Giá cà phê hôm nay 27/1, Điều chỉnh mạnh trên cả hai sàn, cà phê Việt có cơ hội mở rộng thị phần tại EU
EU là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng đối với tất cả các nước sản xuất trên thế giới.
EU cũng là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việc đầy mạnh xuất khẩu vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 700-800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 26/1. (Nguồn: Brandsvietnam)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 27/1
Giá cà phê robusta và arabica điều chỉnh trở lại sau phiên đảo chiều bật tăng nóng hôm trước, được cho là nhờ dòng vốn đầu cơ “tháo chạy”. Trong khi đó, tin đồn nông dân Việt Nam không muốn bán cà phê ở mức giá hiện hành, cho dù họ đang cần tiền mặt để chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán đã cận kề. Đồng thời, phần lớn các thương nhân địa phương đã đóng cửa với kỳ nghỉ Tết dài ngày đã làm dấy lên mối lo nguồn cung trong ngắn hạn.
Giá cà phê arabica tăng mạnh lấy lại tất cả thua lỗ của phiên trước đó, một phần do tác động từ các báo cáo về lượng mưa dưới mức trung bình tại vùng trồng cà phê chính ở miền Nam Brazil.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất (ngày 26/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 quay đầu giảm 19 USD (0,85%), giao dịch tại 2.218 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 12 USD (0,54%), giao dịch tại 2.191 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục tăng nhưng đà tăng chậm lại, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 1 Cent (0,42%), giao dịch tại 238,9 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 1,1 Cent (0,46%), giao dịch tại 239,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng yếu hơn.
Video đang HOT
Giá cà phê trong nước đồng loạt đi lên 700-800 đồng/kg sau khi đã giảm vào ngày hôm trước, mức giá cao nhất hiện là 40.300 đồng/kg và thấp nhất là 39.600 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Theo Bộ Công Thương, Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất toàn cầu, chiếm 47,9% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới. Tốc độ nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2015 – 2020 tăng trưởng bình quân 0,3%/năm, đạt bình quân 14,6 tỷ USD/năm (theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế).
Như vậy, EU là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng đối với tất cả các nước sản xuất trên thế giới. EU cũng là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 ~ 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua). Việc đầy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới.
Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành hàng cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cộng với những khó khăn trong hoạt động logistics khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong 11 tháng năm 2021 giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá (do giá xuất khẩu tăng).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 509 nghìn tấn, trị giá 938,72 triệu USD, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường thành viên EU giảm, nhưng xuất khẩu sang các thị trường Đức, Hungaria và Estonia tăng.
Việc ngành hàng cà phê Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng sang thị trường Đức trong năm 2021 được coi là khá thành công. Bởi Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Đức cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất ở EU.
Đức còn là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Trong khi đó, cà phê là một trong những hàng nông sản Đức phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngành công nghiệp rang cà phê của Đức rất lớn, phục vụ cả thị trường nội địa – lớn nhất ở châu Âu và thị trường xuất khẩu.
Giá cà phê hôm nay 17/1, Lượng robusta bán ra lớn, giá cà phê tuần này còn giảm?
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12 đạt 169.349 tấn (tương đương 2,82 triệu bao), tăng 57,6% so với tháng trước.
Con số này chứng tỏ các nhà kinh doanh xuất khẩu đã đẩy mạnh việc giao hàng sau nhiều tháng ách tắc vì dịch bệnh.
Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 15/1). (Nguồn: Quotesideas)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/1
"Vàng có cơ hội bứt phá cao hơn vào tuần tới. Cổ phiếu sẽ mạnh hơn một chút và điều đó sẽ đẩy vàng tăng trở lại qua mức 1.830 USD. Giao dịch COVID là cổ phiếu thấp hơn, vàng thấp hơn", Haberkorn nói với Kitco News.
Khép lại một tuần qua, giá cà phê robusta giảm do áp lực bán thanh lý trên sàn London mạnh. Ngoài ra, báo cáo tháng 12/2021 của Hải quan về xuất khẩu cà phê tháng 12/2021 của Việt Nam tăng mạnh đã kéo theo đà bán ra của thị trường và đẩy giá cà phê robusta về mức thấp nhất 1,5 tháng qua.
Thị trường đón nhận báo cáo xuất khẩu tháng 12 của Hải Quan Việt Nam với dữ liệu hết sức bất ngờ. Theo Báo cáo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12 đạt 169.349 tấn (tương đương 2,82 triệu bao), tăng 57,6% so với tháng trước. Con số này chứng tỏ các nhà kinh doanh xuất khẩu đã đẩy mạnh việc giao hàng sau nhiều tháng ách tắc vì dịch bệnh. Tuy vậy, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 1,56 triệu tấn, vẫn còn thấp 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 14/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 điều chỉnh giảm nhẹ 9 USD (0,4%), giao dịch tại 2.228 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 8 USD (0,36%), giao dịch tại 2.194 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 2,65 Cent (1,12%), giao dịch tại 239,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 2,6 Cent (1,10%), giao dịch tại 239,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là nông dân các tỉnh khu vực Tây nguyên sẽ kết thúc vụ thu hoạch cà phê 2021 - 2022. Giá cà phê vào cuối vụ đang có xu hướng giảm liên tục trong khi giá xuất khẩu vẫn đứng ở mức cao.
Thông tin thị trường cà phê
Theo số liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê thế giới tháng 11/2021 đạt 9,25 triệu bao cà phê các loại, giảm 12,4% so với tháng 11/2020. Tính chung 2 tháng đầu niên vụ 2021/2022, xuất khẩu cà phê thế giới đạt 18,87 triệu bao, giảm 8,8% so với 2 tháng đầu niên vụ 2020/2021. Nguyên nhân sụt giảm là do sự ách tắc kéo dài trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu, không phải do thế giới thiếu hụt nguồn cung cà phê.
Nhận định về giá cà phê robusta thu mua trong nước, một số chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới có thể vẫn còn tiếp tục giảm. Tuy nhiên mức giảm không sâu, do lượng cà phê bán ra lớn. Hơn nữa, do cước vận chuyển cà phê sang các nước châu Âu tăng mạnh nên đang có tình trạng các nhà xuất khẩu ép giá trong nước. Hiện cà phê robusta xuất khẩu khá lớn, tuy nhiên, lượng hàng bị ách tắc cũng không nhỏ.
ICO cho biết, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 được dự báo sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng..
Với cà phê robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê đã có động lực để tăng năng suất bằng cách sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.
Đồng thời, nông dân tiếp tục trồng xen cà phê với các loại trái cây khác như bơ và sầu riêng để tăng thu nhập.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 dự báo tăng 3,6 triệu bao so với niên vụ 2020-2021 lên 26 triệu bao, tồn kho cà phê cũng được dự báo giảm nhẹ.
Đầu tháng 1/2022, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới giảm do nhu cầu suy yếu, trong khi thị trường chịu áp lực bán thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ. Ngược lại, giá cà phê arabica tăng trước tâm lý lo ngại nguồn cung từ Brazil giảm do ảnh hưởng của hai cơn bão Eta và lota, bất chấp việc các quốc gia sản xuất cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao ở khu vực Trung Mỹ báo cáo xuất khẩu tháng 12/2021 tăng mạnh so với tháng 12/2020.
Giá cà phê hôm nay 14/1, Các yếu tố tích cực bị hóa giải, giới đầu cơ ồ ạt bán thanh lý USDA dự đoán, xuất khẩu cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh 26% trong năm tới và dự trữ cà phê toàn cầu ước tính sẽ thấp hơn 10% trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, theo Capital. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua...