Ghi chép từ Paris: Nước Pháp thời an ninh khẩn cấp
Một tuần đã qua, nước Pháp vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Các cuộc vây bắt các đối tượng khủng bố vẫn được tiến hành ráo riết. Tiếng súng từ những cuộc vây ráp này vẫn thỉnh thoảng vang lên ở một vài con phố Paris
Cả dân tộc chống lại cái ác
Thứ 6, ngày 13 tháng 11, nhiều vụ khủng bố liên tiếp diễn ra đã làm hàng trăm người thương vong tại Paris. Người Pháp phải hứng chịu nỗi đau lớn, tinh thần bác ái của nước Pháp bị tổn hại. Thế nhưng, vượt lên trên những mất mát đau thương, người Pháp đã thể hiện một ý chí mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết đáng ngưỡng mộ.
Đã 1 tuần trôi qua, kể từ ngày thứ 6 đen tối với một chuỗi 7 vụ khủng bố cướp đi sinh mạng của khoảng 130 người và làm hàng trăm người bị thương, không khí lo lắng vẫn đang bao trùm lên thủ đô Paris. Người ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự căng thẳng trong lòng thành phố vốn nổi tiếng sôi động và xa hoa vào hạng bậc nhất thế giới này. Các biện pháp an ninh được thắt chặt, những bản tin nóng hổi được phát hàng ngày, hàng giờ trên tivi, radio và được cập nhật liên tục trên các tờ báo và các mạng xã hội. Tất cả điều đó dường như làm gợi lên cho mỗi người về mức độ khủng khiếp của tội ác mà những kẻ khủng bố gây ra cho người dân Pháp, cho nước Pháp, đất nước vốn yên bình giờ đây đang căng mình ra chống chọi với những điều tồi tệ nhất đến từ những kẻ chà đạp lên hòa bình.
Thành phố Paris những ngày này xuất hiện rất nhiều cảnh sát và các lực lượng bảo vệ an ninh khác. Trên các bến tàu, trên các con phố, các trung tâm thương mại, các biện pháp an ninh của chính phủ đều hiện hữu với sự có mặt của nhân sự an ninh nhà nước. Việc khám túi xách, kiếm tra giấy tờ tùy thân … đối với người dân trở thành việc làm thường xuyên ở Paris trong thời gian này. Người Paris, hơn ai hết, họ hiểu rõ rằng những hành động ấy cũng xuất phát từ mục đích ngăn chặn các nguy cơ tội ác và nhằm bảo vệ người dân, đưa trở lại một cuộc sống an toàn và hòa bình tại ngay tại thủ đô của nước Pháp.
Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Pháp phong tỏa khu vực trong cuộc giao tranh ở vùng ngoại ô Saint- Denis, Pháp ngày 18.11.2015.
Người dân Paris đã quay lại cuộc sống thường ngày ngay thứ 2 với một tâm tư nặng trĩu trong không khí của 3 ngày quốc tang. Họ buồn vì có đến hàng trăm đồng bào của họ trong phút chốc không thể cùng họ tiếp tục một cuộc sống tươi đẹp. Họ càng căm giận hơn những kẻ đã ra tay tàn bạo đối với những người dân thường này.
Chúng ta đã được chứng kiến người dân Paris nói riêng và người dân Pháp nói chung thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu mến hòa bình mạnh mẽ như thế nào sau vụ xả súng của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan vào tòa soạn báo Charlie Hebdo đầu năm nay. Và giờ đây, họ, một lần nữa, lại cho cả thế giới thấy rằng họ đoàn kết, tương thân tương ái, giàu lòng yêu thương con người như thế nào và cũng kiên quyết, quật cường như thế nào để chống lại cái ác.
