Giá cà phê hôm nay 13/1, Giá cà phê đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao, dư cung bằng một nửa niên vụ trước
Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tháng 12/2021, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm khi vượt mốc 200 US Cent/lb, lên mức trung bình 203,06 US Cent/lb.
Giá cà phê trong nước điều chỉnh tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 12/1. (Nguồn: Dailycoffeenews)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 13/1
Giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch phái sinh tiếp tục tăng tốt. Giá cà phê thế giới liên tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong thời gian qua chủ yếu là do các vấn đề liên quan đến nguồn cung cà phê của Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Xu hướng tăng từ đầu niên vụ 2021-2022 đến nay cho thấy giá cà phê có thể đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2011 sau nhiều năm liên tiếp ở mức thấp. Mức giá tăng mạnh 4% so với tháng 11/2021 và tăng tới 75,5% trong vòng một năm qua. Đáng chú ý, đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong một thập kỷ qua kể từ khi chỉ số giá cà phê tổng hợp toàn cầu đạt 213,04 US Cent/lb vào tháng 9/2011.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục tăng 17 USD (0,75%), giao dịch tại 2.285 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 18 USD (0,81%), giao dịch tại 2.234 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng tăng mạnh hơn, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 5,25 Cent (2,21%), giao dịch tại 242,3 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 4,95 Cent (2,09%), giao dịch tại 241,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Trong chốt phiên hôm qua, giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong nước. Trong đó, mức giá cao nhất theo ghi nhận là 40.100 đồng/kg.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Trong báo cáo tháng này, ICO điều chỉnh ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020-21 lên mức 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước.
Trong đó, sản lượng cà phê arabica ước tính tăng 2,3%, lên 99,1 triệu bao từ 97,1 triệu bao trong niên vụ 2019-2020; trong khi sản lượng robusta ước tính đạt 70,4 triệu bao, giảm 2,2% so với mức 71,9 triệu bao của niên vụ trước.
Tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 so với 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.
Trong tháng 12/2021, tồn kho cà phê được chứng nhận trên sàn London và New York cũng đã giảm trong 7 tháng liên tiếp xuống 3,3 triệu bao từ 4,9 triệu bao của tháng 6/2021, tương ứng giảm 31,5%.
Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11/2021 đạt 9,3 triệu bao (loại 60 kg/bao), giảm 12,4% so với 10,6 triệu bao của tháng 11/2020. Trong đó xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 28,0%, trong khi khu vực châu Á và Châu Đại Dương tăng 17,6%, khu vực Trung Mỹ và Mexico tăng 29,4%.
Brazil là yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ khi lượng cà phê xuất khẩu của nước này đã giảm mạnh 33,9% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2021-2022 sụt giảm do cây cà phê arabica bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của nước này đang gặp khó khăn do các vấn đề liên quan đến logistics, đặc biệt là việc thiếu hụt các container vận chuyển.
Ngược lại, Ấn Độ và Việt Nam và Guatemala, Honduras và Nicaragua là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trưởng 2 con số ở khu vực châu Á và châu Đại Dương cũng như khu vực Trung Mỹ và Mexico.
Tính chung trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022 (tháng 10 và tháng 11), xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm mạnh 24,4%, xuống còn 9,7 triệu bao so với 12,8 triệu bao trong cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil giảm 31,4%, xuống 6,4 triệu bao từ mức từ 9,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương trong 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 6,2 triệu bao, tăng so với 5,1 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Tại khu vực này, xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam đạt lần lượt là 1,1 triệu bao và 3,4 triệu bao, tăng khá mạnh so với con số 0,7 triệu bao và 2,9 triệu bao đạt được trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021.
Tương tự, trong 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê từ khu vực Trung Mỹ và Mexico đạt 0,9 triệu bao, tăng so với 0,7 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Trong đó, Guatemala, Honduras và Nicaragua xuất khẩu khoảng 0,2 triệu bao mỗi nước.
