Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay “đổi gió” tăng mạnh, làm thế nào để phòng chống bệnh vàng lá, thối rễ cà phê?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều tăng mạnh với mức 700 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên, giá cà phê nhân cũng tăng từ 700-800 đồng/kg.
Chuyên gia chia sẻ cách phòng trị bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cà phê.
Giá cà phê nhân tại Đắk Lắk đảo chiều tăng, nông dân dè sẻn chi tiêu
Sau khi giảm thêm 300 đồng/kg vào phiên giao dịch hôm 25/1, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều tăng mạnh. Trong ngày, cà phê Robusta tại Đắk Lắk được mua ở mức 40.300 đồng/kg, tăng 700 đồng so với ngày hôm trước.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều tăng 700 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê nhân cũng đảo chiều tăng mạnh. Hiện tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê nhân được mua ở mức trung bình 39.600 đồng/kg, tăng 800 đồng so với ngày 25/1.
Tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum, giá cà phê nhân cũng tăng thêm 700 đồng/kg. Mức giá cà phê nhân trung bình tại các tỉnh này hiện là 40.200 đồng/kg.
Như vậy so với cuối tuần trước, cà phê nhân tại các vùng trọng điểm cà phê của cả nước tăng thêm từ 400-500 đồng/kg.
Tết Nguyên đán đang đến cận kề, năm nay, mặc dù giá cà phê tăng so với các năm trước song nông dân không vì thế mà vui mừng. Biến động của giá cà phê cùng với biến động các mặt hàng khác theo chiều hướng tăng mạnh khiến nông dân trồng cà phê hết sức e dè khi mua sắm Tết.
Video đang HOT
Một bộ rễ cà phê xuất hiện các nốt sần, dấu hiệu của bệnh vàng lá, thối rễ. Ảnh: Duy Hậu.
Ông Trần Đăng Mạnh (xã Ea Nam, huyện Ea HLeo, Đắk Lắk) chia sẻ: “Năm nay dịch bệnh triền miên, cà phê được giá nhưng nhiều mặt hàng khác cũng “đội giá” rất cao. Vì thế gia đình tôi gần như không dám vung tiền ra tiêu Tết”.
“Tôi chỉ sắm những thứ cần thiết để cúng kính ông bà trong dịp Tết. Tất cả đều chỉ sắm vừa đủ, nhiều thứ phải cắt giảm bớt. Giá cà phê có tăng một chút nhưng trước mắt là một vụ cà phê mới với rất nhiều thứ phải chi ra, gia đình chỉ dám dè sẻn chứ không dám phung phí”- Bà Lê Thị Nụ (xã Ea MRoh, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) nói.
Làm thế nào để phòng trị bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cà phê?
Vàng lá, thối rễ trên cây cà phê là một căn bệnh thường gặp. Theo đánh giá, căn bệnh này không khó để phòng trị. Tuy nhiên, nếu nông dân không có biện pháp xử lý tốt thì sẽ để lại hậu quả về sau.
Một cán bộ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, vàng lá, thối rễ xuất phát từ các vết thương cơ học hoặc tuyến trùng, rệp sáp đất, nhện đất… tạo nên vết thương hở. Từ đó nấm Fusarium spp và Rhizoctonia solani sẽ xâm nhập và gây bệnh vàng lá thối rễ.
Khi mắc bệnh này, cây cà phê có triệu chứng sinh trưởng và phát triển kém, chùn đọt, cây thấp, ít cành lá, lá vàng, thối rễ cọc, rễ tơ… Bệnh thường xuất hiện vào giữa mùa mưa. Nấm bệnh tồn tại trong đất xâm nhập vào cây qua vết thương. Ở những vùng đất ẩm ướt, bệnh thường nặng hơn.
Theo cán bộ này, để xử lý dứt điểm, có hiệu quả cao nhất bệnh vàng lá, thối rễ thì nông dân cần chú ý một số kỹ thuật ngay từ khi trồng. “Hiện có nhiều giống cà phê kháng bệnh khá tốt, nông dân nên lựa chọn các loại giống này về trồng. Quá trình trồng, nông dân cần phải xử lý đất để tiêu diệt tuyến trùng”.
“Đối với cây cà phê tái canh, nông dân cần có thời gian luân canh cây trồng khác. Sau khi trồng lại, tuyệt đối nông dân không trồng vào hố cà phê cũ”- cán bộ này nói.
Cũng theo cán bộ này, ngoài các yếu tố cơ bản trên, nông dân cần chú ý bón phân cân đối để tăng cường sức khỏe cho cây cà phê. Sử dụng một số phân bón kết hợp để tăng sức đề kháng cho cây cà phê. Quá trình làm đất, nông dân cần tránh tạo các vết thương cơ giới trên cây cà phê. Vào mùa mưa, nông dân cần làm xốp đất, tránh tác động vào bộ rễ vào thời gian này, không để cây cà phê bị ngập úng.