Tình người trong thảm hoạ
Video đang HOT
Ngay sau vụ khủng bố ngày 13.11, hàng nghìn người bị giữ lại trong sân vận động Stade de France vì lý do an toàn. Một cuộc vận động ngay lập tức kêu gọi người dân quanh khu vực sân vận động này cưu mang những người bị kẹt lại trong đêm hôm ấy và đã được hưởng ứng nhiệt tình. Rất nhiều người bị thương được đưa vào các bệnh viện lớn ở Paris để chữa trị và cũng ngay hôm sau, một phong trào kêu gọi hiến máu tình nguyện để cứu giúp những người bị thương này tại rất nhiều điểm ở Paris đã được đáp lại mạnh mẽ với những hàng dài người xếp hàng chờ hiến máu.
Tại các địa điểm xảy ra các vụ khủng bố, rất nhiều người dân đã đến đây và khóc, nhiều ngày sau đó cho tới hôm nay, hoa và nến được đặt xuống tưởng niệm những người xấu số bên cạnh những dòng chữ Liberté, Égalité, Fraternité (Tự do, Bình đẳng, Bác ái ), Hommage aux victimes (Thương tiếc các nạn nhân) Arrêtez la guerre (Hãy dừng chiến tranh) … Người ta hát vang bài La Marseillaise (Quốc ca Pháp) như để thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí kiên cường, quyết tâm chống lại chủ nghĩa khủng bố chống lại sự tiến bộ của loài người.
Ảnh tác giả Đậu Xuân Tuấn
Chính phủ Pháp đã thể hiện sự xúc động mạnh với sự tang thương đến với người dân của mình cùng với lòng căm phẫn đối với những kẻ tàn ác thông qua những bài phát biểu của tổng thống Franois Hollande, của Thủ tướng Manuel Valls và của các chính khách khác. Nhiều cuộc họp của chính phủ, của quốc hội được tổ chức để bàn và đưa ra các biện pháp hữu hiệu trong nỗ lực tiêu diệt lực lượng khủng bố. Họ tuyên bố nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố.
Song song với các hoạt động thắt chặt an ninh trong nước, Bộ Quốc phòng Pháp đã tổ chức, ngay sau thảm kịch ở Paris, các cuộc đánh bom oanh tạc vào các cứ điểm của nhà nước hồi giáo IS tại Syria cùng với các biện pháp tăng cường quốc phòng khác, kể cả việc điều động tàu sân bay Charles de Gaulles tới tham chiến. Có lẽ, lòng tự tôn dân tộc của nước Pháp đã bị tổn hại nghiêm trọng sau vụ giết người đẫm máu này và giờ đây các hành động trả đũa của nước Pháp và các nước đồng minh đang thể hiện một thái độ cứng rắn, quyết đoán trong việc loại trừ nhà nước hồi giáo IS, đại diện cho chủ nghĩa khủng bố cực đoan, ra khỏi xã hội văn minh của loài người.
Một tuần đã qua, nước Pháp vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Các cuộc vây bắt các đối tượng khủng bố vẫn được tiến hành ráo riết. Tiếng súng từ những cuộc vây ráp này vẫn thỉnh thoảng vang lên ở một vài con phố Paris. Người Paris cảm thấy bất an nhưng họ không hề sợ hãi mà ngược lại, trong những tình huống khó khăn như thế này, tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc được thể hiện rất rõ nét. Người Pháp đã cho cả thế giới thấy rằng những kẻ khủng bố bạo tàn đã làm nên một nỗi đau lớn nhưng không giết chết được lòng bác ái trong lòng họ. Họ đã, đang và sẽ tiếp tục thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và thật sự, họ đã gửi đến cho toàn thể nhân loại một thông điệp rằng : Không có một thế lực ác ôn nào chống lại được tiến trình dân chủ và văn minh trên thế giới này.
Theo Danviet
Tìm ra kẻ khủng bố Paris "mặt búng ra sữa" trên Facebook
Tài khoản Facebook của "Cha đẻ của thánh chiến Bỉ", một trong ba kẻ đánh bom liều chết ở ngoài sân vận động quốc gia Stade de France (Pháp) vào đêm thứ Sáu vừa qua đã được một điều tra viên tìm thấy.
