Ghi nhớ những nguyên tắc này, bạn chỉ cần liếc mắt qua cũng xác định được thực phẩm còn dùng được hay đã hỏng phải vứt đi
Nhận biết được thực phẩm đó còn sử dụng được hay không là điều hết sức quan trọng. Cách để nhận biết chúng cũng chẳng quá khó khăn, đôi khi chỉ cần 1 ly nước là bạn đã có thể xác định được thực phẩm đó còn tươi mới hay đã cũ rồi đấy.
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề khá phổ biến và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là do sử dụng thực phẩm hết hạn. Do đó, nhận biết được thực phẩm đó còn sử dụng được hay không là điều hết sức quan trọng. Cách để nhận biết chúng cũng chẳng quá khó khăn, đôi khi chỉ cần 1 ly nước là bạn đã có thể xác định được thực phẩm đó còn tươi mới hay đã cũ rồi đấy. Dưới đây là một số cách đơn giản để nhận biết độ tươi mới của 9 loại thực phẩm.
(Ảnh: brightside)
Dù cho hạn sử dụng của hộp sữa tươi chưa khui đã hết, bạn vẫn có thể sử dụng hộp sữa đó trong vòng 1 tuần kể từ ngày hết hạn ghi trên vỏ hộp sữa. Điều này áp dụng cho sữa 1%, 2% và sữa tách béo. Với sữa tươi đã khui, tùy theo loại sữa, bạn buộc phải sử dụng hết trong 24 giờ hoặc từ 2 đến 3 ngày, bảo quản chúng trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4,4 độ C. Không bao giờ cất sữa ở cánh cửa tủ lạnh vì đó là nơi nhiệt độ không ổn định, không thích hợp để bảo quản sữa.
Gia vị loại lỏng, sệt
(Ảnh: brightside)
- Khi chưa khui, tương cà sẽ có thể bảo quản được 1 năm ở nhiệt độ phòng và khoảng 1 tháng trong tủ lạnh sau khi đã mở.
- Mayonnaise bảo quản được 4 tháng ở nhiệt độ phòng, 3 tháng trong tủ lạnh sau khi đã mở nắp.
Nếu phát hiện kết cấu hoặc hương vị của 2 loại gia vị trên có thay đổi sau một thời gian sử dụng bạn hãy vứt chúng vào sọt rác, đừng tiếc rẻ nhé.
- Nước tương: nếu đã mở nắp, sử dụng tối đa 3 năm, nếu chưa mở, nước tương gần như không có thời hạn.
- Mù tạt: thời hạn 2 năm nếu chưa mở nắp và 1 năm nếu đã mở.
- Nước sốt tabasco: khi màu của sốt chuyển sang sẫm hơn đó là lúc bạn nên vứt chúng đi.
Video đang HOT
(Ảnh: brightside)
Nhìn bên ngoài, những quả dưa hấu có thể sẽ khác nhau tùy theo từng giống nhưng bên trong, quả dưa luôn phải có màu hồng đỏ hoặc đỏ đậm. Nếu bổ quả dưa ra và thấy thịt đã khô hay xốp, màu hồng nhạt, trắng hồng, có chất nhờn thì đó là quả dưa đã quá cũ hoặc đã hỏng. Dưa mới, ngon sẽ luôn có mùi thơm, tươi và rất ngọt.
Thịt bò xay
(Ảnh: brightside)
Thịt bò xay có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày hoặc vài tháng trong ngăn đá. Tuy nhiên, khi thấy thịt có màu sậm đi, nhầy nhụa, có mùi chua, đó là lúc bạn phải vứt chúng vào sọt rác.
Thịt xông khói
(Ảnh: brightside)
Nếu bảo quản đúng cách, thịt xông khói có thể bảo quản trong tủ lạnh được 2 tuần khi chưa khui hộp. Tuy nhiên, khi thịt xông khói đã xuất hiện màu xanh lá cây, mềm nhũn, có nhớt, có mùi lạ, tốt nhất bạn không nên ăn chúng.
Trứng
(Ảnh: brightside)
Trứng bảo quản trong tủ lạnh được 3 tuần và trong ngăn đá được 1 năm. Nhưng nếu bạn phân vân không biết quả trứng ở nhà cũ hay mới, hãy lấy một ly nước hoặc bát nước đầy rồi cho trứng vào trong đấy. Nếu trứng chìm xuống dưới đáy, nó vẫn còn tốt để sử dụng nhưng nếu trứng nổi, nó đã cũ rồi nhé.
