Ghét game Trung Quốc, nhưng buộc phải sống chung
“Lại game Trung Quốc à”, “Tưởng gì, chán”, “ Sao toàn mua game Trung Quốc về thế?”… đó là ba trong rất nhiều kiểu than vãn của game thủ Việt Nam mỗi khi thấy một MMO mới cập bến nội địa. Đặc biệt trong năm 2011 này số lượng game online từ xứ sở Gấu trúc chiếm tới hơn 90% lại càng tạo thêm tâm lý chán nản.
Game na ná nhau từ TQ cập bến Việt Nam quá nhiều.
Sự lặp đi lặp lại của gameplay, đồ họa khiến trong số hàng chục đầu webgame về nước năm nay thì chắc chắn phải có tới 3, 4 cái tên na ná nhau. Thậm chí nhiều người còn đặt ra câu hỏi không hiểu vì sao các NPH cứ nhằm vào thể loại này mà nhắm mắt mua về. “Nguyên cái game TGHM mà Perfect World cũng chỉnh sửa đi thành vài cái game khác thì bảo sao không chán”, một game thủ tâm sự, đây là điều không ai có thể phủ nhận.
Thế nhưng dù chán ngán đến đâu chăng nữa, đại bộ phận người chơi đều phải tặc lưỡi công nhận rằng những tháng ngày sống chung với MMO Trung Quốc còn kéo dài lâu, rất lâu nữa. Đơn giản vì nó có quá nhiều lợi thế tại Việt Nam mà nhiều game nước ngoài không thể tạo dựng được.
Văn hóa đã thấm vào máu game thủ
Không thể phủ nhận một điều rằng những câu chuyện lịch sử đầy sức cuốn hút của Trung Quốc đã ăn sâu vào đầu người Việt Nam nói chung hay những game thủ nói riêng. Ngay từ thủa bé, chúng ta đã say mê trước những câu chuyện, những bộ phim truyền hình về Tam Quốc, Tây Du Ký… hay những bộ tiểu thuyết của Kim Dung, Cổ Long và mới đây là Tiêu Đỉnh (Tru Tiên).
Bối cảnh kiếm hiệp truyền thống đã ăn sâu vào máu của game thủ Việt.
Không có gì lạ khi các game online kiếm hiệp, tiên hiệp hiện vẫn đang thống trị thị trường Việt. Dễ thấy, bí quyết thành công của chúng tất nhiên không phải đến từ gameplay, đồ họa quá vượt trội mà một phần lớn trong đó đến từ chính bối cảnh, các class nhân vật ăn theo những đại môn phái như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi… cũng như những chiêu thức skill với cái tên rất kêu của chúng như Hàng Long Thập Bát Chưởng, Dịch Cân Kinh…
Video đang HOT
Tất nhiên, những yếu tố mang màu sắc võ hiệp chỉ có ở trong những game online của Trung Quốc và chính điều này đã khiến chúng luôn luôn chiếm được lợi thế trước những game online nước ngoài. Có thể thấy, những Chúa Tể Phục Sinh (Runes of Magic), Maple Story… dù cực kì được ưa chuộng ở nước ngoài nhưng khi về đến Việt Nam, chúng ta đã nhanh chóng bị đào thải bởi chính gamer nước nhà.
Nền móng được tạo nên cũng từ game TQ
Khi nói về nguyên nhân tại sao game Trung Quốc lại chiếm lĩnh thị trường Việt như hiện tại, chúng ta không thể không nhắc tới vai trò vô cùng quan trọng đến từ Võ Lâm Truyền Kỳ. Ra đời sớm gần nhất Việt Nam, kể từ thời mà chúng ta ra hàng Net chỉ để chơi Haft Life, DDay, WarCraft III Defend Tower (custom map) hay thậm chí là StarCraft thì Võ Lâm Truyền Kỳ đã khiến cho game thủ Việt nhận thức được sức hút của việc được chơi online.
Võ Lâm Truyền Kỳ đã đặt nền móng vững chắc cho các game online của Trung Quốc tiến vào Việt Nam sau này.
Rất nhanh, Võ Lâm Truyền Kỳ nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của game thủ nước nhà và thậm chí, nó còn lôi kéo được một bộ phận những người “chưa bao giờ biết chơi game là gì” tham gia. Đầu tiên, đó là những người đã đi làm và sau đấy là cả những nữ game thủ, Võ Lâm Truyền Kỳ với lối chơi đơn giản (vào thời điểm mới ra mắt) chỉ có đánh quái bằng tay (dùng chuột click) nhưng khi nhớ lại, chúng ta vẫn phải mỉm cười với một thời kì mà nhà nhà Võ Lâm, người người Võ Lâm.