“Đối với cây bệnh nặng thì phải nhổ bỏ, xử lý đất bằng các biện pháp hóa học, phơi đất để có thể tái canh. Đối với cây mới nhiễm bệnh, nông dân có thể xới nhẹ đất xung quanh gốc, tưới ướt vùng đất xung quanh gốc bằng dung dịch thuốc trị nấm kết hợp với thuốc trị tuyến trùng”- cán bộ này nói thêm.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, 7 lưu ý khi trồng xen canh trong vườn cà phê
So với đầu tuần, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay, 31/12/2021 giảm 100 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên khác, trong ngày, giá cà phê cũng giảm 300 đồng/kg.
Khi trồng xen canh các loại cây trồng khác trong vườn cà phê, nông dân cần lưu ý 7 điều dưới đây.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk liên tiếp biến động
Sau 2 phiên liên tiếp tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cà phê nhân Đắk Lắk bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Sau đó, giá cà phê lại đảo chiều tăng 200 đồng/kg hôm 30/12. Tuy nhiên hôm nay, 31/12/2021 giá cà phê lại tiếp tục giảm xuống 300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.
Như vậy so với đầu tuần giá cà phê tại nhân Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg. Hiện cà phê nhân Đắk Lắk được mua với giá 41.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê cũng biến động tương tự. Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông được mua 41.400 đồng/kg, tương đương với giá ở tỉnh Gia Lai. Đây cũng là mức giá cà phê được thu mua tại tỉnh Kon Tum.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Riêng Lâm Đồng, cà phê vẫn được mua với giá thấp nhất. Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Mức giá cà phê trung bình trên toàn tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng.
Thông tin từ cơ quan chuyên môn, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua. Trong niên vụ này, giá cà phê tại Tây Nguyên có thời điểm lên mức cao nhất là 43.000 đồng/kg.
Sử dụng đất trồng cà phê thế nào cho hiệu quả?
Trong bối cảnh diện tích đất phục vụ mở rộng sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm, cùng với sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, làm thế nào để có thể tăng thêm thu nhập trên diện tích cà phê có sẵn là một câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều nông dân.
Một vườn cà phê trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tiến sĩ Phạm Công Trí, một người có thâm niên nghiên cứu về cà phê chia sẻ với PV Báo Dân Việt. Theo tiến sĩ Trí, trồng xen trong vườn cà phê đang là hướng đi bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tối ưu chi phí sản xuất, ổn định năng suất chất lượng cà phê và tăng lợi nhuận.
Tiến sĩ Trí cho biết, để việc canh tác cà phê đạt hiệu quả, trước tiên nông dân cần chọn giống phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật, thực hành sản xuất tốt, quản lý sâu bệnh và dịch hại, sử dụng nước tưới tiết kiệm...
Tiếp đến, để tăng thêm thu nhập trên vườn cà phê thì giải pháp là trồng xen các loại cây phù hợp như cây ăn quả, trụ tiêu sống... Việc đa dạng hóa cây trồng sẽ giúp nông dân có nguồn thu ở nhiều thời điểm, ổn định cuộc sống.
Cũng theo tiến sĩ Trí, theo Trung tâm nghiên cứu Nông lâm Quốc tế ICRAF (1997) "Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó các loài cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau".
Tiến sĩ Trí cho biết thêm, phương thức nông lâm kết hợp tạo ra sản phẩm đa dạng và có sự tương hỗ sinh học và sinh thái sẽ tạo nên tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội so với các hệ thống đơn canh. Nhờ đa dạng về sản phẩm sẽ hạn chế rủi ro về thu nhập (mất mùa, giá cả biến động,...).
"Để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm nguồn thu nhập, thích ứng tốt với giá cà phê hạ thấp, nhiều nông dân Tây Nguyên đang trồng xen cây ăn quả có giá trị cao (bơ, sầu riêng,...), cây công nghiệp (hồ tiêu,...) vào vườn cà phê. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy những mô hình này đem lại lợi nhuận cao hơn từ 30-40% so với cà phê trồng thuần"- tiến sĩ Trí nói.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk cao hơn giá cà phê cách đây 27 năm, vì sao nông dân kêu vẫn lời có tí xíu? Giá cà phê nhân Đắk Lắk nói riêng và giá cà phê Tây Nguyên nói chung hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg. Thời điểm năm 1994, giá cà phê nhân bình quân đạt 36.000 đồng/kg, nông dân trồng cà phê lời nhiều. Vậy giá cà phê hiện nay vượt hơn 40.000 đồng/kg, sao nông dân lại kêu lời ít? Giá...