‘Giá 3.000 USD cho một bài hát là quá cao’
Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Duy tiết lộ: “Bây giờ với những nhạc sĩ trẻ, như tôi chẳng hạn, một bài hát bán độc quyền khoảng từ 15-20 triệu”.
- Thời gian gần đây, một số bài báo nói rằng có nhạc sĩ bán một ca khúc có thể lên tới 2.000 hoặc 3.000 USD, thậm chí có người còn khoe mình bán ca khúc được… 4.000 USD. Là một nhạc sĩ đang rất được ưa chuộng hiện nay, bạn nghĩ gì về con số đó?
- Tuy là một nhạc sĩ trẻ nhưng tôi cũng đã hoạt động trong giới từ lâu, bản thân tôi nhận thấy số tiền đó thực sự hơi cao so với thực tế. Bây giờ với những nhạc sĩ trẻ, như tôi chẳng hạn thì một bài hát tôi bán độc quyền khoảng từ 15-20 triệu. Tất nhiên cũng có “du di” một chút tuỳ mức độ thân quen nhưng cũng chỉ trong phạm vi đó thôi. Con số 2.000 đến 3.000 USD là quá cao.
- Nghĩa là một ca sĩ hợp tác lâu dài với một nhạc sĩ, như Hiền Thục và Nguyễn Hoàng Duy chẳng hạn, ca sĩ đó sẽ được “ưu đãi” về giá?
- (Cười) Cái này cũng hơi khó nói. Nhưng nếu là một ê-kíp chung, làm việc lâu dài thì cần phải có sự “ưu đãi” chứ. Dù sao thì nhạc sĩ cũng cần có ca sĩ để đưa ca khúc của mình tới với công chúng. Đó là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi mà.
- Với một nhạc sĩ, lấy ví dụ là bạn đi, mỗi tháng bạn sáng tác được khoảng bao nhiêu ca khúc?
- Khó có thể nêu ra một con số cố định bởi làm công việc về sáng tạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cảm hứng sáng tác chẳng hạn. Nếu trước đây thì tôi rất “sung”, mỗi tháng có thể viết được vài ba bài. Nhưng thời gian càng trôi qua thì tôi lại càng… lười, hơn nữa tôi phải làm việc với nhiều dự án âm nhạc (hoà âm, phối khí) khác nhau, rồi dành thời gian cho gia đình, nên hiện tại khoảng một hoặc thậm chí vài tháng tôi mới cho ra một ca khúc mới.
- Bạn có thể chia sẻ quy trình cho ra một ca khúc mới?
- Với tôi thì đầu tiên tôi sẽ ngồi ở đàn, có thể là guitar hoặc piano để cho ra một dòng hòa thanh, sau đó tôi sẽ cho ra giai điệu, cuối cùng là lời. Từ lúc có bản demo, hòa thanh, thu âm, mix… tới khi thu xong hoàn chỉnh có thể mất khoảng 10 ngày để cho ra một ca khúc mới.
Video đang HOT
- Mất cả tháng để viết ca khúc, mất thêm nửa tháng để hoà âm, phối khí, thu âm… Ca sĩ đi hát có thể nhận được 4.000-5.000 thậm chí 6.000 USD và một bài hát có thể sử dụng trong một thời gian dài trong khi mức giá của nhạc sĩ chỉ chưa đầy 1.000 USD như vậy theo bạn đã hợp lý chưa?
- (Cười) Tôi nghĩ nếu mức giá 2.000-3.000 USD cho một bài hát dành cho các nhạc sĩ cũng hợp lý, bởi với tiền cát xê của các ca sĩ, đặc biệt là ca sĩ hạng A như bây giờ thì số tiền bản quyền, tác quyền đó không phải là cao. Họ mua một bài hát của chúng tôi và sử dụng lâu dài, nhiều lần. Tuy nhiên, thực tế thì với tình cảnh hiện tại, nếu đẩy giá cao như vậy thì nhạc sĩ cũng tự “bắn vào chân mình”, khó có thể hợp tác với các ca sĩ được.
Nguyễn Hoàng Duy và ca sĩ Hiền Thục.
- Vì được giá thấp nên nhạc sĩ thường lựa chọn ca sĩ quen để hợp tác?