Trái lại, xuất khẩu cà phê của châu Phi giảm 1,8% xuống còn 2,1 triệu bao trong 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022. Trong đó, Kenya giảm 49,7%, Bờ Biển Ngà giảm 34,1%; trong khi xuất khẩu cao hơn 17,8% tại Tanzania.
Giá cà phê hôm nay 8/1, Màu xanh trở lại, thị trường giằng co trước áp lực bán phòng hộ hàng vụ mới
Dữ liệu Thương mại tháng 11 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu toàn cầu đạt tổng cộng 9,25 triệu bao cà phê các loại, giảm 12,41% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nguyên nhân xuất khẩu sụt giảm được cho là do sự ách tắc kéo dài trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu chứ không phải do thế giới thiếu hụt cà phê.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm thêm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua (7/1).
Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/1
Giá cà phê giao dịch trên hai sàn phái sinh tăng trở lại trong phiên cuối tuần sau nhiều phiên suy yếu liên tiếp của robusta và đi ngang của arabica, bất chấp báo cáo tồn kho mới nhất do hai sàn "chứng nhận" đà tiếp tục sụt giảm.
Theo các nhà quan sát, áp lực bán phòng hộ hàng vụ mới từ các quốc gia sản xuất cà phê tiếp tục đè nặng lên hai sàn giao dịch kỳ hạn. Tuy các thị trường có sự hỗ trợ của một số báo cáo xuất khẩu giảm nhưng không loại trừ lực bán phòng hộ khá mạnh từ các nhà sản xuất chính trên thế giới, trong khi thu hoạch vụ mùa mới năm 2022 của Brazil cũng sắp tới gần.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch liền trước (ngày 7/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 9 USD (0,39%), giao dịch tại 2.316 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 11 USD (0,49%), giao dịch tại 2.266 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp . Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 6,75 Cent (2,91%), giao dịch tại 238,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 6,45 Cent (2,78%), giao dịch tại 238,30 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.
Tiếp tục giảm 300 đồng/kg trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 7/1), khu vực Tây Nguyên hiện đang thu mua cà phê trong khoảng 39.600 - 40.400 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Với suy đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thu hẹp chương trình kích cầu và nâng lãi suất cơ bản USD không chỉ 3 lần như thị trường đã dự kiến trước đó. Nhiều thị trường hàng hóa bao phủ sắc đỏ do phần lớn các nhà đầu tư cắt giảm vị thế ròng hiện đang nắm giữ để phòng tránh rủi ro trong ngắn hạn.
Áp lực bán phòng hộ hàng vụ mới kết hợp với sự thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ khiến giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn vẫn còn trì trệ...
Lực bán mạnh tiếp tục đẩy giá của các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đóng cửa trong sắc đỏ. Tuần qua, giá arabica phiên thứ ba liên tiếp khi "dừng chân" ở mức 231,7 cents/pound. Giá robusta giảm về 2.307 USD/tấn. Cả hai mặt hàng cà phê đều đang ở trong giai đoạn giảm điều chỉnh từ mức đỉnh 10 năm. Trước đây, giá arabica đã giảm mạnh hơn, nên trong giai đoạn này, lực bán trên thị trường robusta sẽ nhỉnh hơn. Ngoài ra, vì tiến độ thu hoạch ở Việt Nam đang rất thuận lợi, làm giảm tâm lý lo ngại về nguồn cung nên các nhà đầu tư cũng tăng cường bán ra.
Giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.
Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cà phê hôm nay 12/1, Lý do giá robusta đột ngột giảm sốc, dự báo về xu hướng thị trường rõ ràng hơn? Tháng 11/2021, giá cà phê đã đạt mức cao mới trong nhiều năm, khi giá chỉ báo tổng hợp của ICO trung bình hàng tháng đạt 195,17 US Cent/lb, tăng 68% so với mức 115,7 US Cent/lb trong tháng 1/2021. Mức giá này trong niên vụ cà phê 2021-2022 đánh dấu sự phục hồi đáng kể và ổn định từ mức thấp đã...