Ghế toilet chuyển màu xanh, màu tím sau khi đi vệ sinh: Hiện tượng tưởng hài hước hóa ra lại là mối nguy hiểm khôn lường
Sau khi đi vệ sinh xong bỗng nhiên chiếc ghế toilet bị biến đổi màu và rất khó xóa dấu vết? Đây có thể là cơ thế đang báo động tình trạng sức khỏe đấy!
Ghế bồn cầu tự biến thành màu xanh sau khi đi vệ sinh, câu chuyện tưởng chừng vừa hài hước vừa thơ mộng có thể xảy đến với bất kỳ chúng ta. Trong nhiều trường hợp, ghế toilet thậm chí còn chuyển thành màu xanh lam và tím như màu dải ngân hà giống như có ai đó vừa tác động phép ma thuật.
Thực tế, ghế toilet biến đổi màu đôi khi lại là dấu hiệu bất thường chứng tỏ bạn đang có bệnh. Cùng khám phá lý do tại sao lại có hiện tượng này nhé!
1. Nguyên nhân đầu tiên là do chiếc quần jeans màu xanh
Ghế bồn cầu tự chuyển màu xanh có thể xảy ra khi bạn để một vật màu xanh lên bệ toilet. Quần jeans có thể để lại vết bẩn trên da chúng ta, đặc biệt là những chiếc mới. Khi tính đến giả thuyết này, kể cả khi bạn không nhớ màu chiếc quần ngày thường mặc thì hãy nhớ những vết bẩn này có thể xóa dễ dàng. Vậy nên nếu ghế toilet vẫn màu xanh dù bạn cố xóa thì có nghĩa nó xuất phát từ lý do khác.
2. Màu của mồ hôi và dầu trên cơ thể biến thành màu xanh
Nhiễm sắc thể là hiện tượng mà dầu và mồ hôi trong cơ thể chúng ta biến thành màu xanh hoặc thậm chí là màu xám. Cơ thể chúng ta có một tuyến mồ hôi phổ biến trong cơ thể là lipofuscin. Những người nhiễm sắc thể có nồng độ lipofuscin cao có thể bị tình trạng thay đổi dầu và mồ hôi trên cơ thể thành màu xanh. Nếu bị tình trạng này, bạn sẽ thấy những dấu màu xanh trên da, quần áo và ga trải giường.
3. Khi vi khuẩn hòa với mồ hôi tạo ra màu sắc
Đây là một trường hợp hiếm gặp khi vi khuẩn không gây bệnh và mồ hôi gặp nhau tạo nên phản ứng hóa học Pseudochromhidrosis. Khi phản ứng xảy ra, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi màu ở các khu vực như nách, kẽ chân… Ngoài màu xanh lam, chúng có thể biến thành màu đỏ hay thậm chí màu đen. Vì vậy khi sử dụng toilet có thể để lại vết bẩn trên ghế. Trên thực tế, bạn cũng có thể nhận thấy rõ sự đổi màu sắc trên các bề mặt khác như bồn tắm.
Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc bôi có thể chống lại vi khuẩn và chữa lành tình trạng này. Nhưng hãy nhớ đến gặp bác sĩ trước khi bôi bất cứ thuốc gì không rõ nguồn gốc nhé!
4. Thay đổi hormone có thể là nguyên nhân tạo nên tình trạng biến đổi màu sắc
Video đang HOT
Thay đổi nội tiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ ghế toilet chuyển xanh. Điều này lý giải tại sao số lượng lớn những người báo cáo xuất hiện tình trạng ghế toilet màu xanh thường là phụ nữ có thai. Bởi mang thai làm gia tăng nồng độ hormone gây nên tình trạng biến đổi màu sắc. Vậy nên khi da tương tác với ghế toilet khiến nó bị phủ một lớp xanh. Trong trường hợp này, những chiếc ghế sẽ rất khó lau vết bẩn.
Ngăn ngừa, làm chậm lão hóa da như thế nào?
