Giá cà chua tăng sốc, có phải do Trung Quốc “siết” xuất nhập khẩu nên khan hàng?
Giá cà chua tăng cao chưa từng có, lên đến 65.000 đồng/kg. Ngoài lý do nhiều diện tích cà chua bị thiệt hại do mưa, liệu có phải do Trung Quốc “siết” kiểm soát xuất, nhập khẩu nông sản nên hàng hóa trở nên khan hiếm.
Giá cà chua tăng cao chưa từng có
Đã có nhiều năm kinh doanh mặt hàng rau, củ ở chợ dân sinh trên địa bàn phường Mai Động ( quận Hoàng Mai, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hương chưa bao giờ thấy giá cà chua lại tăng cao như hiện nay, một điều có vẻ như bất thường khi thời điểm này nhiều diện tích cây vụ đông, trong đó có cà chua đã cho thu hoạch.
“Cách đây 2 – 3 tuần, giá cà chua chỉ 30.000 – 35.000 đồng/kg, sau đó cứ tăng dần, có lúc lên đến 65.000 đồng/kg, hiện giá cà chua đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức khá cao. Giá cà chua không những tăng cao mà còn rất khan hiếm” – chị Hương cho biết.
Lý giải nguyên nhân giá cà chua tăng cao chưa từng có, nhiều hợp tác xã trồng rau màu ở Hải Dương, Hưng Yên cho biết, do khi bắt đầu vào vụ đông, cây cà chua gặp mưa và sương muối nên thiệt hại nhiều, số còn lại không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, theo các thương lái kinh doanh rau, màu ở chợ đầu mối phía Nam (Hà Nội), nguyên nhân chính khiến giá cà chua tăng cao đột biến là do Trung Quốc hạn chế xuất nhập khẩu mặt hàng rau củ, nên cà chua và một số loại rau củ khan hiếm, việc nông sản ùn ứ ở cửa khẩu do Trung Quốc kiểm soát chặt hoạt động xuất, nhập khẩu cũng khiến hàng hóa về chậm hơn, tạo nên tình trạng khan hiếm.
Được biết, 2/3 lượng cà chua cung cấp cho thị trường là nhập về từ Trung Quốc, còn lại được cung ứng từ các vùng trồng rau màu lớn ở Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội…
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2021, giá trị nhập khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 1,201 tỉ USD, tăng 14,7 % so với cùng kỳ 2020.
Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung rau quả lớn nhất cho Việt Nam (trong đó có cà chua), chiếm đến gần 30% thị phần, tương đương 317,4 triệu USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Giá cà chua tăng cao chưa từng có. Trong ảnh: Thu hoạch, phân loại cà chua tại một hợp tác xã ở Hải Phòng. Ảnh: Thu Thủy.
Trong khi giá cà chua tăng vì khan hàng từ Trung Quốc thì nhiều loại rau, củ khó tiêu thụ vì Trung Quốc “siết” kiểm soát
Trong khi giá cà chua tăng cao chưa từng có thì nhiều loại rau, của ở các địa phương lại khó tiêu thụ vì Trung Quốc “siết” kiểm soát.
Chia sẻ tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 16 do Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức sáng 18/12, ông Vương Tiến Sỹ, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Lào Cai cho biết, tỉnh có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Hiện tại, chè, chuối là những sản phẩm đã được Lào Cai đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu.
Vấn đề của Lào Cai hiện là dứa, với diện tích khoảng 1.600 ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc.
“Rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng”, ông Sỹ nói.
Ông Vi Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp VIGIA (tỉnh Lạng Sơn) thông tin, công ty đang thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm khoai tây, khoai lang, thạch đen cho người dân trên địa bàn tỉnh Lang Sơn.
Riêng đối với thạch đen, đơn vị có thể cung cấp 2.000-5.000 tấn/năm. Hiện, công ty đã đăng ký mã cơ sở đóng gói nhưng hải quan Trung Quốc chưa chấp thuận.
Loại gạo nếp có tên gọi độc, lạ Khẩu Nua Lếch góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Đạt sản phẩm OCOP 3 sao, gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đang tiếp tục gặt hái những thành công ấn tượng, nâng tầm thương hiệu gạo đặc sản của địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế cho các thành viên.
Giống lúa quý cần được bảo tồn và nhân rộng
Tại Bắc Kạn, Khẩu Nua Lếch được biết đến là giống lúa nếp bản địa quý mọc trên dãy Ngân Sơn và phân bố chủ yếu tại các xã Thượng Quan, Thượng Ân, Thuần Mang. Sự khác biệt của giống nếp Khẩu Nua Lếch không chỉ ở tên gọi mà còn bởi hương thơm đặc trưng. Người dân ở đây vẫn thường nói đùa với nhau rằng: "Giữa một vùng đồi núi, chỉ cần nghe thấy mùi nếp Khẩu Nua Lếch tỏa ra là biết đích thị nhà nào thổi xôi ngay!".
