Giá cà phê hôm nay 16/4: Dừng tăng mạnh, tạm điều chỉnh; cà phê robusta có thể sớm vượt ngưỡng 1.380 USD
Brazil bắt đầu thu hoạch cà phê robusta và khoảng hai tháng sau là cà phê arabia theo đúng thời vụ.
Dự kiến năm nay, sản lượng cà phê arabica giảm mạnh tới 35%, trong khi robusta tăng khoảng 11% với tổng sản lượng 52 triệu bao. Theo đó, Citigroup ước tính, toàn cầu sẽ thiếu hụt 7,5 triệu bao cà phê arabica trong niên vụ mới 2021/2022.
Giá cà phê arabica duy trì phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Trong ảnh, công nhân thu hoạch cà phê tại một nông trại thuộc thành phố Machado, bang Minas Gerais, Brazil. (Nguồn: Bloomberg)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/4
Sau những phiên tăng mạnh mẽ của ngày hôm trước, giá cà phê các loại trên các sàn quốc tế đang tạm dừng để điều chỉnh. Ghi nhận vào lúc 1h00 ngày 16/4 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe_London (Anh) giao tháng 5/2021 giảm nhẹ, hiện giảm 2 USD/tấn (0,15%) so với chốt phiên trước đó, lên 1.363 USD/tấn; giá giao tháng 7/2021 cũng giảm 2 USD/tấn (0,14%), giao dịch ở 1.389 USD/tấn. Khối lượng giao dịch giảm, dưới trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) không còn tăng mạnh nhưng vẫn duy trì được xu hướng tăng giá, giao tháng 5, tăng nhẹ 0,6 Cent (0,45%) lên 132,7 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng nhẹ 0,65 Cent (0,48%), lên 134,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Phân tích kỹ thuật: Như vậy, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 dù không giữ được đà tăng mạnh, nhưng vẫn duy trì phiên tăng thứ 4 liên tiếp, đưa giá lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Đồng USD tiếp tục suy yếu và đẩy đồng Real của Brazil tăng mạnh, hạn chế lực bán từ nông dân Brazil, là nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá cà phê arabica nói chung và các mặt hàng cà phê nói riêng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, hoạt động kinh tế ở nước này đã tăng tốc trở lại từ cuối tháng 2 tới nay, nhờ mức độ tiêm chủng rộng rãi của vaccine Covid-19, cũng góp phần tác động tích cực đến giá cà phê.
Về mặt kỹ thuật, giá đã vượt lên trên đường xu hướng giảm từ đầu tháng 3 đến nay, và chuyển sang một xu hướng tăng ngắn hạn mới từ đầu tháng 4. Dù đang bị cản ở đường Fibo 78.6% nhưng các loại hàng hóa nhìn chung đều đang tăng, có thể ảnh hưởng tích cực và giúp giá cà phê arabica hướng đến mức kháng cự 135 Cent.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 đã có một phiên tăng mạnh trở lại sau 2 phiên đi ngang trước đó nhờ lực kéo của giá cà phê arabica. Hôm nay, giá robusta lại có một phiên điều chỉnh giảm nhẹ, tuy nhiên, giá đã vượt lên mức kháng cự 1.356 ở đường Fibo 23.6% và đang tiếp tục hướng đến đường Fibo 38.2% ở vùng giá 1380.
Vùng mây kumo phía phước không quá dày cùng với đường MACD vừa cắt lên trên mức 0 sẽ là các yếu tố hỗ trợ đáng kể cho giá cà phê robusta. Các chuyên gia phân tích của MXV dự báo, giá cà phê robusta có thể sớm vượt lên mức 1.380 trong tuần này nếu đồng USD tiếp tục suy yếu.
Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh 400 đồng/kg trong ngày hôm qua
Tham khảo giá cà phê tươi thu mua tại một số địa phương trọng điểm tại phiên liền trước (ngày 15/4), giá thị trường bật tăng mạnh 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm, giao dịch trong khoảng 32.000 – 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà và Bảo Lộc ở mức 32.100 đồng/kg, Di Linh thu mua ở 32.000 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, huyện Cư M’gar giá cà phê thu mua ở mức 33.100 đồng/kg. Tại Ea H’leo và Buôn Hồ có giá 32.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang ở mức 32.700 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai là 32.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa cà phê tươi thu mua ở 32.700 đồng/kg và Đắk R’lấp là 32.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tăng nhẹ lên mức 32.800 đồng/kg.
Giá cà phê R1 giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh có giá 34.300 đồng/kg.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng khoảng 12,79 triệu bao, giảm 13,88% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Sở dĩ xuất khẩu cà phê sụt giảm rất mạnh là do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua và nhất là người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng, do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.
Giá cà phê hôm nay 12/4: Trong nước ảm đạm, mối nguy cho Robusta Việt ngày càng lớn
Giá cà phê hôm nay 12/4 cao nhất 32.400 đồng/kg. Giá cà phê trong nước đi ngang 2 ngày cuối tuần, dự báo sẽ kém khả quan trong tuần này.
Giá cà phê hôm nay 12/4: Trong nước ảm đạm, mối nguy cho Robusta Việt ngày càng lớn
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 32.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 32.300 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 32.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 32.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 32.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 32.300 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 32.300 đồng/kg. Sáng hôm nay giá cà phê tại các địa phương tiếp tục giữ ổn định. Tổng hợp tuần trước, giá cà phê tăng trung bình 400 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2021 giảm 2 USD/tấn giao dịch ở mức 1.343 USD/tấn, giao tháng 7/2021 giảm 6 USD/tấn ở mức 1.363 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2021 giảm 0,6 cent/lb ở mức 127,15 cent/lb, giao tháng 7/2021 giảm 0,6 ở mức 129,15 cent/lb.
Giá cà phê suy yếu phiên cuối tuần trước nguyên nhân do sự cân đối, điều chỉnh vị thế đầu cơ trên cả 2 sàn phái sinh khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 cũng sắp cận kề. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá cà phê cơ sở tháng 7/2021 của Robusta trên sàn London tăng 13 USD/tấn, giá Arabica trên sàn New York tăng 5,6 cent/lb.
Các chuyên gia cảnh báo, hiện thị trường cà phê đang bước vào thời kỳ kinh doanh theo "thời tiết". Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất của cà phê xuất khẩu Việt Nam chính là giá cước vận tải đang vẫn cao.
Thực tế cho thấy, thị trường cà phê trong nước không mấy sôi động trong những tháng đầu năm 2021. Giá cước cao khiến hoạt động xuất nhập khẩu dè chừng. Hệ lụy từ việc trên có thể dẫn đến tình trạng tình trạng "tắc" đường bán của nông dân. Lâu dài thị phần cà phê Việt Nam sẽ giảm, nhường cho các nước khác. Khi mà tới đây Robusta tại Brazil và Indonesia sẽ thu hoạch rộ.
Điều đáng lo hơn nữa, khi Robusta không được cung cấp đều đặn, các công ty sản xuất cà phê rang xay sẽ tính thay thế bằng Arabica chế biến khô giá rẻ. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là mối nguy lớn cho Robusta Việt Nam.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 3/2021 đạt 145.000 tấn, trị giá 275 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung quý I/2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 428.000 tấn, trị giá 771 triệu USD, giảm 17% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 3/2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân ước đạt 1.897 USD/tấn, tăng 7,9% so với tháng 2/2021 và tăng 12,8% so với tháng 3/2020. Tính chung quý I/2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân ước đạt 1.801 USD/tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện EU đang là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam nhất, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).
Giá cà phê hôm nay 28/3: Giá còn tăng, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và tắc nghẽn hàng hóa tại kênh đào Suez Giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh bật tăng mạnh trong phiên đóng cửa tuần này. Lo lắng về sự cố tàu vận tải container mắc cạn tại kênh đào Suez khiến lưu thông hàng hóa thế giới bị đình trệ, nên những ngày tới giá cà phê nhiều khả năng sẽ có biến động rất đáng kể. Giá cà phê...