Lão hóa da hiện là một vấn đề "nóng", đặc biệt với nữ giới. Lão hóa da có liên hệ với chuyển hóa chất collagen của hệ thống mô liên kết nằm ở lớp trung bì.
Để ngăn ngừa và làm chậm lão hóa da, cần tránh những tác nhân gây lão hóa và điều chỉnh chế độ ăn có lợi: ăn các loại hạt, rau quả và có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa các loại collagen.
Da với cấu tạo 3 lớp
Từ ngoài vào da có 3 lớp chính:
* Thượng bì là lớp da ngoài cùng, có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm. Thượng bì gồm 4 phần là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Nhiệm vụ chính của lớp thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn... Ngoài ra, lớp thượng bì còn có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn tia cực tím.
* Trung bì là lớp quan trọng nhất với 2 lớp cơ bản là lớp nhú mỏng manh, tùy từng vùng da mà chúng có thể tồn tại hoặc không, và lớp lưới. Trung bì có cấu tạo từ những bó sợi keo collagen và sợi chun elastin, giúp da liên kết chặt chẽ, săn chắc và đàn hồi. Trong lớp lưới có nhiều mạch máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông.
* Hạ bì chứa nhiều mỡ nên còn gọi là lớp mỡ dưới da. Hạ bì đóng vai trò lớp đệm che chở da khỏi những chấn động đột ngột và có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Vai trò quan trọng của collagen
Collagen, chất tạo keo, là một loại protein dạng sợi, cứng, không hòa tan trong nước. Collagen chiếm đến 1/3 lượng protein trong cơ thể con người. Collagen chủ yếu ở mô liên kết trong xương, cơ bắp và các mô cơ quan. Có đến 15 loại collagen khác nhau, nhưng 80-90% của là loại I, II và III.
Cùng với elastin, collagen có tác dụng làm nên một giàn khung nâng đỡ các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Collagen ở nền ngoại bào, là mạng lưới các đại phân tử quyết định các tính chất vật lý của mô cơ thể. Một số collagen cũng có chức năng như các tấm phủ bảo vệ cho các cơ quan nhạy cảm trong cơ thể như thận.
Đặc biệt ở da, chất keratin (tầng sừng), collagen (sợi keo) và elastin (sợi chun) liên kết nhau tạo cho da sức mạnh, độ đàn hồi và ổn định cấu trúc da.
Lão hóa da chính là suy giảm collagen
Lão hóa da là quá trình suy giảm cấu trúc và chức năng của làn da. Đặc biệt là tổn thương đứt gãy, giảm sút số lượng, chất lượng sợi collagen và elastin cũng như hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết khiến cấu trúc nền của da bị tổn thương, khiến chức năng da không đảm bảo.
Những biểu hiện của lão hoá da
* Các nếp nhăn gấp ở trán, xung quanh mắt, vùng má, mũi, miệng, khóe môi ....Theo thời gian các nếp nhăn gấp càng nhiều. càng hằn sâu...
* Da khô, thiếu căng bóng. Da nhăn thường phản xạ ánh sáng kém dẫn đến hấp thụ tia cực tím nhiều hơn, dẫn đến tình trạng khô da. Hơn nữa, khi bị lão hóa, chức năng bảo vệ, làm ẩm của da cũng bị suy giảm, kết quả là da khô và thô ráp hơn.
* Da chùng nhão, chảy xệ. Khi bị lão hóa, các cấu trúc trong mô liên kết nền dưới da, đặc biệt các sợi collagen, elastin, laminin, fibronectin... thương tổn, khiến da chùng xệ xuống, không căng mịn, mất tính đàn hồi.
Năm nguyên nhân gây lão hóa da
- Ăn quá nhiều chất đường làm tăng tỷ lệ glycate hóa (đường hóa) khiến đường trong máu gắn kết với protein tạo thành phân tử glycat hóa bền vững (advanced glycation end products, AGEs). Phức hợp AGEs làm hỏng các protein lân cận khiến cho collagen khô, giòn và suy yếu.
