Ghi nhận doanh thu từ 2019, lãi tiền gửi tăng nhiều giúp VRG lãi cao trong quý 1/2020
Kết thúc quý 1/2020, Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam ( VRG) có doanh thu cao gấp 3 lần cùng kỳ, lãi ròng 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ thua lỗ.
CTCP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UpCOM: VRG) đã công bố BCTC quý 1/2020 với mức doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng rất tốt so với cùng kỳ 2019.
Theo đó kết thúc quý 1/2020 VRG đạt 8,2 tỷ đồng doanh thu thuần cao gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt hơn 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ đạt 835 triệu đồng.
Đáng chú ý VRG ghi nhận hơn 4 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, công ty không phát sinh chi phí lãi vay và chi phí bán hàng nên sau khi trừ chi phí QLDN lợi nhuận ròng đạt hơn 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ ròng 420 triệu đồng.
Theo giải trình từ phía công ty trong kỳ công ty ghi nhận 10% giá trị còn lại của hợp đồng số 06/2019/HĐTĐ ngày 20/12/2019 theo phương pháp hạch toán doanh thu 01 lần. Ngoài ra tiền lãi từ việc gửi tiền có kỳ hạn tăng nhiều so cùng kỳ năm trước do có nguồn tiền nhàn rỗi thu được từ các nhà đầu tư.
Kết thúc năm 2019, VRG cũng đã có kết quả kinh doanh khả quan khi đạt doanh thu 96 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế gần 37 tỷ đồng, gấp 18 lần cùng kỳ. So với kế hoạch lãi ròng 21 tỷ đồng, VRG đã vượt 78% chỉ tiêu 2019.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, sang năm 2020 VRG đặt mục tiêu đạt 67,5 tỷ đồng tổng doanh thu giảm nhẹ 5% và 37,3 tỷ đồng LNTT tăng 7% so với 2019. Theo đó với kế hoạch này kết thúc quý 1/2020 VRG đã hoàn thành được 12% kế hoạch doanh thu và 17,4% kế hoạch LNTT.
Video đang HOT
VRG là đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, được thành lập năm 2005. Ngành nghề kinh doanh: đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh khu công nghiệp; xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi; khai thác và chế biến khoáng sản…
Lan Anh
Doanh nghiệp bia chùn bước trước tác động kép từ Covid-19 và Nghị định 100
Sau khi hầu hết có lãi cao trong năm 2019, sang 2020 với nhiều gian khó các doanh nghiệp bia dự tính lợi nhuận sẽ sụt giảm mạnh.
Doanh nghiệp ngành bia đang đối mặt với nhiều khó khăn trước "hai gọng kìm" là cúm corona và Nghị định 100/CP. Ngay từ đầu năm 2020, Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bắt đầu có hiệu lực đã khiến tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp bia giảm sút. Sau đó, dịch Covid-19 bùng phát làm cho người tiêu dùng hạn chế tụ tập và đến nơi công cộng càng khiến cho sản lượng tiêu thụ bia trở nên ảm đạm hơn.
Năm 2020, lãi dự kiến giảm từ 30 - 70%
Trước diễn biến đó hàng loạt doanh nghiệp ngành bia sau khi có kết quả kinh doanh thành công trong năm 2019 đã lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2020 với mức lãi sụt giảm từ 30 - 70%.
Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) sau khi báo lãi trước thuế 259 tỷ đồng, tăng trưởng 48% so với cùng kỳ và vượt tới 73% mục tiêu kế hoạch cả năm. Sang năng 2020 công ty chỉ đặt mục tiêu đạt 1.472 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 5% so với năm 2019, còn lợi nhuận trước thuế cũng dự kiến giảm tới 40% xuống mức 156 tỷ đồng.
Tiếp đó là Bia Sài Gòn - Miền Tây (WSB), kết thúc năm 2019 lãi ròng tới 161,2 tỷ đồng, tăng trưởng 37,2% so với cùng kỳ và vượt đến 87% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. EPS cả năm đạt rất cao, ghi nhận 9.936 đồng. Tuy nhiên sang năm 2020 công ty dự kiến tổng doanh thu rơi vào khoảng 967,3 tỷ đồng, giảm 7% so với mức thực hiện được trong năm 2019. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 cũng ước tính giảm mạnh tới 69%, xuống mức 111,9 tỷ đồng.
Trước tình hình cạnh tranh của các hãng bia khác cũng như tác động của Nghị định 100, Bia Hà Nội - Kim Bài (BHK) đặt ra chỉ tiêu doanh thu 2020 đạt 231 tỷ đồng, tăng 26% và lợi nhuận trước thuế đạt 8.6 tỷ đồng, giảm hơn 31% so với kết quả thực hiện năm 2019. Trong khi đó Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân (BSD) đặt mục tiêu doanh thu 314,7 tỷ đồng, LNST đạt 9,46 tỷ đồng chỉ bằng 72% so với thực hiện năm 2019.
