Ghen trên gối
Tôi cũng là đàn bà, tôi hiểu cảm giác “ớt nào mà ớt chẳng cay”, vì tôi cũng thuộc típ “ cuồng ghen” mà. Nhưng tôi chọn kiểu “ ghen mềm”.
Tôi từng nghe tâm sự của anh đồng nghiệp đẹp trai, lịch lãm: “Vợ mình ghen khủng khiếp, tới mức hoang tưởng, mình rất sợ về nhà”.
Vợ anh dùng phần mềm theo dõi điện thoại chồng. Kết quả, nhất cử nhất động của chồng trên điện thoại đều bị giám sát. Chưa hết, chi tiêu mỗi tháng của anh phải thật chi li. Lương đưa vợ bao nhiêu, giữ lại bao nhiêu, cuối tháng phải có bảng giải trình đã làm gì hết ngần ấy tiền.
Thực ra không phải vợ thiếu tiền nên giám sát chi tiêu chặt chẽ như vậy, tại nàng nghĩ đàn ông có tiền sẽ sinh hư nên muốn chàng phải ở trạng thái “khô ví”, chỉ như vậy mới không có những cuộc hẹn hò bên ngoài.
Tôi nghe anh tâm sự thì bào chữa giùm tại nàng quá yêu chồng nên mới ghen. “Đúng là yêu mới ghen, điều đó không xấu nhưng quá quắt sẽ thành đáng ghét, ngột ngạt, nhiều khi anh ước vợ bớt yêu đi. Yêu mà ghen như vậy chỉ là gánh nặng của tình yêu, hôn nhân” – anh rầu rĩ.
Ảnh mang tính minh họa. SHUTTERSTOCK
Vừa rồi, tôi tình cờ nghe câu chuyện trên xe buýt: anh A. là tài xế lái xe đường dài liên tỉnh, nghe phong phanh chồng có bồ nhí, chị vợ liền bám theo để chồng không còn đường “cựa quậy”. Chị ngồi bên ghế bác tài, ròng rã như thế cả tháng trời, anh có điện thoại thì chị nghe, chị quản lý cả ánh nhìn của anh.
Anh chồng, dù trước nay không trăng hoa gái gú, dù rất yêu vợ cũng thấy “ngán”. Rồi một vị khách kể thêm những cuộc ghen tuông túm tóc, xé áo, rạch mặt của những bà vợ. Tất cả những câu chuyện của các anh đều đi đến mục đích khẳng định: đàn bà mà ghen là khủng khiếp.
Tôi cũng là đàn bà, tôi hiểu cảm giác “ớt nào mà ớt chẳng cay”, vì tôi cũng thuộc típ “cuồng ghen” mà. Nhưng tôi chọn kiểu “ghen mềm”. Không phải tôi khôn ngoan gì mà đó là bài học cuộc đời.
Video đang HOT
Cuộc hôn nhân trước đổ vỡ do tôi không biết ghen, rồi bị người ta rủa xả vào mặt “có ăn có học mà không biết giữ chồng”.
Mất lòng tin ở đàn ông. Sau những năm tháng cô đơn, khi gặp được một nửa muộn màng của mình, tôi yêu và luôn ám ảnh sẽ lại bị phụ bạc. Có thể do chồng đẹp trai hào hoa, có thể do nỗi ám ảnh từng bị người ta cướp chồng nên tôi tâm niệm phải toàn tâm toàn ý giữ gìn hạnh phúc của mình.
Bản chất của tình yêu là ích kỷ, càng yêu càng muốn khư khư giữ, và hệ quả đương nhiên sẽ là những cơn ghen.
Nhưng tôi biết tính chồng, anh chỉ sợ đàn bà “yếu”, anh cũng từng là “nạn nhân” của những cơn ghen nên khi gặp tôi, anh vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc hôn nhân thứ hai, anh bảo không sợ sự ràng buộc mà chỉ sợ sự giám sát, ghen tuông vô cớ. Anh nhiều lần nói cứng: “Với anh, muốn hạnh phúc thì đừng ghen tuông”.
“Không được, có người đàn bà nào yêu mà không ghen”, tôi nói với anh như vậy. Và vì biết tính chồng và cũng hiểu, cái đích tốt đẹp nhất của ghen là để bảo vệ tình yêu, bảo vệ gia đình nên tôi chọn cách “ghen mềm”.
“Ghen mềm” là từ do tôi nghĩ ra, tại tôi nghĩ, phải đợi lúc anh đặt đầu lên gối, lúc tôi nhẹ nhàng rúc đầu vào ngực anh mới trổ cơn ghen thì dùng từ này là thích hợp nhất. Có thể bạn không tin nhưng tôi biết không có cách nào hay hơn.