Với nét đặng trưng riêng, Gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) được người tiêu dùng ưa thích
Do đặc thù của giống lúa này đòi hỏi điều kiện sinh sống cao cũng như thời gian sinh trưởng dài nên gạo nếp Khẩu Nua Lếch chỉ được sản xuất nhỏ lẻ nhằm phục vụ các dịp Lễ, Tết của người dân địa phương. Tuy nhiên, nhận thấy những giá trị riêng có, anh Nông Công Chức đã quyết định thành lập HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan với mục tiêu mở rộng vùng sản xuất, nâng cao giá trị và hướng đến xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Năm 2012, Viện Khoa học Công nghệ lên địa phương để phục tráng giống gạo này để cây trở nên thấp hơn thay chiều cao bình thường của cây từ 1m8 - 2m nhằm hạn chế gãy đổ nhưng không thành công nên vẫn giữ nguyên bản. Không thể phục tráng nên HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan chuyển hướng tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và hướng dẫn, chuyển giao cho các thành viên và nông dân.
Các loại máy móc, thiết bị, kỹ thuật mới được HTX đưa vào sử dụng, giúp người sản xuất giảm công lao động, bảo đảm an toàn lao động trên đồng ruộng. Thông qua đây, nhiều mô hình, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã đi vào thực hiện giúp người dân tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập.
Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa quý mọc trên dãy Ngân Sơn, có hương thơm rất đặc trưng
Nhờ sản xuất an toàn HTX đang đưa thương hiệu gạo Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn lên tầm cao mới. Năm 2018, toàn xã Thượng Quan thu về trên 120 tấn lúa, với giá bán bình quân 18.000 - 25.000 đồng/ kg thóc, 35.000 - 40.000 đồng/kg gạo.
Ông Nông Công Chức - Giám đốc HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan chia sẻ: "Mở rộng vùng sản xuất là mục đích và phương pháp là đẩy mạnh cơ giới hóa gắn với an toàn lao động. Năng suất, chất lượng là quan trọng nhưng không thể bỏ qua sự an toàn cho các thành viên và các hộ dân liên kiết sản xuất. Đáp ứng được cả 2 điều đó mới là định nghĩa thành công của hợp tác xã". Hiện nay toàn khu đang có tổng diện tích gieo trồng lên đến 34ha.
Cùng với mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nông sản, ông Nông Công Chức cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng phương án kinh doanh, hoàn thiện bao bì và nhãn mác sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hoạt động xây dựng nhãn hiệu tập thể, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, hội thảo thương mại được HTX chú trọng.
Khẩu Nua Lếch đạt sản phẩm OCOP 3 sao
Năm 2018, sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch được huyện Ngân Sơn đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Bắc Kạn chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được UBND tỉnh đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP 3 sao.
Gạo nếp Khẩu Nua được huyện Ngân Sơn đã được đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP 3 sao năm 2018.
Sau bước ngoặt tại OCOP, thương hiệu gạo nếp Khẩu Nua Lếch được biết đến rộng rãi và xuất hiện trên các gian hàng trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Hiện tại, sản phẩm đang được tiêu thụ tại 3 điểm bán tại thị trường tỉnh Quảng Ninh và 11 điểm bán tại thành phố Hà Nội trong đó có hệ thống siêu thị BigC và chuỗi các cửa hàng thực phẩm sạch.
Ông Chức cũng phấn khởi chia sẻ về hình thức kinh doanh online khi có ngày càng nhiều đối tác trên các trang mạng điện tử, giúp các sản phẩm tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Kết hợp với nhu cầu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên và người dân địa phương, lãnh đạo HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan cũng không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đối tác và có khả năng tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh, chủ động đề ra phương án phù hợp.
Để sản phẩm đến được với nhiều người tiêu dùng, HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan thường xuyên tham gia các hội trợ, triển lãm
Chia sẻ thêm về định hướng phát triển cho sản phẩm đặc gạo nếp này, ông Chức cho biết sẽ huy động thêm các nguồn vốn góp của các thành viên để đầu tư, mở rộng diện tích nhằm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động. Đối với các hộ liên kết sản xuất, phía hợp tác xã tiếp tục vận động các thành viên thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, ông Chức cũng bày tỏ nguyện vọng chính quyền huyện, các ngành liên quan của tỉnh có chính sách hỗ trợ đơn vị tiếp cận sâu rộng hơn đến các nguồn vốn để có điều kiện hướng đến nâng sao cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch này.
Tạp huấn dịch vụ công trực tuyến cấp đọ 3,4 cho người dân và doanh nghiẹp Theo Bộ NN-PTNT, năm 2021, các Chi cục, Trung tâm đã thực hiện tốt việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa Quốc gia. Lưu trữ điện tử trên hệ thống Một cửa Quốc gia Cụ thể, Chi cục Thú y vùng I tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trên Hệ thống...