Giá cà phê hôm nay 22/11: 2 nguyên nhân giúp giá cà phê lạc quan trong vụ thu hoạch mới
Giá cà phê hôm nay 22/11 đang giữ ổn định. So với đầu tuần, giá cà phê trong nước hôm nay giảm trung bình 800 – 1.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 22/11: 2 nguyên nhân giúp giá cà phê lạc quan trong vụ thu hoạch mới
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.500 đồng/kg. So với đầu tuần, giá cà phê tại Lâm Đồng giảm khoảng 900 đồng/kg.
Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 33.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 33.100 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 32.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và Đắk R’lấp).
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 32.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 32.900 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 32.800 đồng/kg. Như vậy, giá cà phê trong nước hôm nay giảm trung bình 800 – 1.000 đồng/kg so với đầu tuần.
Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giảm 5 USD/tấn (0,36%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.365 USD/tấn, giao tháng 3/2021 giảm 8 USD ở mức 1.495 USD/tấn. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm 5,15 cent/lb (4,27%) ở mức 115,5 cent/lb, giao tháng 3/2021 giảm 5,15 cent/lb (4,18%) xuống mức 118,05 cent/lb.
Như vậy, trong tuần này giá cà phê Robusta trên sàn London có chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Nguyên nhân do áp lực bán hàng vụ mới từ Việt Nam. Nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng vì giãn cách xã hội nên sức bán cũng thể hiện sự dè dặt, thận trọng.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica tại New York đảo chiều giảm mạnh phiên cuối tuần, không chỉ do tác động của thị trường tài chính mà còn là sự điều chỉnh trở lại khi giá đã tăng tới gần 10% trong liên tiếp mấy phiên đầu tuần.
Tại Việt Nam, vụ thu hoạch cà phê năm nay đã chính thức bắt đầu muộn hơn so với mọi năm do tình hình mưa bão liên miên thời gian qua. Theo ghi nhận, trái ngược với không khí rộn ràng những ngày vào mùa các năm trước, năm nay, người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hái với nhiều nỗi lo. Dù trái cà phê chưa đạt tỷ lệ quả chín, song rất nhiều hộ gia đình đã phải huy động bà con, anh em đến thu hái cà phê giúp gia đình để chạy lũ.
Video đang HOT
Tại Đắk Hà (Đắk Lắk), do ảnh hưởng mưa bão, mực nước tại sông Đăk Pxi dâng cao đã làm nhiều vườn cà phê bị ngập úng cục bộ và bắt đầu xuất hiện tình trạng trái rụng. Việc thu hái sớm, dù biết là không đạt sản lượng và chất lượng nhưng vẫn là giải pháp duy nhất để phòng việc mất trắng nếu tình trạng mưa bão tiếp tục kéo dài.
Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam ( Vicofa) dự báo, triển vọng thị trường xuất khẩu cà phê 2 tháng cuối năm và những tháng đầu năm mới sẽ rất khả quan. Không chỉ bởi sản lượng thu hoạch sụt giảm ở nhiều nước, mà đáng chú ý Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trong thời gian tới.
Thị trường nông sản tuần qua: Cà phê, tiêu quay đầu giảm giá
Tuần qua (ngày 16 đến 21/11), giá lúa ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ từ 100-200 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, giá cà phê, tiêu lại quay đầu giảm sau nhiều ngày tăng khá.
Thị trường nông sản trong nước:
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa tươi thường tại tỉnh dao động từ 6.400 - 6.600 đồng/kg; tăng 200 đồng/kg so với tuần trước; các loại lúa chất lượng cao tăng từ 100-200 đồng/kg, cụ thể: Jasmine từ 6.600 - 6.700 đồng/kg, lúa OM từ 6.400 - 6.800 đồng/kg.
