Ghi chép chi tiêu cẩn thận vẫn không giữ được tiền, mẹ đảm Nhật Bản hướng dẫn 5 bí quyết chỉ tốn 3 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn thành công
5 bí quyết ghi chép chi tiêu này nếu áp dụng đúng bạn chỉ tốn 3 phút/ngày để ghi chép mà vẫn quản lý tài chính và tiết kiệm thành công.
Mặc dù cuộc sống căng thẳng, vật giá tăng cao nhưng nhiều người vẫn mong tiết kiệm được một ít tiền từ đồng lương ít ỏi của mình. Vì vậy họ cố gắng hình thành thói quen ghi chép chi tiêu, hy vọng tiết kiệm được một ít từ cách làm này. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thấy mình không thể tiết kiệm được tiền mặc dù bạn đã ghi chép và quản lý chi tiêu trong một thời gian dài?
Về vấn đề này, một bà nội trợ Nhật Bản đã chia sẻ rằng có 5 bí quyết để thành công. Bà nội trợ này là Katsuko Murakoshi. Cô ấy nói rằng ngay cả những người không giỏi quản lý tài chính cũng có thể tiết kiệm tiền thông qua việc ghi chép chi tiêu theo cách hiệu quả. Trong đó, có 5 điểm cần phải chú ý khi ghi chép như sau:
Mẹo 1: Không chia các mục ghi chép thành quá nhiều chi tiết
Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ cố gắng ghi lại mọi khoản rõ ràng khi họ thực hiện việc ghi chép chi tiêu ngay từ đầu. Chẳng hạn như “chi phí thực phẩm”, “chi phí thiết yếu hàng ngày”, “chi phí vận chuyển”, “chi phí vật tư vệ sinh”, “chi phí nguyên liệu thực phẩm”,… càng chi tiết càng tốt.
Tuy nhiên, Katsuko Murakoshi tin rằng các mặt hàng như nhu yếu phẩm hàng ngày và nguyên liệu thường được mua trong siêu thị cùng một lúc, vì vậy chúng có thể được đưa vào cùng một mặt hàng, chẳng hạn như “chi phí sinh hoạt”.
Cố gắng ghi chép bao quát thay vì chi tiết, cách này sẽ dễ dàng cho người phụ nữ quản lý tài chính mà không tốn quá nhiều thời gian.
Mẹo 2: Xem xét chi tiêu khi ghi chép
Katsuko Murakoshi chỉ ra rằng ghi chép chi tiêu không chỉ là việc “ghi chép” bằng tay, mà còn thông qua việc suy nghĩ, xem xét lại “bạn đã chi tiêu như thế nào?”. Và những khoản chi nào cần thiết để kiểm soát mức tiêu dùng của chính mình.
Điều quan trọng là phải xem xét lại mức tiêu dùng và những lý do khiến bạn không thể tiết kiệm tiền một cách suôn sẻ.
Mẹo 3: Đặt số tiền tiết kiệm “có thể tiếp cận được”
Quản lý tiền có nghĩa là học cách kiểm soát chi tiêu và lập ngân sách là điều kiện tiên quyết quan trọng. Bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm “có thể đạt được và không gây khó khăn quá nhiều” trước khi bắt đầu ghi chép. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ này bằng cách phân tích và cân đối khi chi tiêu.
Mẹo 4: Hãy để số tiền tiết kiệm hàng tháng có “cảm giác tồn tại”
Video đang HOT
Khi tổng kết chi tiêu hàng tháng, nếu bạn có thể viết ra và ghi lại số tiền bạn tiết kiệm được bằng một phông chữ đặc biệt dễ thấy, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn thành công việc. Cảm giác sẽ rất tuyệt vời khi nhìn lại, điều này sẽ kích thích cảm xúc của bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn.
