Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cứu bé gái 32 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh
Bé gái 32 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh đã được các bác sĩ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Sau ghép, bệnh nhi ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến kế hoạch ban đầu.
Bệnh nhi ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến kế hoạch ban đầu – Ảnh: BVCC
Ngày 28/1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa qua, được sự phối hợp chuyển giao kỹ thuật và giám sát chuyên môn từ Bệnh viện truyền máu huyết học, đơn vị ghép Bệnh Viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên cho bệnh nhi u nguyên bào thần kinh.
Bệnh nhân là bé gái N. N. M. (32 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) có cơ địa suy dinh dưỡng chỉ có 11kg. Bé lần đầu nhập viện với dấu hiệu đau bụng 1 tuần, siêu âm phát hiện khối u vùng hạ vị từ tháng 6/2020. Bé chẩn đoán bệnh lý u nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ cao, nếu không được ghép tủy thì tỉ lệ sống 1 năm của bé chỉ có 12%.
Dựa trên phác đồ điều trị hiện hành tại khoa ung bướu huyết học Bệnh Viện Nhi Đồng 2, bé đã được lên kế hoạch điều trị kết hợp phẫu thuật cắt u, hóa trị liệu, ghép tủy, hóa trị duy trì sau ghép.
Video đang HOT
Bệnh nhi được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân sau quá trình chuẩn bị chu đáo
Tháng 12/2020, bệnh nhi được chuẩn bị vào giai đoạn ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Đến ngày 30/12/2020, sau quá trình chu đáo chuẩn bị, bệnh nhi được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có gây mê chủ động tại chỗ với sự hỗ trợ, giám sát chuyên môn của các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Ghép tế bào gốc, Bệnh viện Truyền máu huyết học.
Sau 1 tuần, bệnh nhi đã tái khám lại tại khoa Điều trị trong ngày – Bệnh viện Nhi Đồng 2 để theo dõi sự phục hồi hoàn toàn của hệ tạo máu, các biến chứng muộn. Kết quả kiểm tra các dòng tế bào máu hồi phục thuận lợi, chức năng gan thận trong giới hạn bình thường, bé hoạt bát, ăn uống tốt, không cần truyền máu hay thuốc điều trị biến chứng liên quan ghép. Kế hoạch dự kiến bệnh nhi sẽ tiếp tục xạ trị sau vài tuần và điều trị thuốc duy trì sau truyền tế bào gốc 3 tháng nhằm hạn chế khả năng tái phát của khối u.
Bệnh nhi trước thời điểm được xuất viện
Theo Bệnh viện Nhi đồng 2, đây là một ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân lần đầu tiên được thực hiện ở bệnh viện, trên nền một bệnh nhi u nguyên bào thần kinh có tuổi nhỏ, cân nặng thấp, thể trạng suy dinh dưỡng tiên lượng. Ca ghép đã thành công, bệnh nhân ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến kế hoạch ban đầu.
Theo bác sĩ, ghép tế bào gốc máu tự thân là một phần trong điều trị của một số nhóm bệnh lý ung thư nhi đặc biệt các nhóm u đặc. Trong các nhóm bệnh lý u đặc tại Việt Nam, u nguyên bào thần kinh là khối u ngoài não thường gặp nhất ở trẻ em.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi năm có khoảng 40 trẻ được chẩn đoán và điều trị nguyên bào thần kinh. Một nghiên cứu 2014-2017 tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ghi nhận có 110 trẻ u nguyên bào thần kinh 60% phân nhóm là nguy cơ cao, tỉ lệ sống toàn bộ chung với toàn nhóm là 43%, với nhóm nguy cơ cao là chỉ 12%.
Cứu sống bệnh nhi 30 tháng tuổi bị u nguyên bào
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tiến hành ca ghép tủy thành công, mang lại sự sống cho một bệnh nhi mới 30 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh.
Ngày 14/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tủy cho một bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh.
Bé K. hiện đã được xuất viện sau 32 ngày ghép tủy.
Theo đó, cháu P.Đ.K. (30 tháng tuổi, trú tại tỉnh Đồng Nai) được chẩn đoán u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Sau khi được điều trị hóa chất và phẫu thuật bóc u, cháu K. được chuyển ra bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục điều trị.
Tại đây, bé K. nhanh chóng được hội chẩn chuyên khoa để tiến hành ghép tủy. Đến ngày 12/11, bệnh nhi được tiến hành thu hoạch và ghép tế bào gốc.
Dưới chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện và sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhiều trung tâm và khoa phòng của bệnh viện đã đem lại thành công cho quá trình ghép tủy.
Sau 32 ngày ghép tủy, các dòng tế bào máu đã được phục hồi, cháu K. được xuất viện và tiếp tục về nhà uống thuốc, sau đó sẽ được xạ trị và uống thuốc miễn dịch retino-acid trong vòng 6 tháng.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, thành công ca ghép tủy này là một niềm vui và mở ra bước ngoặt cho bệnh viện.
Qua một năm triển khai ghép tủy trẻ em, bệnh viện đã thực hiện thành công được 5 ca và ca thứ năm này là ca có bệnh nhân nhỏ nhất trong năm, cháu chỉ mới 30 tháng tuổi. Sắp tới, bệnh viện sẽ tiếp tục thực hiện nhiều ca ghép tủy tự thân cho một số bệnh lý khác như u nguyên bào võng mạc... để mang lại sự sống cho các bệnh nhi.
Cũng theo GS.TS Phạm Như Hiệp, trong tương lai gần, bệnh viện sẽ tiến hành thực hiện phương pháp ghép tủy đồng loại, với mong ước đem lại sự sống cho nhiều em bé mắc bệnh hiểm nghèo.
Phương pháp chữa khỏi ung thư máu 12 năm sau khi được ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, anh Lâm Tiến Bình (Lạng Sơn) từ bệnh nhân ung thư máu đã trở thành người khỏe mạnh bình thường. Anh Bình là một trong số hàng nghìn bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội). Không chỉ...