Gối đầu trên ngực anh, tôi sẽ dùng bộ mặt hờn dỗi để thủ thỉ về nỗi trăn trở có một nàng nào đó đang là mối đe dọa với mình. Hoặc cả những tình huống nào đó trong cuộc sống làm mặt tôi nóng bừng vì ghen nhưng tôi vẫn cố nhịn, đợi về bên gối rồi tôi sẽ làm nũng, sẽ nói mình lo lắng, suy sụp như thế nào khi bắt gặp anh đang đối mặt nói cười với cô ấy hay cả những lần em rụng rời khi anh nghe điện thoại của người yêu cũ…
Cả ngàn tình huống tương tự như vậy. Tôi đều chọn ghen bên gối. Đến nỗi, tôi không ngần ngại thổ lộ với chồng về máu Hoạn Thư của mình.
Tôi có thể ghen tất tật vì với tôi, bất cứ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ trở thành tình nhân của chồng – nhưng những suy nghĩ kiểu vậy tôi đều thể hiện trên khuôn mặt nũng nịu. Và lần nào anh cũng riết chặt tôi lại rồi mắng yêu “xấu máu quá” – khi đó tôi nghĩ mình đã… ghen thành công.
Hoang tưởng, ảo giác đeo bám bệnh nhân Covid-19
Những bệnh nhân Covid-19 phải điều trị dài ngày trong khu hồi sức cấp cứu thường gặp ảo giác, hoang tưởng do thuốc, tình trạng nhiễm trùng, thiếu oxy.
"Tối qua, những người khuân vác đã đưa tôi xuống tầng hầm bằng chiếc xe đẩy của siêu thị. Tôi gặp những nhà sư trùm kín đầu, những người đánh cắp linh hồn của tôi và biến tôi thành một thây ma. Tôi đã tỉnh dậy trong quan tài của chính mình".
"Tôi nghe lỏm thấy các y tá thì thầm sau tấm rèm rằng họ ám hại tôi và con tôi. Tôi thấy một người rút khẩu súng từ túi xách".
"Một con thú hoang điên cuồng chạy qua khu chợ bệnh viện, tấn công mọi người cho tới khi nó bị bắn hạ".
Đó là những trải nghiệm đáng sợ và kỳ lạ mà tiến sĩ Dorothy Wade, nhà tâm lý học của khoa chăm sóc tích cực (ICU) tại bệnh viện Đại học Cao đẳng London, được các bệnh nhân chia sẻ hằng ngày. Nhiều bệnh nhân Covid-19 mắc chứng ảo giác hoặc ảo tưởng do thuốc, tình trạng nhiễm trùng, thiếu oxy trong thời gian dài ở ICU.
Theo một nghiên cứu năm 2008 công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, 80% bệnh nhân ở ICU bị mê sảng. Để bệnh nhân vượt qua thời gian thở máy, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc hướng thần, giúp họ bình tĩnh, thoải mái và dễ ngủ, mặt khác lại khiến người bệnh hay quên, bối rối và mê sảng. Tình trạng mê sảng thường biến mất khi bệnh nhân xuất viện, nhưng ảo giác, cùng với các sang chấn khác, có thể đeo bám họ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Những ký ức đáng sợ trở thành một phần của hội chứng hậu ICU (PICS). Hội chứng không chỉ làm bệnh nhân đau nhức toàn thân và ảnh hưởng hệ hô hấp, mà còn tác động đến tâm trí. Đối với nhiều người, di chứng đáng sợ nhất là hiện tượng "sương mù não", khiến họ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, khó khăn trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân.
Có đến 50% bệnh nhân mắc chứng lo âu nghiêm trọng, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau thời gian điều trị ở ICU, theo một nghiên cứu năm 2018 đăng trên tạp chí y khoa quốc tế Critical Care. Không có gì ngạc nhiên khi PICS ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ và sinh kế của bệnh nhân. Người ta có thể quên uống thuốc hoặc mất khả năng lái xe hay quản lý tài chính.
Vấn đề tâm lý của bệnh nhân Covid-19 hậu ICU nghiêm trọng không kém so với các bệnh nguy kịch khác. Tiến sĩ Wade kể lại trong đợt bùng phát vừa qua, khu ICU tại bệnh viện của bà tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân cùng một lúc. Trước đại dịch, số bệnh nhân tại đây khoảng 35 người.
Covid-19 khiến hoàn cảnh của bệnh nhân tại ICU đáng sợ hơn nhiều. Họ không có người thân bên cạnh. Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ như người ngoài hành tinh, không có thời gian trò chuyện, nắm tay an ủi người bệnh như bình thường. Phòng bệnh thì đông nghẹt với tiếng ồn phát ra từ máy móc. Cơn mê sảng dường như kéo dài và sâu hơn bình thường, khiến bệnh nhân mất nhiều tuần để tỉnh táo trở lại.