- Cũng không hẳn. Nhiều ca sĩ cứ nói ông này chảnh quá, ông A, ông B, ông C… viết cho ca sĩ này, ca sĩ kia mà không chịu viết bài cho mình. Tuy nhiên như trường hợp của bản thân tôi chẳng hạn, thường sẽ “đo ni đóng giày” ca khúc cho một ca sĩ nào đó chứ không phải ai thích lấy thì cứ lấy. Mỗi ca sĩ có một chất giọng, một quãng âm đẹp khác nhau. Ví dụ như nếu tôi muốn viết bài cho Hiền Thục, tôi sẽ nghiên cứu xem quãng âm của Hiền Thục từ nốt nào tới nốt nào là đẹp nhất, cô ấy thường xử lý như thế nào… sau đó mới bắt tay vào viết bài hát rồi đưa cho Hiền Thục, chứ không phải muốn viết sao thì viết. Có nhiều người không hiểu thường cho rằng tôi chảnh, nhưng không phải.
- Giờ thì tôi hiểu lý do vì sao các nhạc sĩ thường kêu rằng sáng tác ca khúc không phải nghề chính của họ vì chỉ với nó, họ không đủ ăn.
- Đúng vậy. Như tôi thì công việc chính vẫn là làm việc tại phòng thu, hoà âm phối khí cho ca sĩ, làm nhạc cho các hợp đồng quảng cáo, thu âm… chứ không ai sống chỉ bằng viết ca khúc. Tuy nhiên thì nếu viết chăm chỉ, mỗi tháng có một vài bài mới thì thật ra nhạc sĩ vẫn sẽ sống được. Nhưng làm giàu thì chắc chắn không có, chỉ là sống ổn thôi. Cuộc sống của nhạc sĩ bây giờ được cải thiện hơn rồi, tương đối ổn định và khá hơn so với lớp nghệ sĩ đàn anh đi trước.
- Nhưng tôi tưởng nhạc sĩ còn có một khoản thu ổn định từ tiền bản quyền, tác quyền từ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả?
- Theo tôi được biết thì bên Cục tác quyền vẫn truy thu số tiền tác quyền cho các nhạc sĩ. Đó là một nguồn thu khá ổn định nhưng để nói nhiều hay ít, đủ sống hay không thì tôi không dám chắc.
- Bạn nghĩ với số tiền tác quyền đang thu hiện tại là cao hay thấp? Có hợp lý chưa?
- Tôi chỉ biết là mỗi tháng người ta gọi lên lãnh tiền thì tôi lên lãnh thôi, chứ cũng không quan tâm xem là người ta truy thu như thế nào, có đúng hay không. Còn về số tiền tác quyền thu như hiện tại, tôi thấy là hơi thấp.
- Còn tiền thuế, bạn nghĩ sao về chuyện “tréo ngoe” mà báo chí nói gần đây về việc ca sĩ cát-xê trên trời mà tiền thuế nộp chẳng bao nhiêu?
- Tôi không phải là ca sĩ nên cũng không dám trả lời sâu về việc này. Tuy nhiên trong các hợp đồng bán ca khúc của tôi cho các ca sĩ, chúng tôi đều có điều khoản thuế rất rõ ràng. Tôi nghĩ làm nghề gì cũng vậy, thuế dĩ nhiên là phải nộp thôi.
