Ghép máu từ nhóm máu khác
Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM đã ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn giữa hai người khác nhóm máu. Thành công này đã mở ra cơ hội cứu sống bệnh nhân mắc các bệnh về máu
Bệnh nhân được ghép máu là Trần Trung K. (7 tuổi, ngụ quận 9-TPHCM). Mẹ K. cho biết lúc mới sinh, K. khỏe mạnh bình thường nhưng càng lớn càng tiều tụy, suy kiệt và thường ngất xỉu.
Khi đến Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM, các bác sĩ phát hiện K. bị mắc bệnh bất thường tế bào hồng cầu (Thalassemia), một căn bệnh rất nguy hiểm về đường máu. Từ đó, để duy trì sự sống, gần như liên tục mỗi tuần một lần, gia đình phải đưa K. vào bệnh viện để truyền máu.
Sinh thêm con để cứu con
Muốn chữa được bệnh cho K., ngoài truyền máu, còn có một cách nữa là ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn. Tuy vậy, để có được tế bào gốc không hề đơn giản do phải lấy máu ở nơi cuống rốn ngay lúc người mẹ vừa sinh. Gia đình đã được tư vấn chỉ còn cách phải sinh thêm em bé nữa mới lấy được máu cuống rốn để ghép cho K.
Trước tình cảnh này, để cứu K. và dù không muốn sinh thêm con (do đã lớn tuổi) nhưng người mẹ đã quyết định sinh thêm một đứa con để các bác sĩ lấy tế bào gốc máu cuống rốn gửi vào Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem (TPHCM) xử lý và lưu trữ. Giữa tháng 11 vừa qua, ngân hàng này đã chuyển mẫu tế bào gốc đã lưu trữ này cho Bệnh viện Truyền máu và Huyết học tiến hành cấy ghép.
Video đang HOT
Theo TS Huỳnh Nghĩa, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Truyền máu và Huyết học (người trực tiếp thực hiện việc cấy ghép), đây là lần đầu tiên ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn trên bệnh nhân khác nhóm máu được thực hiện tại VN.
Xử lý, biệt hóa và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn tại
Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM
Những ca ghép thành công trước đó chỉ được thực hiện trên các đối tượng cho và nhận có cùng nhóm máu. Với trường hợp này, tuy nhóm máu của K. và mẫu máu cuống rốn không cùng nhóm (K. nhóm máu O, người em nhóm máu B) nhưng nhiều chỉ số xét nghiệm sinh học khác cho thấy có sự phù hợp nên việc cấy ghép đã được chỉ định để cứu K.
TS Lê Văn Đông, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch của Học viện Quân y, người cùng thực hiện ca ghép, cho biết bệnh Thalassemia là do di truyền gien lặn ở bố mẹ.
Trường hợp mắc bệnh này, người bệnh không thể cứ sống nhờ vào việc truyền máu lấy từ người khác suốt đời vì họ phải cần nguồn máu của chính bản thân để nuôi cơ thể. Cũng theo TS Đông, đến cuối tuần qua, sau 3 tuần được cấy ghép tế bào gốc, sức khỏe của K. đã tiến triển tốt. Bệnh nhân đang được theo dõi tích cực.
“Bửu bối” để phòng thủ
Từ trước đến nay, hầu hết trẻ sinh ra thì cuống rốn sẽ được cắt bỏ. Tuy nhiên, theo TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, tế bào gốc từ máu cuống rốn qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào cần thiết có thể được ứng dụng để điều trị các bệnh lý về não, thần kinh, tim mạch, tiểu đường, gan…
“Bửu bối” này không chỉ “phòng thủ” cho ngay chính đứa trẻ này trong tương lai mà còn đem lại cơ hội sống cho những người thân nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo về máu.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết tế bào gốc từ những bộ phận trên cơ thể như da, giác mạc, tủy xương… đều có thể được sử dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn là hiệu quả và thành công nhất.
Cũng theo TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, ngân hàng máu cuống rốn của Bệnh viện Truyền máu và Huyết học đã tiếp nhận xử lý và lưu trữ hơn 2.000 mẫu máu cuống rốn. Ngoài ra, tại Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem cũng đang lưu trữ 500 mẫu gửi có danh tính hoặc được hiến tặng.
Gần 500 trường hợp cần ghép/năm
Theo TS Lê Văn Đông, VN nằm trong vùng dịch tễ có số ca mắc bệnh về máu gia tăng. Mỗi năm, cả nước có khoảng từ 300-500 bệnh nhân mắc các bệnh về máu cần điều trị bằng cách ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn.
Các cơ sở y tế đang triển khai thực hiện ghép tế bào gốc máu cuống rốn hiện nay ở nước ta gồm: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM.
Theo PLXH
Khám sức khỏe tiền hôn nhân ở đâu?
Tôi và bạn trai đang dự định kết hôn nên rất quan tâm đến việc khám sức khỏe trước hôn nhân.
Cho tôi hỏi có nhu cầu này thì liên hệ bệnh viện, cơ sở y tế nào, cần khám và thực hiện các xét nghiệm gì? (ximoon05@..., TP.HCM)
Trả lời:
Hai bạn đã có ý nghĩ tích cực trong chăm sóc sức khỏe khi quyết định khám sức khỏe tiền hôn nhân là rất tốt. Việc này khá quan trọng vì nó giúp các bạn hiểu rõ tận tường về nhau trước khi quyết định sống chung để cùng xây dựng cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc và đón chờ những đứa con khỏe mạnh.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (AIDS, giang mai, viêm gan siêu vi, herpes...), các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội như lao, tâm thần...
- Chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng.
- Phát hiện và điều trị sớm (nếu có) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
- Chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn và an toàn nhất.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất.
- Dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.
Tùy đối tượng và nhu cầu mà có các gói khám khác nhau. Thường là khám tổng quát và qua đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn làm một số xét nghiệm để tầm soát thêm như siêu âm bụng, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, xét nghiệm bệnh viêm gan B, C, HIV, giang mai... Khám phụ khoa (không xâm lấn), xét nghiệm tinh dịch đồ...
Tại TP.HCM, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Chăm sóc bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, Phòng khám Úc Châu, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện An Sinh, Phòng khám An Khang... để được tư vấn và lựa chọn gói khám.
BS. Nguyễn Thị Hoàng Mai
(Công ty Tư vấn Sức khỏe Tâm Tâm An)
Theo PLXH
Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm? Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Bệnh cảm cúm là gì? Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người...