Mẹo 5: Đánh dấu những ngày bạn không tiêu tiền
Quả thực rất khó để có “ngày chi tiêu 0 đồng” nhưng bạn cũng có thể cố gắng dành ra một vài ngày không chi tiêu trong một tháng và đặc biệt là cần phải đánh dấu nổi bật những ngày này.
Bằng cách này, hành vi này sẽ hình thành một ẩn ý trong lòng bạn, cho phép bản thân chủ động tiết giảm chi tiêu, hơn nữa “ngày không tiêu” sẽ càng xảy ra nhiều hơn, điều này càng nâng cao hiệu quả tiết kiệm. Không chi tiêu, bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
9x người Việt ở Nhật áp dụng phương pháp Kakeibo giúp tiết kiệm 50% thu nhập mỗi tháng
Với cách ghi chép chi tiêu theo phương pháp Kakeibo của người Nhật đã giúp Thủy tiết kiệm được 50% thu nhập mỗi tháng.
Đoàn Thị Thủy hiện đang sống tại Osaka, Nhật Bản. Chia sẻ về cách quản lý tài chính cá nhân, Thủy cho biết bản thân đã sử dụng phương pháp ghi chép sổ tay tài chính mà cụ thể là phương pháp Kakeibo của người Nhật.
" Bằng phương pháp này hiện tại mình đang tiết kiệm 50% thu nhập hàng tháng", Thủy chia sẻ.
Phương pháp Kakeibo là phương pháp ghi chép cụ thể số tiền mình muốn tiết kiệm và chi phí phát sinh hàng tháng là bao nhiêu.
Số tiền chi tiêu sẽ được ghi theo ngày, theo tuần nên có thể nắm bắt được chi tiết sẽ tiêu hết bao nhiêu, tiêu vào khoản nào để từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho tháng tiếp theo.
Đoàn Thị Thủy, hiện đang sống tại Osaka, Nhật Bản.
Và đây là cách mà Thủy đã áp dụng bằng việc ghi sổ tay.
Bước 1: Ghi tổng tất cả thu nhập hàng tháng.
Bước 2: Viết con số cụ thể số tiền tiết kiệm: 50% của bước 1.
Bước 3. Ghi các chi phí hàng tháng 50% thu nhập còn lại. Bao gồm:
- Tiền thuê nhà (bao gồm cả tiền nước)
- Tiền bảo hiểm, các loại thuế (trừ trực tiếp từ tiền lương),
- Tiền điện, gas, tiền wifi, tiền điện thoại, tiền biếu tặng.
- Tiền đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: Xà phòng, nước rửa chén, dầu gội đầu, giấy vệ sinh...
- Tiền ăn uống: Hạn chế ăn ngoài, luôn có đồ ăn trong nhà và chi tiêu trong hạn mức đã tính toán sau khi trừ đi các chi phí cố định ở trên.
Thủy tự trồng rau và nấu ăn tại nhà.
- Tiền khác:
Quần áo: Áp dụng lối sống tối giản giúp Thủy có cách nhìn nhận đơn giản hơn về thời trang. Hiện tại, với những quần áo đang có, sẽ phối đồ cho hợp lý nên hầu như 1 năm nay không có phát sinh tiền mua quần áo.
Mỹ phẩm: Hầu như cũng không phát sinh mấy, do mua một lần dùng được nửa năm.
Làm tóc: Thủy đã không nhuộm tóc 10 năm nay, tự chăm sóc tóc và tự cắt tóc ở nhà gần 5 năm trở lại đây.
Đi lại: Được công ty hỗ trợ toàn bộ đi lại, ngoài ra sẽ đi bộ và sử dụng xe đạp nên hầu như không phát sinh khoản này.
Học tập: Tự tìm hiểu từ người đi trước và mày mò tự học qua mạng.