Dù mới chỉ 20 tuổi nhưng Bilal Hadfi đã tới Syria để chiến đấu trong hàng ngũ của IS. Hắn được biết tới với tên gọi là Abu Moudjahid Al-Belgiki hoặc Bilal Al Mouhajir. Sau vụ thảm sát ở tạp chí châm biếm Charlie Hebdo hồi tháng 1.2015, hắn tới Syria và gia nhập mạng lưới khủng bố IS.
Hắn từng đăng tải bức ảnh chụp khẩu súng trường AK-47 trên Facebook cá nhân.
Facebook được hắn lập ra năm 2011. Đây là bức ảnh đăng tải năm 2013.
Trong những năm cuối đại học, hắn bắt đầu chú ý hơn tới chính trị. Đây cũng là con đường dẫn hắn tới quyết định đánh bom tự sát ngoài sân vận động quốc gia Pháp.
Hadfi kể từ khi theo đạo không nghe nhạc nữa vì cho rằng nó trái quy định đạo Hồi. Hắn cũng lên tiếng ủng hộ nhóm khủng bố Boko Haram ở Nigeria. Cho đến khi hắn tỏ ý đồng tình với vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo, cô giáo Sara Staccino mới thực sự lo lắng và bất an về y.
Hadfi tự kích hoạt nổ bom mang trên người bên ngoài sân vận động Stade de France. Trong bức ảnh này, hắn kêu gọi các cuộc thánh chiến vào phương Tây. Tên gọi "Abu Moudjahid Al-Belgiki" của hắn được hiểu là "Cha đẻ của thánh chiến Bỉ".
Cô trả lời trên đài Radio One của Bỉ: "Cậu ấy nói rằng việc tấn công vào tòa soạn báo là đúng vì tạp chí đó dám bôi nhọ tôn giáo của cậu".
Tuy nhiên, nỗ lực can thiệp và cảnh báo của cô Sara không thành vì chỉ một tuần sau vụ Charlie Hebdo, hắn đã sang Syria. Hadfi là một người Pháp gốc Ma-rốc sinh sống ở Bỉ. Y là một trong ba kẻ đã tìm cách đánh bom trong sân vận động quốc gia nhưng bất thành.
Theo báo Wall Street Journal, một trong số những kẻ tấn công tên Zouheir khi bị nhân viên an ninh kiểm tra đã kích nổ trái bom gắn trên áo.
Ngày 1.7.2015, hắn đăng tải một bức ảnh súng AK-47 và đánh dấu (tag) một người bạn.
Đây là tấm ảnh bìa cuối cùng trên Facebook của hắn. Danh tính của Hadfi được phát hiện sau cuộc điều tra của trang web Bellingcat.
Người sáng lập trang web Bellingcat, ông Elliot Higgins cho biết nhận thấy điểm tương đồng giữa bức ảnh của Hadfi được cảnh sát công bố và ảnh đại diện của y ở Facebook. Bellingcat sau đó thậm chí đã tìm được mối liên hệ giữa Facebook một thành viên trong gia đình của ba kẻ đánh bom liều chết.
Ông Higgins thành lập trang Bellingcate để điều tra các vụ án quan trọng, có thể kể tới như việc phát giác nhóm khủng bố ở Syria, cuộc tấn công hóa học tai tiếng năm 2013.
Hắn được cho là quay về Bỉ từ Trung Đông rồi bỗng nhiên biến mất khỏi radar cảnh sát Bỉ.
Bức ảnh đăng 7.2014 cùng những kẻ mà hắn gọi là "người anh em".
Theo Danviet
"Thủ đô thánh chiến" nằm bên nước Pháp Không chỉ là thiên đường với những kẻ cực đoan, "vùng đất sinh ra bạo lực" cách Paris hơn 3 giờ đi xe hơi này còn là trung tâm buôn bán vũ khí trái phép ở châu Âu. Chỉ cần 500-1000 euro, sau nửa giờ đồng hồ, bạn có thể dễ dàng sở hữu một vũ khí quân sự. "Pháo đài Hồi giáo"...