Ghét tết hay thích tết?
Có năm, người ta xôn xao bàn luận có nên bỏ tết hay không, vì tết làm nhiều người… mệt.
Nguyễn Thanh Bình: Có kết thúc mới có bắt đầu
Tôi thích tết vì cả gia đình được quây quần trong không khí se lạnh. Trước là báo cáo tổ tiên, sau là tổng kết trong năm qua đã làm được gì và đặt ra kế hoạch cho năm mới. Có kết thúc mới có bắt đầu nên tết là thời điểm tôi vui nhất. Dù có bận bịu, tất bật nhưng việc trang hoàng nhà cửa, sắm lễ dâng tổ tiên bày tỏ lòng thành kính làm tôi thấy rất vui và hạnh phúc.
Gặp gỡ, thăm hỏi nhau làm cuộc sống ý nghĩa hơn, như “sống là cho đi”. Cứ gần tết là tôi lên kế hoạch về dọn mộ các cụ, đưa cỗ… thăm hỏi các cụ trong họ. Bố mẹ tôi và bố mẹ chồng đều rất vui khi thấy con cái sống tình nghĩa. Các con tôi cũng đã quen với việc sáng ngày tết làm cơm thắp hương các cụ…
Nguyễn Thị Thu Giao: Tôi trốn tết
Cả năm, mọi sinh hoạt diễn ra theo dương lịch, tự dưng đến tháng Một, Hai là rối loạn ngày âm, ngày dương. Mọi người lo mua sắm và ăn uống cứ như cả năm không ăn gì. Trăm thứ phiền cho dịp tết. Chi tiêu mất cân đối, công việc đình trệ, bao nhiêu việc bị tắc vì tết. Nhạc xuân và trang trí xấu xí khắp nơi. Cúng bái mê tín loạn cả lên. Sợ nhất là sau tết, mọi người còn vật vờ vì nhậu nhẹt, ăn uống, đi chùa…
Cả tháng Hai, Ba coi như toi vì tết. Không thể tính nổi tốn kém, phung phí và mệt mỏi cho tết nhiều cỡ nào. Phụ nữ có gia đình nào cũng bị tết làm cho kiệt sức. Thật khó để làm cho tết thật sự vui vẻ, bớt nặng nề. Trừ khi họ dũng cảm dành thời gian tết để du lịch hay nghỉ ngơi hoàn toàn.
Video đang HOT
Diệp Nguyễn: Dù cực vẫn yêu tết
Dù tết rất cực nhưng tôi vẫn yêu tết. Chuyện ăn uống, cúng kiếng, tiền nong quà tặng mình vén khéo, đơn giản hóa thì sẽ thấy ngày tết không quá nặng nề. 24 năm sống ở Sài Gòn nhưng năm nào tôi cũng về quê ăn trọn cái tết rồi mới lên. Tết ở quê rất gần gũi, ấm áp. Dù phải cúng kiếng, nấu nướng, dọn dẹp, tiếp khách rất bận rộn nhưng tôi thực sự rất vui. Lấy chồng người Canada, tết tây tôi mệt hơn mọi người nhiều, vì vừa tốn tiền bay sang đó, vừa tốn tiền mua quà cho các thành viên trong gia đình chồng. Nhưng tôi vẫn thấy vui. Có nhiều tặng nhiều, có ít tặng ít, tinh thần là chính.
Hồng Nhung: Tôi mệt và tủi thân
Ngày còn bé, nhà ở trung tâm thành phố nên tôi cảm nhận được không khí tết rất sớm. Người ta buôn bán, mua sắm náo nhiệt. Đứng trong nhà nhìn ra là thấy nôn nao. Không khí chuẩn bị tết là thích nhất. Lớn lên, tôi lấy chồng miền Bắc. Gia đình chồng còn giữ nhiều nền nếp phép tắc xưa. Tết là ở nhà lo cỗ bàn. Từ ngày 30 trở đi, ngày hai lượt làm cơm cúng, bê mâm từ bếp qua sảnh rồi leo ba tầng lầu; xong đổ bã trà, rửa ly rượu mỗi ngày mấy chục lượt khách. Tết người ta được mặc đồ đẹp, cả nhà du xuân, còn tôi phải dậy sớm lo cơm nước, dọn dẹp… Thực sự mệt mỏi và tủi thân.
Nguyễn Hồng Hạnh: Dịp nghỉ dài cả nhà bên nhau
Ngày còn bé, nhìn cảnh mẹ lo tết, tôi ám ảnh lắm. Tết là cúng từ 30 cho tới hết mùng Ba. Bây giờ, nhà chỉ có cúng ngày 30, mọi việc đơn giản, nấu nướng nhẹ nhàng hơn. Chợ bán rất sớm, siêu thị mùng Hai đã mở cửa, chẳng cần phải mua sắm chất đầy tủ lạnh làm gì. Cho nên, tôi lại thích tết, vì đây là dịp nghỉ dài để cả nhà bên nhau. Không khí tết hối hả cũng vui, kiểu ai cũng cố gắng hoàn thành mọi việc để sau đó được nghỉ ngơi. Trước kia, tôi không thích quan niệm: 30 tết phải về nhà chồng, mùng Một cũng nhà chồng. Tết đầu tiên, tôi với chồng cãi nhau vì chuyện đó. Bây giờ đã có giải pháp: trưa nhà chồng, chiều nhà mình.
Song Văn (thực hiện)
Theo phunuonline.com.vn
Tết đến, phụ nữ có gia đình chỉ ước mình còn độc thân
Lại câu chuyên về phận người phụ nữ, cả năm cả tháng đã phải cực khổ nai lưng ra làm lụng từ việc kiếm tiền đến việc chăm con, gia đình. Tết đến cũng không khác gì, thậm chí còn vất vả hơn.
Các ông cứ việc ngồi trên bàn cụng ly chúc xuân, cánh đàn bà thì vật lộn dưới bếp, hết nấu ăn rồi đến dọn rửa, không kể là 30 hay mồng 1.