Du lịch: Thường đi những nơi gần nhà, công viên gần nhà, chỉ cần những nơi chưa từng đến bao giờ để có thêm trải nghiệm. Nhưng không phải tháng nào, tuần nào mình cũng đi du lịch. Những chuyến đi chơi xa hay dự định về quê cần phải chi số tiền lớn thì Thủy sẽ thiết lập kế hoạch tài chính, thời gian dự kiến và có mục tiêu tiết kiệm cụ thể.
Sức khoẻ: Để hạn chế phát sinh khoản này Thủy cố gắng đi bộ nhiều hơn, có chế độ ngủ tốt, ăn uống lành mạnh và ngồi thiền.
Sở thích: Những lúc rảnh rỗi Thủy thường tìm công thức nấu ăn, nghe sách nói về phát triển bản thân, kiến thức tài chính, học tiếng Nhật qua Youtube, quay video và viết blog.
Những lúc rảnh rỗi Thủy thường tìm công thức nấu ăn, nghe sách nói về phát triển bản thân, kiến thức tài chính, học tiếng Nhật qua Youtube, quay video và viết blog.
Áp dụng thêm cách sau để kiểm soát cách chi tiêu
- Tự động chuyển tiền tiết kiệm vào tài khoản mỗi khi nhận được lương
Vào đúng ngày nhận lương ngân hàng sẽ rút tiền tiết kiệm tự động vào tài khoản bằng con số Thủy đã cài đặt sẵn. Số tiền còn lại sẽ chi trả cho những chi phí cố định trước bao gồm tiền nhà, tiền điện gas... Khi trừ hết các khoản cố định, số tiền còn lại sau cùng sẽ được chia làm 4 và mỗi tuần sẽ rút ra để tiêu cho khoản ăn uống và chí phí khác.
- Giữ lại tất cả các hóa đơn
Khi Thủy giữ lại tất cả các hóa đơn, sau đó trung thực ghi vào sổ theo từng mục thì đã thật sự giật mình khi thấy bản thân đã chi tiêu quá nhiều mục không cần thiết. Từ điều này, Thủy đã kiên trì ghi tiếp những tháng sau và đến bây giờ đã thành thói quen để quản lý tiền bạc của mình.
" Việc giữ lại hóa đơn, sau đó ghi lại đã giúp mình nhận biết trong tuần này đã tiêu tiền vào những khoản nào, để từ đó nhận ra những gì mình mua là không cần thiết. Những chi phí phát sinh không cần thiết ấy mình sẽ cắt giảm và chuyển vào mục tiết kiệm", Thủy cho biết.
- Hình thành thói quen mua sắm
Lối sống tối giản không chỉ giúp Thủy có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn mà còn giúp hình thành thói quen mua sắm tốt hơn trước. Trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì, luôn nhấc lên, suy nghĩ và tự hỏi: Nó có thực sự cần thiết với mình không, nếu không có vật dụng đó mình vẫn có thể sinh hoạt bình thường chứ? Nếu câu trả lời là không thì Thủy sẽ lựa chọn không mua nó nữa.
" Mình nghĩ rằng mỗi phương pháp sẽ không thể áp dụng đối với tất cả mọi người ạ. Mà đơn giản mình chỉ hy vọng với chia sẻ nho nhỏ hoặc một chi tiết nhỏ nào đó từ kinh nghiệm của bản thân có thể hữu ích với một ai đó, có thể điều chỉnh chi tiêu, gia tăng số tiền tiết kiệm", Thủy chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Vì sao thường xuyên kiểm tra SỐ DƯ tài khoản là cách giúp bạn sống ít chật vật về tiền hơn? Nếu bạn nghĩ việc kiểm tra số dư tài khoản chẳng có ý nghĩa gì thì bạn đã nhầm to rồi. Dường chúng ta ai cũng thuộc lòng những lý thuyết về quản lý tài chính cá nhân như: phải biết tổng kết thu nhập, phân chia hũ tiền, ghi chép từng khoản thu - chi mỗi ngày/ mỗi tháng... Trong số đó,...