Giá cà phê hôm nay 12/8: Chỉ là củng cố đà tăng, giá sắp chạm đỉnh?
Đợt sương giá tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khiến sản lượng cà phê của nhà sản xuất cà phê hàng đầu Brazil hao hụt đáng kể.
Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển tăng phi mã có thể sẽ đẩy giá cà phê bán lẻ chạm đỉnh trong vài tuần tới.
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh 600 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua 11/8. (Nguồn: Getty Images)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 12/8
Trên thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay tạm điều chỉnh sau hai phiên tăng mạnh. Đánh giá mới nhất về tác hại của các đợt sương giá tháng 7 ở Brazil là khả năng thiệt hại có thể lên tới 10 triệu bao, chủ yếu là cà phê arabia. Tuy nhiên, thời tiết khô ngắn hạn đôi khi lại phù hợp với cây cà phê sau thu hoạch, hơn nữa, nông dân Brazil đã không còn phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa tự nhiên như trước đây.
Diễn biến của hai sàn giao dịch kỳ hạn phiên vừa qua thể hiện mối quan ngại của thị trường về vấn đề xuất khẩu cà phê robusta từ khu vực Đông Nam Á trong ngắn hạn hơn là sản lượng cà phê Brazil năm 2021 và năm tiếp theo.
Ghi nhận của TG&VN vào lúc 23h45 ngày 11/8 (giờ Hà Nội),giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 9 quay đầu giảm nhẹ 5 USD (0,27%), giao dịch tại 1.853 USD/tấn; Trong khi vẫn giữ nguyên hiện tượng giá đảo, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 5 USD (0,27%), xuống 1.858 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Trái lại, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,75 Cent (0,96%), giao dịch tại 183,75 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 186,95 Cent (1%), xuống 184,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tăng mạnh.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Theo Reuters , đợt lạnh giá tồi tệ nhất ở Brazil kể từ năm 1994 đẩy giá cà phê nhân lên mức cao nhất trong gần 7 năm và dự kiến mức tăng này sẽ được chuyển sang người tiêu dùng khi họ mua cà phê rang hoặc cà phê xay trong siêu thị.
Cà phê arabica trên sàn giao dịch dịch liên lục địa (ICE) của Mỹ đã tăng gấp đôi trong một năm qua khi sản lượng cà phê của Brazil giảm sau đợt khô hạn tồi tệ nhất trong 91 năm, nhiều diện tích cà phê bị héo úa, chết rũ.
Đến nay, mức độ thiệt hại vẫn đang được đánh giá nhưng ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề có thể mất 7 năm để sản xuất phục hồi hoàn toàn.
Trong lúc sản lượng cà phê Brazil giảm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì việc thiếu container, thiếu tàu khiến quá trình vận chuyển bị gián đoạn, đẩy giá cước logistics đến các thị trường lớn như Bắc Mỹ và châu Âu tăng mạnh.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá cà phê xay trung bình đã tăng lên mức đỉnh 4,75 USD/lb vào tháng 4, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2015 do hạn hán ảnh hưởng đến cho sản lượng cà phê của Brazil. Động thái này dự báo giá cà phê và giá bán lẻ cà phê sẽ tiếp tục tăng sau đợt biến động này
Cơ quan thống kê của Chính phủ Brazil (IBGE) cho biết, giá cà phê rang xay tăng gần 3,5% trong tháng 6 và dự báo đà tăng giá vẫn chưa dừng lại.
Sau đợt băng giá vào tháng 7, tập đoàn cà phê hàng đầu của Brazil Abic đã yêu cầu các nhà rang xay phân tích chi phí và điều chỉnh giá cho phù hợp để duy trì hoạt động kinh doanh. Abic ước tính, từ tháng 12/2020 đến cuối tháng 7, các công ty đồng loạt có thông báo tăng giá và giá cà phê nhân cho các nhà rang xay ở Brazil tăng khoảng 80%.
Như vậy, giá cà phê tăng do chi phí nguyên liệu, vận chuyển leo thang trong vòng một năm qua. Những biến động giá cà phê nhân được phản ánh trên thị trường thông qua giá bán lẻ. Ngoài ra, sự thiếu hụt container, chi phí vận chuyển tăng cao cũng góp phần đẩy giá cà phê bởi trái ngược với các mặt hàng như ngũ cốc được vận chuyển bằng tàu hàng rời, cà phê phải vận chuyển bằng tàu chuyên chở container.
