Giá cà phê hôm nay 10/3: Robusta tăng mạnh, xu hướng giá chưa rõ ràng; Xung đột Nga-Ukraine thách thức doanh nghiệp cà phê
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 15.406 tấn cà phê sang thị trường Nga, trị giá thu về 37,1 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 53,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 9/3.
Giá cà phê hôm nay 10/3
Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn thế giới sau sự dao động lưỡng lự ở nửa đầu phiên đã chọn hướng tăng theo giá vàng và dầu thô là điều ít thấy. Chỉ số USDX đảo chiều giảm và chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm đã khiến đầu cơ dịch chuyển dòng vốn và lần này các sàn giao dịch cà phê phái sinh được lựa chọn sau chuỗi giảm rất mạnh trước đó.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tiếp tục tăng thêm 23 USD (1,10%), giao dịch tại 2.117 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng tăng 25 USD (1,21%), giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 3,95 Cent (1,70%), giao dịch tại 228,95 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3,8 Cent (1,64%), giao dịch tại 231,6 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình .
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Xu hướng giá vẫn chưa rõ ràng khi các nhà quan sát vẫn cho rằng, phần lớn các nhà sản xuất chính vẫn còn đứng bên ngoài thị trường vì lượng tồn kho dự trữ cũng không nhiều, trong khi thời tiết khô hạn ở miền Nam Brazil chỉ mới diễn ra trong thời gian ngắn ngủi.
Tỷ giá đồng Real tăng lên ở mức 5,0530 = 1 USD cùng với báo cáo thời tiết ít mưa trên các vùng cà phê chính ở miền Nam cũng khiến người Brasil giảm bán là những yếu tố thúc đẩy đầu cơ quay lại hai sàn tăng mua.
Nga hiện đang là thị trường tiêu thụ cà phê quan trọng của Việt Nam, đứng thứ 4 về thị trường xuất khẩu sau EU, Mỹ và Nhật Bản với tỷ trọng chiếm hơn 4% tổng khối lượng xuất khẩu.
Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nga luôn duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng. Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga cũng tăng mạnh 18,4% về lượng và tăng 25,3% về trị giá so với năm 2020, đạt 81.818 tấn, trị giá 173,2 triệu USD.
Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê của Việt nam sang thị trường Nga hiện đang gặp nhiều khó khăn và thách thức do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Thông tin với Reuters, một nhà xuất khẩu Việt Nam cho biết, giá cà phê đã sụt giảm do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đồng thời, người này cũng băn khoăn không rõ lô cà phê vốn đã sẵn sàng vận chuyển của mình có thể được giao hay không và làm thế nào để các khách hàng lớn ở Nga có thể thanh toán trong bối cảnh các lệnh trừng phạt hiện tại ở nước này được đưa ra. Trong khi đó, một nhà xuất khẩu khác cho biết “một số lô hàng đã bị kẹt ở cảng chưa thể giao hàng, kèm theo đó giá cước vận chuyển vẫn đang ở mức cao ngất ngưởng”.
Giá cà phê hôm nay 17/2: Giá cà phê điều chỉnh tăng nhẹ; arabica có thể tiến lên đỉnh 300 Cent/lb
Giá cà phê hôm nay 17/2 đã tăng ngay khi các thị trường thở phào bởi căng thẳng Nga-Ukraine hạ nhiệt, sự lạc quan đã bao trùm trở lại theo sự hồi phục mạnh của USDX và chứng khoán Mỹ.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 500 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (16/2).
Giá cà phê hôm nay 17/2
Giá cà phê hôm nay chỉ còn điều chỉnh tăng nhẹ trên cả hai sàn kỳ hạn, sau khi tăng mạnh theo xu hướng chung của các thị trường hàng hóa nông sản, lấy lại hầu hết những thua lỗ của phiên trước đó...
Tồn kho hai sàn giảm sâu, áp lực của ngày thông báo giao hàng đầu tiên (FND) sắp tới gần, trong khi suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ mạnh tay nâng lãi suất USD trong phiên họp sắp tới mới là điều đáng quan tâm của các giới đầu cơ vào lúc này. Báo cáo tồn kho do ICE giám sát giảm xuống mức thấp 22 năm ở New York và mức thấp hơn 3 năm ở London, đã thúc đẩy đầu cơ quay lại mua ròng sau khi đã mạnh tay thanh lý trước đó.
Ghi nhận vào giờ đóng cửa thị trường ngày 16/2, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 10 USD (0,44%), giao dịch tại 2.291 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 10 USD (0,44%), giao dịch tại 2.275 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 3/2022 chỉ còn tăng nhẹ 0,2 Cent (0,08%), giao dịch tại 252,05 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 0,65 Cent (0,26%), giao dịch tại 252,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng tốt .
Thông tin thị trường cà phê
Theo Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam, chênh lệch giá giữa hai sàn giao dịch đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 hiện ở mức 59% chiết khấu đối với giá robusta.
Sau khi chịu sức ép bán trong ngắn hạn vì những rủi ro chung trên thị trường tài chính, đến từ lo ngại về tình hình địa chính trị ở Nga và Ukraine, giá cà phê đã bắt đầu đi theo các tin tức cơ bản.
Nguồn cung arabica ở trên thế giới hiện đang ở trong tình trạng đáng báo động, bởi xuất khẩu ở cả Brazil và Colombia trong tháng 1 đều giảm. Điều này khiến cho mức dự trữ trên sàn ICE giảm mạnh về 1.027 triệu bao và vẫn là mức thấp nhất chưa từng có trong 22 năm.
Niên vụ sản xuất cà phê ở Brazil đang diễn ra cũng gặp rất nhiều khó khăn vì yếu tố thời tiết. Lượng mưa lớn ở giai đoạn này đã khiến cho sâu bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh rỉ sắt ở cây cà phê, căn bệnh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của quả.
Vì vậy, với các tin tức cơ bản hiện nay, giá arabica hoàn toàn có thể tiến lên mức 300 Cent/lb.
Giá cà phê hôm nay 3/12, Giá tiếp tục tăng tốt, nông dân có lý do trồng thêm cà phê Dòng tiền được cho là vẫn chưa quay trở lại với thị trường hàng hóa, khi giới đầu cơ vẫn đang chờ đợi thêm các thông tin mới về biến chủng Covid-19 mới, nguy hiểm - Omicron. Giá cà phê trong nước tăng mạnh 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (2/12). (Nguồn: Shutterstock)...