Hạnh nhân
(Ảnh: brightside)
Loại hạt này có thể bảo quản tối đa từ 2 đến 4 tuần trong hộp kín sau khi khui. Nếu được cất ở nơi tối, thoáng mát, trong tủ lạnh, hạnh nhân sẽ sử dụng được lâu hơn. Khi được bảo quản trong tủ lạnh, hạnh nhân có thể sử dụng được trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, khi bạn phát hiện những đốm đen trên vỏ hạnh nhân hay bạn cảm thấy chúng đã cứng lại nghĩa là chúng đã cũ và không thể sử dụng được nữa đâu nhé.
Dầu ô liu
(Ảnh: brightside)
Dầu ô liu khi để ở nhiệt độ phòng có thời hạn sử dụng từ 1 đến 2 năm. Nhưng nó sẽ dễ hỏng nếu bảo quản ở môi trường nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Dầu ô liu có thể bảo quản trong tủ lạnh và sau một thời gian, dầu sẽ có vẻ đục, đông lại. Tuy nhiên, điều đó không đáng lo ngại và sau khi hâm nóng, dầu sẽ trở về kết cấu bình thường.
Sữa chua
(Ảnh: brightside)
Khi chưa mở hộp, sữa chua có thể bảo quản 1 tuần trong tủ lạnh và 5 ngày nếu như đã mở hộp. Nếu khui sữa chua và phát hiện có dấu hiệu của nấm mốc hay màu sắc có chút thay đổi, hãy bỏ hộp sữa chua đó đi bạn nhé.
(Nguồn: brightside)
Theo Helino
Dùng chai nhựa này để đựng nước không khác gì uống nước từ bồn cầu
Vì tiện lợi nên rất nhiều người sử dụng chai nhựa để đựng nước hàng ngày tuy nhiên không phải chai nhựa nào dùng để đựng nước cũng an toàn. Nếu không cẩn thận chính những chai nhựa này gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn
Vi khuẩn trong chai nhựa đựng nước chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bạn tưởng tượng.
Chai nhựa là một trong những vật dụng thông dụng nhất trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều người thường tận dụng chai nhựa đựng nước khoáng, nước ngọt,...để tiếp tục uống nước hàng ngày. Thế nhưng, điều này cực kì nguy hại.
Loại nhựa nào thải ra các hóa chất có hại?
Một chai nhựa có thể chứa rất nhiều các hóa chất nguy hiểm. Chú ý đến các dấu hiệu đặc biệt ở phía dưới: những hình tam giác được đánh số đó cho biết loại nhựa nào đã được sử dụng.
Một chai có nhãn 1 (PET hoặc PETE) chỉ an toàn cho một lần sử dụng duy nhất. Khi tiếp xúc với oxy hoặc nhiệt độ cao, kể cả nắng, loại chai đó sẽ thải chất độc hại vào trong nước. Tránh các chai có nhãn 3 hoặc 7 (PVC và PC) vì chúng có thể thải ra các hóa chất độc hại, có thể ngấm vào thực phẩm và đồ uống của bạn. Nếu tiếp xúc lâu dài thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ trầm trọng.
Chai làm từ polyethylene (2 và 4) và polypropylene (5 và PP) phù hợp cho nhiều mục đích. Chúng tương đối an toàn nếu bạn chỉ đựng nước lạnh và thường xuyên khử trùng.
Chai nhựa sử dụng nhiều lần là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Các nhà khoa học nói rằng, uống nước được đựng trong các chai nhựa đã được sử dụng nhiều lần có thể bẩn như khi bạn đang uống nước trong bồn vệ sinh, thậm chí còn có thể "tồi tệ" hơn. Lượng vi khuẩn trong các chai này thường vượt quá giới hạn an toàn, do đó dễ khiến bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa và làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu có ý định tái sử dụng chai nhựa để đựng nước hoặc thực phẩm, bạn nên rửa sạch và súc chai thường xuyên với giấm, nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước rửa chén để ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn....
Chú ý đến cổ chai
Ngay cả khi rửa chai thật kỹ, chúng ta vẫn có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc thậm chí viêm gan A. Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các vi khuẩn sống ở cổ chai - những nơi bạn khó có thể rửa. Những nếp xoắn ở cổ chai và nắp đậy có đầy mầm bệnh sẽ vào cơ thể bạn khi uống. Để an toàn, nên sử dụng ống hút.
Theo www.phunutoday.vn
8 công dụng "tuyệt đỉnh" của màng bọc thực phẩm Màng bọc thực phẩm là vật dụng quen thuộc trong mỗi gian bếp giúp bạn bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến 8 công dụng "tuyệt đỉnh" của màng bọc thực phẩm sau đây: 1. Bọc ly nước để dùng ống hút 2. Làm bẫy ruồi 3. Bảo vệ các chai, lọ, tuýp đựng mỹ phẩm không bị...