Giá cà phê hôm nay 11/8: Tiếp nối đà tăng mạnh mẽ, tăng xuất khẩu vào thị trường cửa ngõ châu Âu
Giá cà phê hai sàn bật tăng mạnh do lo ngại trước dự báo thời tiết khô hạn trong vòng 10 ngày tới ở Brazil, là điều kiện thuận lợi để hình thành sương giá mùa Đông trong tháng Tám.
Thời tiết Brazil vẫn sẽ là một trong những tâm điểm chú ý của các thị trường cà phê phái sinh trong tháng này.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 700 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua (10/8). (Nguồn: Newtimes)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 11/8
Dự báo thời tiết khô hạn ở Brazil và thông tin dịch bệnh Covid-19 hoành hành mạnh, ngăn cản hoạt động xuất khẩu cà phê ở khu vực Đông Nam Á đã thúc đẩy giá cà phê hai sàn kỳ hạn bật tăng mạnh.
Giá cà phê trên các sàn giao dịch phái sinh đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần thứ hai. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 73 USD (4,09%), giao dịch tại 1.858 USD/tấn; Trong khi vẫn giữ nguyên hiện tượng giá đảo, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 66 USD (3,67%), xuống 1.863 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2 Cent (1,12%), giao dịch tại 181,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 1,95 Cent (1,07%), xuống 184,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real giảm theo mối lo chi tiêu vượt trần của chính phủ Brazil và đà giảm của thị trường quốc tế sau sự gia tăng của dịch bệnh covid-19 biến chủng mới.
Theo hãng tin thời tiết Somar, độ ẩm của đất hiện thấp hơn mức tối thiểu 10% sẽ làm cà phê rụng lá. Tuy có thuận lợi để phân hóa mầm hoa nhưng sẽ làm cây cà phê đuối sức và hạn chế năng suất vụ tới.
Giá cà phê robusta bật tăng còn do mối lo nguồn cung ngắn hạn sụt giảm và các cảng xuất khẩu ở Đông Nam Á bị ùn ứ, hàng hóa chất đống gây ách tắc, trong khi dịch bệnh covid-19 biến chủng mới đang bùng phát mạnh tại các quốc gia khu vực này.
Giá cà phê arabica sàn New York sẽ đáo hạn quyền chọn kỳ hạn tháng 9 vào cuối tuần này cũng khiến đầu cơ cân đối, điều chỉnh vị thế hiện được cho là đã "quá mua".
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đức tăng nhập khẩu cà phê nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Dự báo, mức tăng trưởng tiêu thụ cà phê của Đức sẽ tăng khoảng 3 - 5%.
Hiện tại, nhu cầu về cà phê hữu cơ ở Đức tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để tăng xuất khẩu vào thị trường cửa ngõ châu Âu này, doanh nghiệp phải đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đồng thời cần phải đặc biệt quan tâm tới sản xuất cà phê hữu cơ.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, Đức nhập khẩu cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Đức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 148,9 triệu USD, giảm 26,9% so với 5 tháng đầu năm 2020.
Thị phần cà phê của Việt Nam chiếm 5,78% trong tổng giá trị nhập khẩu của Đức trong 5 tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 8,29% trong 5 tháng đầu năm 2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Các thị trường tái xuất cà phê nhân của Đức gồm: Ba Lan (chiếm 26%), Mỹ (chiếm 23%), Tây Ban Nha (10%), Hà Lan (8,4%), Pháp (7,3%) và CH. Czech (4,5%).
Giá cà phê hôm nay 10/8: Robusta, arabica cùng đảo chiều tăng mạnh, còn nguyên nỗi lo nguồn cung Giá cà phê hai sàn tiếp tục sụt giảm do đầu cơ chốt lời ngắn hạn sau khi đã đẩy cao quá mức trước tin tức sương giá gây hại trên vành đai cà phê Brazil. Bên cạnh đó, yêu cầu tăng thêm mức ký quỹ của hai sàn cà phê kỳ hạn cũng khiến giới đầu cơ phải tính toán, cân đối...