Còn quá sớm để biết tác động tâm lý lâu dài của bệnh nhân Covid-19 hậu điều trị ICU nhưng một nghiên cứu năm 2020 đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia của Mỹ cho thấy khoảng 28% những người trải qua ICU bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), 31% bị trầm cảm và 42% mắc chứng lo lắng sau khi xuất viện.
Dù vậy, hàng nghìn người khác vẫn phục hồi tốt. Họ cảm thấy may mắn khi được cứu sống. Nhiều người thấy như được tái sinh và háo hức để bắt đầu cuộc sống mới.
Một bệnh nhân của của tiến sĩ Wade kể về niềm vui khi khám phá các môn nghệ thuật, niềm hứng khởi khi tự tay trang trí căn hộ và hô biến trang phục cũ thành đồ mới. Người này cũng lấy âm nhạc làm cứu cánh vượt qua đại dịch.
Nhà báo David Aaronovitch là một trong những bệnh nhân hỗ trợ nhóm của tiến sĩ Wade nhằm cải thiện chăm sóc tâm lý tại ICU. "5 ngày mê sảng là quãng thời gian tệ nhất đời tôi. Nhiều bệnh nhân ở ICU phải sống trong sợ hãi. Nếu có thể làm được điều gì cho họ, chúng ta phải thực hiện bằng được", Aaronovitch chia sẻ.
Các đơn vị chăm sóc tích cực đang cố giải quyết vấn đề này. Khi tiến sĩ Wade mới vào nghề cách đây 10 năm, số người tư vấn tâm lý cho các bệnh nhân vừa điều trị tại ICU không nhiều.
Cho tới nay, Anh có khoảng 80 chuyên gia tư vấn tâm lý. Họ là những thành viên quan trọng trong mạng lưới các chuyên gia phục hồi chức năng hậu ICU bao gồm các nhà vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng, nhà trị liệu ngôn ngữ, giọng nói và nhiều lĩnh vực khác.
Sau khi các bác sĩ hoàn thành nhiệm vụ của mình, đội ngũ phục hồi chức năng giúp bệnh nhân sống tiếp cuộc đời họ mong muốn. Các tài liệu hướng dẫn y tế của Anh khuyến cáo việc phục hồi chức năng nên bắt đầu sớm từ khi bệnh nhân đang điều trị trong phòng ICU, tiếp tục trong suốt thời gian nằm viện và cả sau đó. Mọi đơn vị đều nên có đội ngũ bác sĩ tâm lý.
Khoảng một nửa số bệnh viện có ICU đã tổ chức các phòng khám để bệnh nhân đến kiểm tra lại. Nếu phát hiện vấn đề, bệnh nhân sẽ được chỉ định tìm đến các dịch vụ y tế, trung tâm phục hồi chức năng hoặc phòng khám chuyên về tâm lý.
Phòng chăm sóc tích cực tại Bệnh viện St George ở Tooting, nam London. Ảnh: Guardian.
Bên cạnh những tiến bộ, tại Anh, vẫn có đến 50% bệnh viện không có các dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân hậu ICU. Nhiều bệnh nhân phải vật lộn một mình để đối phó với các di chứng nặng nề sau khi xuất viện.
Theo lời kể của tiến sĩ Wade, trong một cuộc họp trực tuyến, nhiều người cho biết họ đã có khoảng thời gian khó khăn. Một vận động viên thể thao vẫn phải thở oxy và có sẹo ở phổi một năm sau khi mắc Covid-19. Một phụ nữ trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng và phẫu thuật. Vài người không rời khỏi nhà kể từ khi đại dịch bắt đầu vì sợ quay trở lại ICU. Một số vẫn đấu tranh để vượt qua những ký ức và ảo giác.
Những câu chuyện được chia sẻ giúp mọi người thấu hiểu và động viên nhau. Tiến sĩ Wade mong muốn những bệnh nhân đang trên đà phục hồi biết rằng họ không đơn độc. Luôn có sự giúp đỡ dành cho họ để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thanh niên bị ảo giác vì thuốc lá điện tử, 5 người khống chế đưa đi cấp cứu Nam thanh niên 23 tuổi ngộ độc thuốc lá điện tử gây ảo giác, kích động. 5 người người khống chế đưa bệnh nhân đi cấp cứu. TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp này bị ngộ độc thuốc lá điện tử khá nặng. Bệnh nhân được 5 người khống chế, đưa...