- Hút thuốc khiến cơ thể "ô nhiễm" với các hóa chất độc trong khói thuốc lá, làm tổn thương cả collagen và elastin trong mô liên kết dưới da. Nicotin cũng làm hẹp các mạch máu ở da, gây rối loạn tưới máu nuôi dưỡng.
- Ánh nắng với tia cực tím sẽ phá vỡ cấu trúc, làm hư hỏng các sợi collagen cũng như gây tích tụ các elastin bất thường.
- Một số loại thuốc, mỹ phẩm như corticoid, kem trắng da.
- Rối loạn tự miễn dịch (bệnh hệ thống tạo keo) tạo ra tự kháng thể chống lại collagen bản thân.
Ngăn ngừa và làm chậm lão hoá da
Là tìm cách ngăn chặn, hạn chế tối thiểu các tác nhân gây lão hóa da kể trên bằng vào thay đổi lối sống và chế độ chăm sóc da. Cụ thể:
* Tránh tác hại của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời bằng làm việc, sinh hoạt trong dim mát, mặc kín che da khi ra ngoài trời và bôi kem chống nắng lên da.
* Ngừng bỏ hút thuốc lá để loại bỏ các phân tử nhân vòng, nicotin ...
* Dinh dưỡng, thực phẩm thích hợp:
Giảm ăn đường ngọt, mỡ động vật, tăng cường các loại hạt, rau quả là những thực phẩm có nhiều chất chống gốc tự do và stress oxy-hóa.
* Có quy trình chăm sóc da tốt với ba động thái: (1) vệ sinh sạch sẽ da loại bỏ chất bẩn như mỹ phẩm thuốc bôi da, (2) ngăn chặn yếu tố gây hại nhất là tia tử ngoại UV, và (3) chăm sóc, dưỡng da với thực phẩm chức năng như collagen, chiết xuất nước cam thảo, kiwi ...
Đôi điều bàn luận
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, 90% nguyên nhân gây lão hóa da là do tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời và chỉ có 10% là do dinh dưỡng, truyền, tuổi tác.
Về cơ bản, lão hóa da tương đồng với sự suy giảm về lượng lẫn chất của hệ thống sợi liên kết collagen, elastin...theo thời gian, tuổi tác (lão hóa da nội sinh). Sự lão hóa da nội sinh này được đẩy nhanh bởi các tác nhân bên ngoài, như tia tử ngoại, gốc tự do, stress oxy-hóa ...(lão hóa da ngoại sinh). Và ngăn ngừa, làm chậm lão hóa da chính là tác động vào quá trình lão hóa da ngoại sinh này.
Rõ ràng "chất lượng" collagen quyết định rất lớn lên độ đẹp, mịn màng của da cũng như độ lão hóa da. Bảo vệ, bổ sung collagen là một trong những cách tốt để bảo vệ yếu tố đẹp thứ hai của "nhất dáng, nhì da, thứ ba mái tóc".
Cần lưu ý, trong tự nhiên, sự sinh tổng hợp collagen bị suy giảm song song với quá trình lão hóa tự nhiên. Phụ nữ sản xuất ít collagen hơn nam giới, và collagen này bị mất với tốc độ khoảng 1% mỗi năm, nghĩa là người phụ nữ "tự nhiên" sẽ mất gần một nửa lượng collagen của da ở tuổi mãn kinh, con người đành phải chấp nhận.
Bác sĩ da liễu chỉ ra những sai lầm mà chị em 'viêm cánh' mắc phải Mỗi khi thời tiết chuyển sang nóng nực, chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) lại trở nên mất tự tin chỉ vì bị "viêm cánh" (hôi nách). Chị không dám đến gần ai và tuyệt nhiên không bao giờ mặc áo trắng.. Chị Hoa cho biết, sợ nhất là mỗi lần ra ngoài, về cơ quan dù đã phải chạy ra nhà vệ...