Ghép mắt cam Vinh trên gốc bưởi dại, tưởng làm chơi mà lại có tiền
Anh Trần Hùng Mạnh, sinh năm 1978 ở xóm 3, tiểu khu Nà Sản ( xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ghép mắt cam Vinh trên 300 gốc bưởi dại. Ban đầu, nhiều người kêu anh làm chơi, ai ngờ lại hay. Những mắt cam Vinh phát triển “cực khỏe” trên gốc bưởi dại mang lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình anh Mạnh…
Nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống ở tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung đã chuyển đổi toàn bộ diện tích nương vườn sang trồng hoặc ghép cây ăn quả có múi thành công, đời sống kinh tế của bà con nơi đây đã dư giả hơn so với trước. Gia đình anh Trần Hùng Mạnh là hộ tiên phong trong ghép cam Vinh trên gốc bưởi dại ở khu nương vườn hơn 6.000m2, mỗi năm vườn cây nhà anh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Nhờ ghép cam Vinh trên 300 gốc bưởi dại, anh Mạnh đã có đời sống khấm khá hơn trước.
Anh Mạnh cho biết: “Tôi ghép cam Vinh trên 300 gốc cây bưởi dại từ năm 2014. Mắt ghép cam Vinh được tôi xuống mua tại TP. Vinh (Nghệ An) về ghép tại vườn. Khi mới đầu bắt tay vào ghép cam Vinh nhiều người thân trong gia đình đều can ngăn và nói sao không mua hẳn cây giống về trồng cho tiện, chứ ghép lên cây bưởi dại thế này sẽ cho hiệu quả thấp, nhưng tôi đều bỏ ngoài tai, cứ thế bắt tay vào ghép. Ai ngờ cành ghép cam Vinh trên gốc bưởi dại phát triển “cực khỏe”. Sau đó, tôi đầu tư xây dựng hệ thống tưới nước tự động khắp vườn cây để tiện lợi cho việc tưới tiêu và tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Sau 2 năm ghép, tôi thấy vườn cam của gia đình phát triển tốt và cho quả xum xuê”.
Anh Mạnh đang kiểm tra qúa trình phát triển cây cam Vinh tại vườn.
Trong quá trình trồng và chăm sóc cam Vinh ghép lên gốc bưởi dại, anh Mạnh hầu như không được học qua bất kỳ trường lớp đào tạo về kỹ thuật, chăm bón cây trồng nào. Mọi quy trình chăm sóc anh đều tự tìm hiểu trên mạng internet và tích lũy từ thực hành tại vườn. Về phân bón, anh Mạnh dùng phân NPK kết hợp với phân chuồng bón cho vườn cam Vinh. Bởi vậy, mà vườn cam Vinh của gia đình anh từ khi ghép mắt đến hiện tại cây nào cây nấy đều xanh tốt, ít bị sâu bệnh.
Video đang HOT
Anh Mạnh lắp đặt hệ thống tưới nước tự động tại vườn cam Vinh, để tạo điều kiện cho vườn cây phát triển tươi tốt.
Trung bình 1kg cam Vinh, anh Mạnh bán tại vườn với giá 20.000 đồng/kg.
Theo anh Mạnh chia sẻ: Sau một vụ thu hoạch quả, tôi phải cắt tỉa cành khô đi, để lại những cành khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả tiếp và tiếp tục bón phân thúc phân NPK, phân hữu cơ, tạo điều kiện cho cây bù đắp lại chất dinh dưỡng sau một thời gian nuôi quả.
Từ khi tôi ghép cam Vinh lên gốc bưởi dại đến giờ, thu nhập của gia đình cao gấp 8 lần so với trồng ngô trước đây, đời sống kinh tế đã khấm khá và có của ăn của để. Bình quân 1kg cam Vinh, tôi bán tại vườn với giá 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 130 triệu đồng”.