Thu hoạch lúa tại Bạc Liêu. Ảnh minh họa: Huỳnh Sử/TTXVN
Giá các mặt hàng gạo tại An Giang duy trì ổn định. Giá gạo thường giao động ở mức 10.500-11.500 đồng/kg, gạo Jasmine từ 13.000-14.000 đồng/kg, gạo Nhật 23.000 đồng/kg, tấm thường 12.500 đồng/kg, nếp từ 13.000 -14.000 đồng/kg...
Theo các doanh nghiệp, trong 10 ngày đầu tháng 11/2020, lượng gạo xuất khẩu đi Philippines bật tăng mạnh khi vượt qua cả tổng lượng xuất khẩu trong tháng 10.
Dự báo mức giá gạo trong thời gian tới sẽ khá tốt. Nhu cầu thị trường lớn, do đó mặt hàng lúa gạo vẫn có lợi thế về giá.
Theo Diễn đàn của người làm cà phê, tuần qua giá cà phê đã quay đầu giảm mạnh giá sau nhiều tuần tăng khá. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên ngày 20/11 dao động trong khung 32.700-33.300 đồng/kg, giảm khoảng 500-7.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Tại cảng Tp. Hồ Chí Minh, giá cà phê robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.446 USD/tấn, với mức chênh lệch 135 USD/tấn.
Vụ mùa mới tại Việt Nam diễn ra khá chậm do mưa bão kéo dài làm quả cà phê chín chậm.
Theo Tintaynguyen, giá tiêu ngày 21/11 trong khoảng 54.000-57.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với cuối tuần trước. Giá tiêu cao nhất vẫn ở Bà Rịa-Vũng Tàu là 57.500 đồng/kg. Tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu được thu mua với mức 56.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 55.000 đồng/kg.
Hiệp hội Tiêu Việt Nam cho biết, sản lượng tiêu đang giảm trong thời gian tới do nhiều người không mặn mà với việc trồng tiêu cộng với diện tích tiêu chết đáng kể trên cả nước.
Tuy việc tăng giá thời gian qua do đầu cơ nhưng nông dân hiện đang có niềm tin rất lớn vào việc giá tiêu tăng trong thời gian tới. Do đó, việc giữ hàng, găm hàng có thể diễn ra ngay trong đầu vụ thu mua năm 2021.
Trên thực tế, những tháng cuối năm, giá tiêu có dấu hiệu tăng trở lại lên mức khoảng 57.000 đồng/kg. Với mức giá này, người dân đã bắt đầu có lãi.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá hạt tiêu tăng trong thời gian tới do sản lượng tại một số nước sản xuất lớn giảm. Nhiều vùng trồng hạt tiêu của Việt Nam bị ảnh hưởng do bão, trong khi lượng hàng tồn kho không còn nhiều.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dịch COVID-19 tại một số nước nhập khẩu hàng hóa (hạt tiêu, cà phê) của Việt Nam đã phần nào được khống chế. Các hoạt động dịch vụ, du lịch, nhà hàng mở cửa trở lại, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hạt tiêu tăng lên.
Thị trường nông sản thế giới:
Về thị trường nông sản kỳ hạn Mỹ, kết thúc phiên giao dịch 20/11, tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn đều đi lên, dẫn đầu đà tăng là giá đậu tương.
Nông dân thu hoạch đậu tương tại trang trại ở Scribber, bang Nebraska, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, giá ngô giao tháng 3/2021 tăng 0,23% lên mức 4,282 USD/bushel, trong khi giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn cũng nhích thêm 0,75% lên mức 5,995 USD/bushel.
Giá đậu tương giao tháng 1/2021 tăng 0,3% và đóng cửa phiên ở mức 11,81 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Theo Công ty nghiên cứu thị trường AgResource có trụ sở tại Chicago, giá các mặt hàng nông sản như ngô, đậu tương và lúa mỳ đều tăng lên trong bối cảnh thị trường có sự điều chỉnh sau khi chứng kiến hoạt động bán tháo chốt lời. Trước đó, nhà đầu tư nhanh chóng bán tháo khi không có bất kỳ hoạt động bán ngô hoặc đậu tương nào của Mỹ cho Trung Quốc trong chín ngày liên tiếp, theo hệ thống báo cáo doanh số hàng ngày.