Chia sẻ về cát xê của nhạc sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết giá bán ca khúc của anh khoảng từ 800-1.000USD. Giá cao nhất mà Nguyễn Văn Chung bán được cho một ca khúc là 1.500USD. “Nếu chỉ dựa vào tiền bán nhạc cho ca sĩ, chắc chắn chúng tôi không đủ sống. Ngoài sáng tác, tôi còn phải làm biên tập âm nhạc cho các chương trình, viết nhạc cho các TVC quảng cáo, biên tập album…
Nói về sự chênh lệch cát xê giữa nhạc sĩ và ca sĩ, Nguyễn Văn Chung khẳng định: “Giá bán một ca khúc của nhạc sĩ hiện tại là chưa hợp lý so với mức chất xám mà nhạc sĩ đã bỏ ra. Theo như tôi được biết thì ở các nước khác, như Singapore chẳng hạn, ngoài số tiền bản quyền để mua ca khúc thì mỗi khi biểu diễn, ca sĩ cũng phải trích lại một số tiền để trả tiền tác quyền. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc làm này rất khó để kiểm soát. Ví dụ như ca sĩ biểu diễn ở tỉnh chẳng hạn, nhạc sĩ cũng không biết thế nào mà thu. Ngoài ra, khán giả Việt Nam cũng có thói quen “nghe chùa”, không mua đĩa gốc mà mua đĩa lậu, không trả tiền bản quyền online…”
Theo Dân trí
Hiền Thục bị con gái "chê"... hát dở
Một trong những chi tiết vô cùng thú vị được chính Hiền Thục bật mí.
Chiều qua - 24/4, Hiền Thục đã tổ chức buổi giới thiệu album nhạc trữ tình - dân ca mang chủ đề Tằm tháng năm. Đây là dự án đã được Hiền Thục thực hiện từ lâu nhưng đến nay mới chọn được thời điểm thích hợp để ra mắt sau khi một số ca khúc trong album đã được trích ra giới thiệu trước và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả như: Hồn quê, Câu chuyện đầu năm...
Hiền Thục khoe vẻ tươi trẻ và xinh đẹp trong buổi giới thiệu album chiều qua
Tằm tháng năm tập hợp 10 ca khúc chính và 3 bài hát tặng kèm đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả yêu nhạc ở Việt Nam nhưng được Hiền Thục làm mới bằng chính sự trẻ trung trong giọng hát của mình. Tuy vậy, nữ ca sĩ vẫn giữ được tinh thần của những tác phẩm đã đi cùng năm tháng như: Câu chuyện đầu năm, Tơ tằm, Hồn quê, Còn thương rau đắng mọc sau hè, Gió đánh đò đưa, Áo bà ba...
Chia sẻ trong buổi giới thiệu album chiều qua, Hiền Thục cho biết đây là sản phẩm mà cô có rất nhiều kỉ niệm đặc biệt khi thực hiện mà một trong số đó là ca khúc Còn thương rau đắng mọc sau hè. Đây là ca khúc đã được xếp vào hàng "kinh điển" của dòng nhạc quê hương và cũng gắn liền với Hiền Thục từ nhỏ nên ban đầu nữ ca sĩ nghĩ sẽ rất dễ thu âm. Tuy nhiên, khi vào phòng thu thì Hiền Thục mới phát hiện chuyện hát lại bài hát này không hề dễ dàng chút nào. Sau một thời gian "vật lộn" trong phòng thu và cho ra mắt bản master, Hiền Thục đã cho con gái Gia Bảo nghe thử. Bất ngờ, Gia Bảo đã "chê" bản thu của mẹ không hay và khuyên mẹ nên thu âm lại. Cuối cùng ca khúc Còn thương rau đắng mọc sau hè trong album lần này chính là bản thu lại của Hiền Thục theo gợi ý của con gái.
Song song với album Tằm tháng năm này, Hiền Thục cũng cho ra mắt MV của hai ca khúc Chuyện hẹn hò và Gặp nhau làm ngơ được kết nối thành một câu chuyện.
Một số hình ảnh các đồng nghiệp đến chúc mừng Hiền Thục trong chiều qua:
Nguyễn Hoàng Duy và Nguyễn Văn Chung - hai nhạc sĩ ăn ý đã kết hợp thành công cùng Hiền Thục trong nhiều bản hit đình đám
Noo Phước Thịnh cũng đến chúc mừng "đàn chị"
Quang Hà
Theo Kenh 14
V.Music ăn Tết "hoành tráng" Để tổng kết một năm làm việc hiệu quả với nhiều thành công,V.Musicvừa giới thiệu đến khán giả special album mang chủ đềXuân ước mơ. Special album Xuân ước mơ gồm 5 ca khúc viết về ngày Tết rất rộn ràng và nhiều màu sắc như: Ngày Tết Việt Nam (Hoài An), Tết Nguyên Đán (Phương Uyên), Ước mơ ngọt ngào (Hoài An),...