Theo Danviet
Ghép mắt nhãn muộn lên gốc nhãn ta, quả sai trĩu, lãi hơn nửa tỷ
Anh Trần Hùng Mạnh, xóm 3, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ghép nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương (nhãn ta) và trồng mới 800 gốc nhãn muộn trên diện tích 7ha, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi khoảng 600 triệu đồng.
Thời gian gần đây, nhiều người dân sinh sống ở huyện Mai Sơn,(Sơn La) đã có khối tài sản lớn nhờ trồng và ghép nhãn muộn trên đất dốc. Gia đình anh Hùng là một trong những hộ tiên phong ở xóm 3, tiểu khu Nà Sản ghép mắt nhãn muộn lên nhãn địa phương đã đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình.
Nhờ ghép mắt nhãn muộn lên nhãn địa phương đã tạo nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh Mạnh.
Anh Mạnh chia sẻ: Tôi trồng nhãn địa phương được 20 năm nhưng thấy nhãn không được sai quả, chất lượng kém, thị trường tiêu thụ hầu như không có, giá cả thấp... nên tôi chuyển sang ghép mắt nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương để cải thiện kinh tế gia đình. Trong quá trình chăm sóc nhãn, tôi thường hay cắt tỉa ngọn để hạn chế chiều cao của cây, qua đó tạo điều kiện cho cây phát triển nhiều cành hơn, thuận lợi cho việc ra hoa kết trái và thu hoạch nhãn về sau....
Theo anh Mạnh, sau 2 năm ghép vườn nhãn bắt đầu cho quả bói, đến năm thứ 3 cho sai quả đầy cành. Các cành nhãn ra trạt những quả là quả. Nhận thấy nhãn muộn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, anh đã cải tạo lại đất nương trồng mới 800 gốc nhãn muộn để tăng cao lợi nhuận hơn...
Hiện nay, tại vườn nhãn của anh Mạnh có 1.500 gốc nhãn muộn cho sãi trĩu quả.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho vườn nhãn phát triển tốt, anh Mạnh đầu tư vốn đào giếng, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước tưới cho 7ha diện tích nhãn muộn. Ngoài ra, anh còn dùng các loại phân hữu cơ, phân chuồng, NPK, bón cho cây trồng. Nhờ vậy, mà vườn cây của gia đình anh từ khi ghép mắt đến hiện tại đều xanh mơn mởn và cho qua đầy cảnh.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt, vườn nhãn của anh Mạnh năm nào cũng cho quả đầy cành.
Theo anh Mạnh, nhãn muộn dễ trồng, dễ ghép và rất thích hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương. Bên cạnh đó, nhãn muộn có khả năng chống sâu bệnh tốt, cùi dày, mọng nước nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch nhãn có rất nhiều lái buôn và khách hàng quen thuộc đến vườn thu mua.Vì vậy, đầu ra cho sản phẩm của gia đình tôi luôn ổn định và bán được giá khá cao.
Sau mỗi vụ thu hoạch nhãn, anh Mạnh thu lời 600 triệu đồng mỗi năm.
Từ lúc tôi ghép và trồng nhãn muộn đến nay, điều kiện kinh tế của gia đình tôi đã dư giả và có của ăn của để, tạo công ăn việc làm dài hạn cho 2 người công nhân, mỗi tháng 4, 5 triệu đồng. Moi năm đến vụ thu hoạch nhãn, tôi thường vận chuyển xuống thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hòa Bình... tiêu thụ nên thị trường đầu ra luôn được ổn định và bảo đảm. Sau khi trừ phí, trung bình mỗi năm tôi lãi khoảng 6.00 triệu đồng từ nhãn muộn- anh Mạnh cho biết...
Theo Danviet
Sơn La: Tấp nập đi xem "Na Mai Sơn" và Ngày hội nông sản 2018 Na Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến là na sạch, ngon và chất lượng. Măc du thơi tiêt nóng nực Lễ công bố nhãn hiệu "Na Mai Sơn" và ngày hội nông sản 2018 vân thu hut hàng nghìn người dân từ nhiều nơi về tham dự. Lễ công bố nhằm...