Bên cạnh đó, thời tiết khô hạn đang có tác động tiêu cực đến triển vọng sản lượng năm 2020, AgResource lưu ý.
Lượng mưa từ nay đến giữa tháng Một tới sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sản lượng tiềm năng của khu vực miền Bắc Brazil. Trong giai đoạn từ ngày 1/9 đến 30/11, khu vực này đang hứng chịu đợt khô hạn nhất trong 40 năm trở lại đây. Tình trạng khô hạn kéo dài cũng ảnh hưởng đến Argentina, nơi mà 25% sản lượng ngô sẽ không thể trồng trọt. AgResource cho rằng giá cả nông sản có thể tăng thêm đáng kể nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Về thị trường gạo châu Á, tuần qua, giá gạo của Việt Nam và Ấn Độ duy trì ở mức tương đương so với tuần trước, trong khi giá gạo Thái Lan đã chạm mức cao nhất trong gần hai tháng do lo ngại về nguồn cung.
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 495-500 USD/tấn. Theo một doanh nghiệp xuất khẩu có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu từ Philippines đang tăng lên. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ duy trì ở mức hiện tại cho đến cuối năm.
Số liệu của chính phủ cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10/2020 đã giảm 5,8% so với tháng trước đó, xuống còn 362.930 tấn.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ duy trì ở mức không đổi so với tuần trước, ở mức 366-370 USD/tấn. Đây là khoảng giá thấp nhất kể từ tuần kết thúc ngày 26/3.
Một thương nhân giải thích cầu yếu do các đơn hàng đang tạm dừng, bên cạnh đó, giá cước vận chuyển container đang tăng lên nên các nhà xuất khẩu không thể giảm giá (để thúc đẩy nhu cầu). Đồng rupee tăng giá cũng làm giảm biên lợi nhuận của các thương nhân từ việc bán hàng ở nước ngoài. Điều này cũng làm giảm sức hấp dẫn của các thương vụ xuất khẩu.
Đáng chú ý, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 475-485 USD/tấn từ mức 470-480 USD/tấn ghi nhận từ tuần trước, và ghi nhận mức cao nhất trong gần hai tháng do lo ngại về nguồn cung cấp, bất chấp nhu cầu tiêu thụ vẫn còn chậm.
Trong khi đó, Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia Bangladesh đã thông báo việc tổ chức đấu thầu quốc tế để mua 50.000 tấn gạo trong tuần này, lần đấu thầu đầu tiên trong vòng ba năm trở lại đây. Nước này đang đối mặt với tình trạng nguồn cung cạn kiệt và giá ngũ cốc tăng vọt. Giới quan sát đánh giá động thái này sẽ khó tác động đến giá ngũ cốc, vốn đã tăng khoảng 50% kể từ tháng Ba, do đại dịch COVID-19 đẩy giá bán trong thị trường nội địa lên mức cao kỷ lục do tình trạng mua sắm hoảng loạn.
Về thị trường cà phê châu Á, giá cà phê robusta của Việt Nam giao tháng 1/2021 giảm 14 USD, tương đương 1%, và giao dịch ở mức 1.402 USD/tấn.
Tại Indonesia, nơi vụ thu hoạch cà phê chính đã kết thúc, cà phê robusta giao tháng 12/2020 được chào bán với giá 250 USD/tấn, tương đương mức giao dịch của các hợp đồng giao tháng 11 ghi nhận tuần trước.
Giá cà phê hôm nay 21/11: Đồng loạt dưới mốc 33 triệu đồng/tấn, cà phê Arabica giảm mạnh Giá cà phê hôm nay 21/11 trong khoảng 32.500 - 33.100 đồng/kg, trên thị trường thế giới, giá cà phê 2 sàn cùng giảm. Giá cà phê hôm nay 21/11: Đồng loạt dưới mốc 33 triệu đồng/tấn, cà phê Arabica giảm mạnh Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.500...