Sau Võ Lâm Truyền Kỳ, các game online khác của Trung Quốc tiếp tục kế nhiệm tốt cái nền mà đàn anh đã để lại mà trong đó, chúng ta không thể nhắc đến 2 cái tên Thiên Long Bát Bộ và đặc biệt là Kiếm Thế.
Ở đây, điều chúng ta cần phải nhắc đến không phải là gameplay của các tựa game kế nhiệm quá đặc sắc mà đôi khi, điều khiến chúng thành công lại chính là những nét tương đồng với chính Võ Lâm Truyền Kỳ. Khi tham gia một tựa game mới, chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối với việc lựa chọn nhân vật, cách lên skill, cách luyện tướng và điều này đôi khi gây ra ác cảm đối với những đối tượng gamer bình dân.
Thành công vượt bậc của Kiếm Thế chính là lý giải rõ nhất nguyên nhân này.
Họ không chơi game vì nó có đồ họa đẹp hay những nét phá cách trong gameplay, họ chơi game vì nó có cộng đồng, chơi cho vui và đương nhiên, yêu cầu ở đây là nó phải dễ chơi. Kế tục từ Võ Lâm Truyền Kỳ, những gamer này có thể dễ dàng làm quen với các game online Trung Quốc cũng có lối chơi na ná, tương tự nhưng chính điều này lại khiến chúng “hút khách” ở thị trường Việt.
Nỗi sợ “ế hàng” của NPH
Sau những yếu tố về phía game thủ, chúng ta chuyển sang bàn luận về “cái khó” của NPH – Những tên độc tài trong làng game nước nhà. Đầu tiên, hãy nói về giá bản quyền. Cần phải hiểu rằng, các tựa game online của Trung Quốc cũng có tính chất giống như các loại hàng hóa của nước này, khá rẻ. So với các game online bom tấn của Hàn Quốc thì không phải tính, chắc chắn giá bản quyền của chúng chỉ bằng khoảng 1/2 cho tới 1/3.
Ai sẽ đảm bảo lợi nhuận cho NPH nếu họ dám mạo hiểm đưa các bom tấn về.
Ta có thể lấy ví dụ như thế này: Nếu như muốn phát hành một tựa game bom tấn của Hàn Quốc thì với chi phí ấy, NPH có thể mua được từ 2 đến 3 game online “tầm trung” khác của Trung Quốc, trong khi hiệu quả về kinh tế thì bom tấn của Hàn chưa chắc đã bằng được cái thứ “tầm trung” đến từ nước làng giềng.
Vậy thì tại sao NPH lại phải mạo hiểm? Trên thực tế, ở nước ta, nếu tính đến các game online xuất sứ không phải Trung Quốc mà vẫn thành công được ở Việt Nam thì có lẽ chỉ đếm được trên đầu bàn tay (MU, Gunny…).
MU – Game bom tấn hiếm hoi thành công ở Việt Nam.
Ngoài ra, để thu hồi lại vốn đầu tư và kiếm được lợi nhuận thì tất nhiên, NPH cũng phải có những chính sách đặc biệt để khuyến khích gamer “nạp thẻ” và ngay lập tức, điều này sẽ bị rất nhiều gamer phàn nàn, bực tức và thậm chí là tẩy chay. Với số vốn lớn đã bỏ ra để đưa bom tấn về nước mà khi phát hành lại chỉ dám “hút máu” như những tựa game online bình thường thì chắc chắn là không được.
Hiện tại, nếu không tính đến các Webgame đang tràn ngập thị trường Việt thì các game online chính thống của Trung Quốc đều đã có được những vị trí nhất định trong lòng gamer Việt. Hơn thế nữa, dù có kêu ca đi chăng mấy thì trong tương lai, game online Trung Quốc vẫn sẽ được về nước mà thôi (không tính tới Webgame).
Theo Game Thủ
Fnatic vs. SK Gaming: mèo nào cắn mỉu nào (Phần 1)
DreamHack đang tới gần đúng vào thới điểm có những xáo trộn rất lớn về đội hình ở Fnatic và SK, đặc biệt là sự thay đổi này lại có quan hệ thiết với nhau khi thành viên của đội này rời đi để tới với đội kia.
