Giá cà phê hôm nay 18/11: Một phiên đảo chiều ấn tượng, thị trường cà phê nhập khẩu Trung Quốc tăng hơn 60%
Theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê của nước này tăng với tốc độ hàng năm là 15%.
Còn theo Mordor Intelligence, thị trường cà phê Trung Quốc dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,15% trong giai đoạn 2021 – 2026.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/11
Giá cà phê robusta giao dịch trên sàn London đột ngột bật tăng mạnh trở lại sau ba phiên sụt giảm đáng kể và liên tiếp. Arabica thì quay trở lại với xu hướng tăng, sau chỉ một phiên điều chỉnh nhẹ.
Phiên điều chỉnh giảm của cà phê arabica sau nhiều phiên liên tiếp tăng mạnh là điều không quá bất ngờ, trong khi báo cáo tồn kho cuối tháng 10 của Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) của Mỹ vẫn ổn định, đảm bảo dự trữ an toàn cho hoạt động rang xay của khu vực Bắc Mỹ. Trái lại, thị trường nội địa Brazil tiếp tục có sự tăng mua nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ cho các thị trường tiêu dùng truyền thống, tuy cũng không dễ dàng mua được của nhà nông khi đồng Real đang có dấu hiệu mạnh lên.
Ghi nhận của TG& VN trước giờ đóng cửa phiêngiao dịch ngày 17/11, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 24 USD (1,07%), giao dịch tại 2.261 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 20 USD (1,10%), giao dịch tại 2.213 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp .
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 10,5 Cent (4,73%), giao dịch tại 264,8 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 103,5 Cent (4,61%), giao dịch tại 272,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Video đang HOT
Lo ngại lạm phát gia tăng vẫn là tâm lý thống trị thị trường, trong khi USDX mạnh lên sau các báo cáo chỉ số kinh tế Mỹ phát triển tích cực. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ và các đồng tiền ảo sụt giảm đã khiến dòng vốn đầu cơ chảy về lại thị trường vàng, trong khi giá đầu thô không khởi sắc như được dự báo.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tháng 9/2021 đạt 45,43 triệu USD, giảm 7,5% so với tháng 9/2020 và giảm 5,1% so với tháng 9/2019.
Tuy nhiên, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tăng 0,6% so với 9 tháng đầu năm 2020 và tăng 2,7% so với 9 tháng đầu năm 2019, đạt 412,82 triệu USD.
Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương, xét về thị trường xuất khẩu, 9 tháng đầu năm 2021 so với 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines, Nga và Hàn Quốc. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam sang thị trường Indonesia tăng tới 104,1%, đạt 19,68 triệu USD, trong thời gian này.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến hiện cho rằng, giá cà phê robusta dù tăng lên mức cao 10 năm chỉ nhằm bù lỗ phần phần nào cho các nhà xuất khẩu và các chi phí liên quan, còn người trồng cà phê Việt Nam chẳng được lợi lộc gì khi hàng vụ cũ không còn, hàng vụ mới đang thu hoạch, trong khi giá cả vật tư đầu vào, nhất là giá phân bón các loại hiện đã tăng cao quá mức.
Thông tin về thị trường cà phê Trung Quốc, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này tháng 9/2021 đạt 54 triệu USD, tăng 62,4% so với tháng 9/2020. 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 46,28 triệu USD, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lại giảm từ 12,34% xuống 12%.
Dù trà vẫn là thức uống truyền thống của người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường khổng lồ này đang tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành thị và lớp người trẻ. Phân khúc cà phê hòa tan chiếm một lượng thị phần đáng kể trên thị trường nhờ vào sự tiện lợi trong sử dụng. Chi tiêu hộ gia đình tăng, lối sống thay đổi và sự chấp nhận các xu hướng văn hóa phương Tây của người tiêu dùng trung lưu đã góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê hòa tan trên cả nước.
Dịch Covid-19 không làm giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê, bởi người dân chuyển sang tiêu thụ tại nhà nhiều hơn. Trong 6 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021), tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đạt khoảng 3,7 triệu bao cà phê loại 60 kg. Trong khi đó, sản lượng cà phê của Trung Quốc đạt khoảng 1,8 triệu bao. Do đó, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu cà phê (HS 0901) của nước này tháng 9/2021 đạt 54 triệu USD, tăng 62,4% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 387,76 triệu USD, tăng 75,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện nguồn cung cấp cà phê cho Trung Quốc khá đa dạng, với khoảng 80 nước cung cấp, trong đó có Guatemala, Ethiopia, Việt Nam, Malaysia, Brazil…
Giá cà phê hôm nay 2/11, Tiếp tục tăng mạnh trên cả hai sàn; Các thị trường kỳ hạn chuyển giờ giao dịch từ 1/11
Thị trường hàng hóa thế giới nói chung và các thị trường cà phê nói riêng sẽ có biến động mạnh trước khả năng Fed thu hẹp các chương trình kích thích kinh tế và nâng lãi suất cơ bản USD nhằm ngăn chặn đà lạm phát vượt mức tại phiên họp chính sách cuối cùng trong năm nay.
Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch đàu tháng (ngày 1/11).
