phiên đầu tuần ghi nhận những biến động mạnh, cả sàn London và New York đều một màu đỏ rực, với mức giảm "khủng". "Bẫy giá tăng" đã là một hiện tượng được các nhà phân tích đề cập trước đó, khi thị trường đã liên tục lập đỉnh cao mới. Trên sàn New York, khối lượng hợp đồng dư mua còn lớn, giá cà phê arbica ngấp nghé vùng mua quá mức.
Ghi nhận của TG& VN vào giờ đóng cửa phiêngiao dịch đầu tuần (ngày 29/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm "chóng mặt" 50 USD (2,17%), giao dịch tại 2.258 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 40 USD (1,79%), giao dịch tại 2.197 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 9,95 Cent (4,1%), giao dịch tại 233 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 9,85 Cent (4,07), giao dịch tại 232,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Thói quen cà phê sáng ở Mỹ sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Thời tiết khắc nghiệt ở Brazil - nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đã khiến các vụ cà phê mất mùa. Thêm vào đó, nút thắt cổ chai trong vận chuyển hàng hóa mùa dịch đã khiến nguồn thay thế như Colombia bị hạn chế. Tất cả các yếu tố bất lợi đẩy giá cà phê tăng gần 43% giá trị trong năm nay.
Việt Nam đang có chỗ đứng thích hợp trong thị trường cà phê quốc tế khi tập trung chủ yếu vào dòng cà phê robusta giá dễ chịu hơn.
Nhiều người Mỹ đang phải tính toán nghiêm túc về thói quen uống cà phê, hoặc là bỏ hẳn, hoặc là thay đổi cách uống, khi giá mặt hàng này tăng mạnh. Trước đây, thị trường Mỹ chuộng cà phê arabia, loại thường đến từ Brazil hay Colombia, nhưng từ khi giá cả thay đổi, nhiều người đang tập dần với vị mới.
Nhiều người đang thử dùng robusta, giá bằng một nửa. Một số thương hiệu nổi tiếng thử trộn 2 robusta và arabica với nhau và đã tạo ra được loại hương vị đặc biệt. Arabica thường ngọt, còn Robusta đắng và độ caffeine cao hơn.
Brazil và Colombia xếp số 1 và số 3 thế giới về xuất khẩu cà phê, nhưng chủ yếu là arabica. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng nói chung, nhưng lại đứng đầu về dòng robusta. Việt Nam đang là nhà sản xuất số 1 thế giới về robusta, chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu, giai đoạn 2019 - 2020. Cà phê Việt Nam đang có chỗ đứng rất thích hợp trong thị trường cà phê quốc tế khi tập trung chủ yếu vào dòng robusta đỡ đắt đỏ hơn.
Tiềm năng đang rất lớn, tuy nhiên, cơ hội thay đổi thói quen của người tiêu dùng Mỹ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, sẽ còn phụ thuộc nhiều vào mức giá của mặt hàng này thời gian tới. Tuy nhiên, gần đây giá vận chuyển cao, thiếu container, dịch Covid-19 cũng đang khiến cà phê robusta hụt nguồn cung và bắt đầu tăng giá.
Biểu đồ giá gần đây cho thấy, cà phê robusta giao trong tương lai cũng đang leo dốc lên mốc 2.200 USD/tấn. Mặc dù đây vẫn là mức giá thấp hơn so với arabica, nhưng lại tăng tới 70% giá trị của chính nó trong vòng 1 năm qua.
Giá cà phê hôm nay 23/11, Điều chỉnh trái chiều, khó khẳng định xu hướng giá trong ngắn và trung hạn Thị trường cà phê thế giới không chỉ thể hiện mối lo nguồn cung Brazil sụt giảm, ngay trong năm sản lượng cao theo chu kỳ "hai năm một" , mà còn do nguồn cung từ các nước sản xuất chính khác cũng sụt giảm trong niên vụ cà phê 2021/2022 vì thời biết bất lợi, dịch bệnh lây lan và giá cả...