Bia Hà Nội - Thanh Hóa (THB) cũng dự tính doanh thu bán hàng năm 2020 đạt 2.091 tỷ đồng tăng tới 78% so với 2019 do công ty dự kiến sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ bia Thanh Hóa và bia Hà Nội tại khu vực miền Trung đồng thời tìm hướng xuất khẩu sang các nước khác. Tuy nhiên lãi trước thuế sẽ chỉ đạt 7,5 tỷ đồng giảm 64% so với thực hiện 2019.
Thương mại Bia Hà Nội (HAT) dự kiến doanh thu đạt 140,2 tỷ đồng bằng 88% so với thực hiện 2019, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 3,3 tỷ đồng chỉ bằng 1/3 so với 2020.
Bia Hà Nội - Nam Định (BBM) lên kế hoạch tổng doanh thu 2020 đạt hơn 75 tỷ đồng, giảm 14% so với thực hiện năm 2019, kế hoạch lãi sau thuế sẽ chỉ đạt hơn 1,5 tỷ đồng, giảm 53% so với kết quả thực hiện năm trước.
Hiện các ông lớn ngành bia là Sabeco và Habeco vẫn chưa công bố các tài liệu liên quan đến kế hoạch kinh doanh năm 2020. Habeco dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ 2020 vào ngày 28/4/2020 trong khi đó Sabeco mới đây đã ra thông báo hủy ngày ĐKCC tham dự ĐHĐCĐ 2020 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 và sẽ hoãn tổ chức đại hội này nhưng không sau ngày 30/6/2020 hoặc ngày muộn nhất cho phép theo quy định của pháp luật.
Trước đó theo Trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) Sabeco sẽ gây thất vọng trong quý I nhưng kỳ vọng được cải thiện trong quý cuối năm nhờ quyết tâm của ban giám đốc và nỗ lực cắt giảm chi phí. SSI Research cũng đưa ra dự báo doanh thu thuần Sabeco đạt 37.300 tỷ đồng, giảm 2% và lợi nhuận ròng 5.640 tỷ đồng, tăng 5,1% trong năm 2020.
Giá cổ phiếu cũng giảm theo
Trên thị trường chứng khoán, thị giá SAB của Sabeco ngày 24/3 đạt 121.000 đồng/cổ phiếu, giảm 45% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, thị giá cổ phiếu BHN của Habeco đạt 52.900 đồng/cổ phiếu, giảm 30,5 % so với phiên giao dịch đầu năm 2020.
Nhiều cổ phiếu ngành bia khác cũng sụt giảm mạnh như cổ phiếu HAD của Bia Hà Nội - Hải Dương giảm 31,2%, Thương mại Bia Hà Nội (HAT) giảm 33%, Bia Hà Nội - Thanh Hóa (THB) giảm 37,5%...
Diễn biến giá một số cổ phiếu bia trong 3 tháng gần đây
VBA đề nghị "giải cứu" ngành bia
Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) mới đây đã có công văn gửi Thủ tướng cùng Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tư pháp... kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành bia, rượu, nước giải khát.
Để tháo gỡ khó khăn, hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét giảm một số loại thuế, phí tạo điều kiện các doanh nghiệp ngành bia các tổ chức kinh doanh dịch vụ khắc phục khó khăn ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với Nghị định 100, VBA kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn để phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.
VBA kiến nghị Chính phủ xem xét lại mức xử phạt hiện nay vì mức phạt này là quá cao so với thu nhập bình quân của người dân, đặc biệt là mức phạt đối với xe máy, phương tiện giao thông rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam, nhất là ở vùng sâu, vùng xa nơi không có các phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe buýt... Xem xét bổ sung hình thức xử phạt cảnh cáo đối với những người đi xe máy vi phạm lần đầu với nồng độ cồn thấp như quy định trước đây của Chính phủ.
Chưa biết các kiến nghị của VBA sẽ được giải quyết đến đâu nhưng chắc chắn khó khăn của các doanh nghiệp bia sẽ sớm được thể hiện ngay trong quý kinh doanh đầu tiên của năm 2020.
Sabeco: Tin đồn kéo lùi doanh thu quý cuối năm, đang lên ý tưởng thích nghi với quy định uống rượu bia thì không lái xe
Việt Dũng
Go-Jek vừa tuyên bố một thông tin bất ngờ có thể khiến Grab lo sợ Cho tới thời điểm này, cuộc chiến của các ông lớn gọi xe như Go-Jek và Grab vẫn được xem là một cuộc "đốt tiền." Gojek CEO Andre Soelistyo mới đây chia sẻ với các nhân viên của mình trong một cuộc họp nội bộ rằng mảng vận tải của công ty này đã có lãi "trong một vài tháng trở lại đây."...