Chỉ có trẻ con mới háo hức khi Tết về, vì chúng chưa đến tuổi phải lo nghĩ về cuộc sống. Càng lớn lên, con người ta càng sợ Tết. Vì Tết đến là thời khắc phải đối diện với hàng trăm thứ dồn lên vai, lên đầu. Độc thân còn nhẹ nhõm, chứ nếu đã lập gia đình, thì Tết giống như địa ngục, đặc biệt là với phụ nữ.
Tết với phụ nữ không phải niềm vui mà là sự cực nhọc - Ảnh minh họa: Internet
Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, người phụ nữ thường ôm trách nhiệm quan tâm đến lễ nghĩa. Khổ thay, lễ nghĩa không chỉ có thể bộc bạch bằng miệng. Muốn lễ nghĩa thì phải có tiền. Tiền ít là lễ nghĩa ít, tiền nhiều ắt lễ nghĩa nhiều. Mà chỉ có tiền thôi cũng chưa xong. Còn phải có lời nói, có hành động. Vậy thì, lễ nghĩa đòi hỏi phải có tâm, có sức và cả có tiền.
Giữ lễ nghĩa nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng đấy là khi phụ nữ chỉ lễ nghĩa với một người, hoàn toàn dễ xoay sở và kiểm soát. Nhưng sau khi kết hôn, phụ nữ phải lễ nghĩa với rất nhiều người. Tết đến là thời khắc mà tiền ra ào ào, thời giờ thì hạn hẹp, đừng nói rảnh rỗi đi làm mái tóc đi sơn bộ móng, thậm chí thời gian đắp mặt nạ còn không có.
Ngoài công việc cận Tết thường dồn dập và dày đặc, người phụ nữ trong gia đình phải tranh thủ thời gian để bắt đầu sắm sửa trong nhà. Đồ chưng Tết, bánh mứt đãi khách, đồ ăn dự trữ trong ít nhất 3 ngày Tết. Để biết nên dự trữ thực phẩm gì, người vợ cần lên thực đơn, sau đó phân loại ra món nào nấu để sẵn, bảo quản làm sao cho không hư. Những gia đình hay có khách ghé thăm, thì khâu này càng cực hơn. Vì vậy mà cận Tết, người phụ nữ trong gia đình cứ xoay như chong chóng ngoài chợ và siêu thị.
Tết đến, phụ nữ phải nội trợ gấp nhiều lần ngày thường - Ảnh minh họa: Internet
Lo xong thực phẩm, bắt đầu đến vật dụng trong nhà. Cuối năm rồi, cái gì nên thay mới thì phải thay mới. Mua thêm ít chậu bông để chưng cho có màu sắc. Trái cây dâng lên ông bà, nén nhang cũng phải cao cấp hơn một tí. Chỉ việc chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng khác là gần như "tắt thở", chồng thì chỉ biết "sai đâu đánh đó", nào có nghĩ nhiều như vợ.
Vật dụng xong thì đến quần áo, giày dép mới. Mua trước cho con cái, rồi đến chồng. Dư dả tí thì mua cho bản thân, còn không dư thì lôi đồ cũ ra mà mặc lại, dăm ba ngày Tết cần gì bày vẽ.
Xong trong gia đình nhỏ, là tính đến đại gia đình. Biếu quà Tết gì cho cha mẹ hai bên, mua sao cho cân bằng đừng tị nạnh cũng là cả vấn đề. Quà thì phải đi kèm bao lì xì, đủ bộ như vậy mới vui nhà vui cửa. Nếu còn ông bà, thì lại thêm phần cho ông bà. Rồi anh chị em, cô dì chú bác, Tết đến không ít thì nhiều cũng phải có chút gì đem biếu cho có gọi là tấm lòng. Rồi đến tính toán xem lì xì cho ai, từ trên xuống dưới, tất thảy đều phải chừa sẵn tiền, bao lì xì cũng luôn phải sẵn sàng. Chuẩn bị Tết đến giai đoạn này thì hầu như cả chồng lẫn vợ rơi vào tình trạng "sạch túi", tiền lương tiền thưởng bay vèo hết, thậm chí âm qua cả tiền tiết kiệm.
Đầu năm đầu tháng đã nai lưng làm lụng, chỉ có thể là phụ nữ mà thôi - Ảnh minh họa: Internet
Nhưng mọi thứ vẫn chưa kết thúc. Sau khi đầu bù tóc rối làm hết những việc trên, người phụ nữ trong gia đình bắt đầu lăn lộn dọn dẹp nhà cửa. Không đơn giản là lau cái nhà, quét cái sân, mà phải tổng vệ sinh không sót một ngóc ngách nào, như thể đào cái nhà lên rồi xây lại vậy. Oằn mình như thế, nhà nhỏ cũng hai ba ngày mới xong, nhà lớn thì cả tuần. Cực vậy mà chả dám mướn dịch vụ dọn dẹp, vì các chi phí khác đã ngốn sạch túi tiền mất rồi.
Các mùng Tết, các ông cứ việc ngồi trên bàn cụng ly chúc xuân, cánh đàn bà thì vật lộn dưới bếp, hết nấu ăn rồi dọn rửa, liên tục ngày này qua ngày khác. Đầu năm đầu tháng đã phải cực khổ nai lưng ra làm lụng, chỉ có thể là người phụ nữ mà thôi!
Theo phunugiadinh.vn
Phụ nữ ơi, hãy yêu mình nhiều hơn nhé Câu nhắc nhở này có thừa không? Yêu bản thân mình có phải là ích kỷ không? Vì sao phụ nữ phải học cách tự yêu mình? Là vì yêu mình để mình được yêu nhiều hơn. Câu nói tưởng như vô lí. Con người ta, ai chẳng yêu mình. Mình lo mình bị đói, bị lạnh, bị ướt, bị đau. Mình thấy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày

Làm giúp việc nhà giàu lương 10 triệu nhưng hành động của cụ ông 70 khiến tôi "bỏ của chạy lấy người"

Bức xúc vì cả 4 lần sang nhà chơi, bạn gái đều lấy lý do đi về để không phải rửa bát

Con gái kết hôn tôi mua tặng căn chung cư, giờ con rể đòi bán và xin thêm tiền mua nhà đất

Vợ chỉ coi tôi là ông bố sinh học của các con

Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con

Bố mẹ vợ vừa nói ý định chia tài sản thừa kế, tôi đã từ chối ngay, chỉ xin một tấm ảnh thờ và nhận nuôi 2 đứa nhỏ

Lần đầu ra mắt nhà người yêu, tôi bị bố chồng tương lai ném nguyên cả bịch lòng vào người

Bố gọi về chia tài sản nhưng không đưa đất, đưa tiền mà chỉ cho mỗi người 1 lá thư tay, đọc xong, 3 người con trai đều nể phục

Mẹ già ở quê lên thành phố sống cùng con dâu, choáng vì nhà to như cái công ty, làm gì cũng nghe tiếng "beep beep" nên hoảng sợ đòi về

Cháu trai đổ bột giặt vào thùng gạo làm cả nhà suýt ngộ độc, mẹ tôi mắng thì chị dâu lu loa "bà nội bạo hành cháu"

Đến thăm con trai, trời nắng mà con mặc áo khoác dày cộm, tôi ép con cởi ra thì bàng hoàng với những vết sẹo cũ mới trên cổ tay
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện nhiều cá ông chuông mắc cạn ở bờ biển Australia
Thế giới
05:07:53 07/05/2025
Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025