Điều này khiến Dream Hack ngoài ý nghĩa một giải đấu quan trọng thường niên của cả hai đội thì còn như một bài kiểm tra lớn dành cho đội hình mới của cả SK Gaming và Fnatic. Trong thế thao sự ganh đua luôn đem lại những trận đấu đáng xem khi những đại kình địch gặp nhau, rõ ràng các trận đấu như vậy sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với một trận đấu bình thường với những pha tranh chấp quyết liệt không khoan nhượng từ cả hai phía.
Từ lâu ngôi vị bá chủ Counter Strike của Thụy Điển luôn chứng kiến cuộc so tài bất phân thắng bại của SK và Fnatic trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, năm nay sau vụ "áp phe" nhân sự của SK đối với Fnatic thì sức ép dành cho cả hai sẽ lớn hơn bao giờ hết. Và trong tình hình hiện tại và mối quan hệ giữa SK và Fnatic thì có thể nói DreamHack chắc chắn sẽ là nơi giải quyết mối "thâm thù cừu hận" của hai đội.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại lý do tại sao Fnatic và SK Gaming lại trở thành "kẻ thù" của nhau.
Chuyển nhượng nhân sự, khởi đầu cho tất cả
Trước thời điểm năm 2010, mới chỉ có vài game thủ lần lượt thi đấu dưới màu áo của cả Fnatic và SK Gaming. Trong đó, người đầu tiên chính là Kristoffer "tentpole" Nordlund, tuy nhiên sự kiện này chẳng gây được sựchú ý nào. Vì sau khi khoác áo cho Fnatic vào năm 2006, thì game thủ này đã chơi cho Begrip và Nip trước khi gia nhập SK. Chính vì vậy đây được coi là một cuộc chuyển nhượng thông thường vì từ lâu cái tên tentpole đã không còn ý nghĩa nào ở Fnatic. Hơn nữa vào thời điểm đó sự cạnh tranh của hai đội cũng không lớn như hiện nay.
Người thứ hai đã từng khoác áo của cả Fnatic lẫn SK chính là Christopher "GeT_RiGhT" Ålesund. GeT_RiGhT lại thi đấu cho SK Gaming trước, trong khoảng thời gian 6 tháng kéo dài từ 2007 đến 2008. Anh rời đi khi chỉ được xếp vị trí thứ 6 chơi dự bị trong đội. Sauk hi chơi cho một vài đội khác thì cuối cùng GeT_RiGhT đã quyết định chọn Fnatic làm bến đỗ của mình và đạt được những thành tựu đáng kể ở đây. Tuy nhiên, một lần nữa đây không phải là một sự chuyển nhượng trực tiếp do vậy không gây sự căng thẳng nào giữa hai đội cũng giống như với Nordlund.
Thời gian dần trôi qua sự cạnh tranh giữa Fnatic và SK Gaming ngày càng lớn dẫn đến nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa hai đội. Và mọi việc chỉ chính thức bắt đầu vào năm 2010 với cái tên Rasmus "Gux" Stahl. Sau khi game thủ này kết thúc hợp đồng của mình tại Fnatic vào tháng 1 năm 2010 thì chỉ 1 tháng sau anh đã khoác lên mình chiếc áo của SK Gaming.
Tuy nhiên 6 tháng sau đó bản hợp đồng này vẫn không gây bất cứ mâu thuẫn nào giữa Fnatic và SK Gaming. Những dấu hiệu bất ổn đầu tiên chỉ thực xuất hiện vào tháng 7 cùng năm đó. Sau khi ESWC kết thúc, Fnatic đã muốn Gux quay trở lại đội hình thay vì tiếp tục thi đấu cho cho SK Gaming và lên đường tới Arbalet Dallas.
Và dù mới chỉ thi đấu một thời gian ngắn cho SK nhưng Gux đã trở thành một ngôi sao, một thành viên không thể thiếu vắng của SK. Sự ra đi này đã khiến cho đội game Đức thực sự lãnh một đòn nặng khi từ thời điểm đó cho tới cuối năm họ không thể phục hồi phong độ như trước đó. Mọi việc chỉ thực sự trở lại quỹ đạo với SK Gaming khi họ có được một bản hợp đồng mới.
(Còn tiếp)
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đồ "VIP" mất giá nghiêm trọng, chung quy chỉ tại event? Hiên tại hâu hêt mọi thứ quan trọng trong thê giới Audition đêu xuông giá thâm tê khiên người chơi buôn bã. Audition là môt tựa game online đã ra đời từ cách đây khá lâu (khoảng 3, 4 năm) và hiên tại vân đang tôn tại môt cách ôn định. Nó không giông với hâu hêt các thê loại GO khác với...