Cập nhật giá cà phê hôm nay 2/11
Giá cà phê bật tăng trên cả hai sàn ngay sau ngày thông báo giao hàng đầu tiên là điều không quá ngạc nhiên, do sàn London vẫn duy trì cấu trúc giá nghịch đảo, một hiện tượng thường chỉ xảy ra khi nhu cầu về hàng giao ngay của thị trường tăng cao.
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta đã có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, biên độ tăng đều rất mạnh, đưa giá cà phê giao dịch tại sàn London lên mức cao 10 năm. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng tất cả 73 USD (3,41%) lên 2.214 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 63 USD (3%), lên 2.160 USD/tấn. Khối lượng giao dịchtrên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo nới rộng khoảng cách.
Trên sàn New York, giá cà phê arabica cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, các mức tăng khá mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tất cả 4,10 Cent (2,05%), lên 203,95 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 4,05 Cent (1,84%), lên 206,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịchtiếp tục giữ cở mức khá cao trên mức trung bình.
Ghi nhận của TG& VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh 50 USD (2,26%), giao dịch tại 2.264 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giá bắt đầu tăng 28 USD (1,3%), giao dịch tại 2.188 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng yếu .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng hòa cùng xu hướng tăng nhanh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 5,15 Cent (2,53%), giao dịch tại 209,1 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng tăng 5.15 Cent (2,49%), giao dịch tại 211,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Thời tiết Brazil thuận lợi hỗ trợ tốt cho cây cà phê ra hoa vụ mới, hứa hẹn năng suất vụ mùa năm 2022 gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, không thể định lượng được về vụ này, vẫn là quá sớm để khẳng định điều gì, khi mà thiệt hại do khô hạn từ đầu năm và các đợt sương giá hồi tháng 7 gây ra cho vụ mùa năm 2022.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tình hình bình thường mới với các lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng, hứa hẹn các thương nhân xuất khẩu sẽ đẩy mạnh việc giao hàng lên tàu để bù đắp cho sự đình trệ trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, theo dự báo, lô hàng xuất khẩu đầu tiên của họ sau giãn cách chỉ được lên tàu rời cảng sớm nhất vào cuối tháng 11, trong khi tại cảng vẫn còn ứ đọng hàng triệu bao cà phê khác cần giao cho khách.
Vụ thu hoạch mới tại vùng cà phê Tây nguyên đã được triển khai nhưng tình trạng thiếu nhân công để tăng cường thu hái đang là vấn đề không nhỏ. Người trồng cà phê kỳ vọng chính quyền các địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ để thu hoạch vụ mùa mới diễn ra thuận lợi.
Trong khi đó, theo phân tích của giới chuyên gia, mỗi khi Fed tăng lãi suất là giá các loại hàng hóa phái sinh sẽ là những đối tượng đầu tiên chịu tác động. Cà phê là một trong những loại hàng hóa nhạy cảm hàng đầu với yếu tố tiền tệ, nên khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do vậy, tranh thủ thị trường đang có mức giá tốt như hiện nay, các nhà sản xuất Việt Nam nên sớm thúc đẩy đưa hàng vụ mới ra thị trường. Bởi nếu muộn hơn, khi Fed tăng lãi suất, đồng thời với sản lượng của Brazil năm sau được mùa sẽ đẩy giá cà phê xuống sâu.
Thị trường cà phê thế giới hiện còn chú ý đến vụ thu hoạch cà phê tại Ấn Độ sẽ bắt đầu trong vài tuần nữa. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giá cà phê robusta trên thị trường quốc tế và tại quốc gia này đã trở thành nguyên nhân chính khiến người trồng ở khu vực Nam Ấn lo ngại. Các nguồn tin thương mại cho biết, mặc dù giá cà phê ở Ấn Độ thường lấy tín hiệu từ thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường London, nhưng mức tăng tương ứng ở thị trường thế giới hiện chưa được ghi nhận rõ ràng ở Ấn Độ.
Lưu ý: Các thị trường kỳ hạn quốc tế thay đổi giờ giao dịch theo giờ mùa Đông
Kể từ tháng 11, thứ Hai (ngày 1/11), các thị trường sẽ có 1 tuần giao dịch chuyển tiếp. Cụ thể, thị trường London mở cửa lúc 16g00' và đóng cửa lúc 00g30'ngày hôm sau; Thị trường New York mở cửa lúc 16g15' và đóng cửa cùng lúc với London.
Kể từ thứ Hai, ngày 8/11, thị trường quốc tế chính thức giao dịch theo giờ mùa Đông. Cụ thể, thị trường London mở cửa lúc 16g00' và đóng cửa lúc 00g30' ngày hôm sau; Thị trường New York mở cửa lúc 16g15' và đóng cửa lúc 01g30' ngày hôm sau.
Giá cà phê hôm nay 31/10, Robusta phục hồi nhanh; Cẩn trọng hiện tượng đầu cơ, thao túng giá Thị trường cà phê thế giới đang chịu ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ, khi nhiều ngân hàng trung ương các nước xem xét khả năng cắt giảm gói kích thích tài chính do bắt đầu lo ngại lạm phát vượt mức và dai dẳng. Giá cà phê trong nước tăng 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm...