Ghé thăm Tây Thiên Vĩnh Phúc – miền đất linh thiêng mà thanh tịnh, bình yên
Muốn du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc – quần thể di tích mang nhiều giá trị văn hóa và lịch sử với những dấu ấn Phật Giáo sâu sắc mà chưa có kinh nghiệm thì hãy theo dõi bài viết của Du lịch Việt Nam để tìm hiểu chi tiết nhé!
Một chốn bình yên giữa lòng Vĩnh Phúc mà là điểm hành hương quen thuộc của hàng nghìn Phật tử thập phương, đó chính Tây Thiên Vĩnh Phúc. Ngược lại hoàn toàn với Tam Đảo náo nhiệt, đông đúc với nhiều điểm vui chơi, ăn uống, chùa Tây Thiên lại là một điểm đến tâm linh yên bình, thanh tịnh làm ta cũng sống chậm hơn, tận hưởng cuộc sống hơn. Theo chân Du lịch Việt Nam khám phá điểm đến hot của Vĩnh Phúc ngay dưới đây nhé!
Tây Thiên Vĩnh Phúc – điểm hành hương thế tựa sông đứng núi
Tây Thiên bao gồm Lán Than và Thiên Tây Trúc là một trong 3 thiền viện lớn nhất tại nước ta bên cạnh Trúc Lâm Yên Tử và Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Công trình kiến trúc Thiên Tây Trúc được xây dựng dưới triều nhà Mạc ở thời phong kiến. Nơi đây gắn liền với chuyện “ngũ hổ Tam Đảo” được tương truyền. Ngược lại, Lán Than lại là căn cứ mà đội du kích Cao Sơn xây dựng.
Khám phá chùa Tây Thiên. Ảnh: quyendowtothesoul
Được tạo hóa ưu ái với thiên nhiên, khí hậu thuận lợi, Tây Thiên Vĩnh Phúc còn là ngôi thiền viện của vị trí đắc địa. Với thế đứng trên núi, tựa vào sông, chùa Tây Thiên thuộc địa phận núi Thạch Bàn, thị trấn Đại Đình, Tam Đảo nên quanh năm luôn có khí hậu mát mẻ, thoáng đãng. Đó chính là lý do khi đến với Tây Thiên, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành mà bình yên đến vậy.
Hoàng hôn tại Tây Thiên Vĩnh Phúc. Ảnh: vu_binh_an_nhien
Về với Tây Thiên, du khách không chỉ chiêm bái mà còn có thể chiêm ngưỡng công trình văn hóa đẹp. Hệ thống các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Tây Thiên bao gồm cả đền Cậu, đền Thõng, đền Thượng, đền Cô,… sẽ giúp bạn hiểu được hết về đời sống tâm linh của người Vĩnh Phúc nói riêng, người Việt Nam nói chung.
Không khí bình yên tại Tây Thiên. Ảnh: hieulavie232
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Chùa Tây Thiên cách Hà Nội khoảng 80km nên nơi đây là điểm du lịch trong ngày tuyệt vời. Vì thế, tùy vào lộ trình, bạn có thể lựa chọn xe máy, xe khách, ô tô hay xe bus để di chuyển đến Tây Thiên Vĩnh Phúc.
Nếu di chuyển bằng xe máy để chinh phục các cung đường đẹp của Vĩnh Phúc, bạn có thể đi theo lộ trình sau: trung tâm thành phố Hà Nội – Phạm Văn Đồng – cầu Thăng Long – Nội Bài – Ngã 4 Nam Hồng – Mê Linh – Vĩnh Yên – Tây Thiên. Hoặc ô tô có thể lựa chọn lộ trình này: Hà Nội – cầu Nhật Tân – ngã 4 QL2 – cao tốc Hà Nội – Lào Cai – nút giao IC4 (nút giao Ql2B) – Tam Đảo – Tây Thiên.
Du lịch phượt bằng ô tô đến Tây Thiên. Ảnh: long_chivas_68
Hoặc bạn có thể lựa chọn phương tiện công cộng là xe bus để tiết kiệm chi phí. Lịch trình xe bus bạn cần đi như sau: Bus 58 (Hà Nội – Mê Linh) – Bus 01 (Mê Linh Plaza – bến xe Vĩnh Yên) – Bus 07 (Bến xe Vĩnh Yên – Tây Thiên).
Du lịch Tây Thiên – hướng về miền tâm linh. Ảnh: haidang.836
Du lịch chùa Tây Thiên thời gian nào là lý tưởng nhất?
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc tựa núi nên dù bạn đến chùa vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể cảm nhận được không khí mát mẻ, ôn hòa. Và có thể khẳng định rằng hiếm có điểm du lịch miền Bắc nào cả 4 mùa đẹp có những vẻ đẹp riêng như Tây Thiên.
Du lịch Tây Thiên vào mùa xuân để cầu bình an. Ảnh: quangtan1995
Mùa xuân, hàng nghìn Phật tử hành hương đến Tây Thiên. Du khách nên đến chùa vào những ngày đầu xuân để du xuân cũng như cầu bình an, cầu tài lộc và cảm nhận được không khí nhộn nhịp của mùa xuân. Hạ đến, Tây Thiên thu mình trong cảnh sắc thiên nhiên trùng trùng điệp điệp. Đặc biệt, tại đây vào mùa hè còn có những khóa tu được tổ chức mang đến nhiều bài học bổ ích, nhiều trải nghiệm dành cho các bạn trẻ.
Video đang HOT
Tây Thiên với bầu không khí trong lành. Ảnh: hami0206
Thuộc làu 5 điểm vui chơi cực cháy tại Tây Thiên Vĩnh Phúc
Đến với Tây Thiên, đây là một quần thể di tích với nhiều công trình kiến trúc mang ý nghĩa về lịch sử văn hóa, có thể kể đến như thiền viện Trúc lâm, đình Thổ Tang, chùa hà Tiên, tháp Bình Sơn, đền Cậu, đền Cô, đền Thõng, đền Thính,… Cùng tham quan các công trình kiến trúc nổi tiếng của Tây Thiên tại Vĩnh Phúc sau đây nhé!
Đền Thõng
Điểm đến đầu tiên khi đến với Tây Thiên Vĩnh Phúc nhất định phải đến với đền Thõng. Ghé thăm đền Thõng chính là con đường ngắn nhất đưa ta về với đền Mẫu. Không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đền Thõng còn lưu giữ được Cây Đa Chín Cội hơn trăm năm tuổi hiện vẫn đang nằm tại sân đền.
Đền Thõng – điểm đến không thể bỏ lỡ tại tây Thiên. Ảnh: danhthangtaythien
Đặc biệt, tại đền Thõng, du khách còn được chiêm ngưỡng tấm bia đá với nội dung Tam Đảo Linh Sơn. Đây chính là một “minh chứng sống” của lịch sử và văn hóa. Chính tấm bia cũng khẳng định tầm quan trọng của Tây Thiên từ xa xưa.
Đèn Thõng tọa lạc tại khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: blog.mytour
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc
Thiền viện Trúc lâm là nơi đào tạo Phật giáo một cách bài bản, hệ thống nhất cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Hệ thống Thiền viện Trúc lâm tại Tây Thiên Vĩnh Phúc bao gồm Thiền viện Trúc lâm An Tâm (chùa ni) và Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chùa tăng). Tọa lạc trên một đỉnh núi, Thiền viện Trúc lâm mang không gian tĩnh lặng, yên bình với các đài, đền thờ cúng như đền Thõng, đền Cô, đền Cậu, đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, thác Bạc, chùa Tây Thiên,…
Thiền viện Trúc lâm tại Tây Thiên. Ảnh: anhhttho
Thiền viện Trúc lâm tổ chức các khóa tu bổ ích. Ảnh: anhhttho
Đại Bảo Tháp Mandala
Đừng bỏ lỡ Đại Bảo tháp Mandala tại Tây Thiên để chiêm ngưỡng trọn vẹn kiến trúc truyền thống Kim Cương Thừa. Tòa tháp cao 29m với tổng diện tích mặt sàn lên đến 1500m2 được thiết kế công phu, đồ sộ sẽ khiến bạn từ bỡ ngỡ này đến bỡ ngỡ khác. Du khách sẽ nhận ra Lục địa yếu tố biểu trưng cho vũ trụ và sự sống bao gồm Địa, Thủy, Hỏa, Không, Phong và Thức.
Chiêm ngưỡng kiến trúc của Đại Bảo Tháp Mandala. Ảnh: khanhlsvn
Về với Đại Bảo Tháp Mandala cầu nguyện. Ảnh: jaydenchu091189
Đền thờ Mẫu tại Tây Thiên
Đền Mẫu tại Tây Thiên Vĩnh Phúc là nơi thờ vương phi sống ở đời vua Hùng thứ 7 – bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu. Vương phi không chỉ có công giúp đất nước đánh giặc mà còn dạy dân trồng lúa nước. Đến nay, đền Mẫu chính là một điểm đến thiêng liêng được người dân Vĩnh Phúc tôn thờ.
Chiêm bái về đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Ảnh: n_c_n_94
Ghé thăm đền thờ Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc. Ảnh: famous_ninhbeo
Đền Cậu, Đền Cô
Đền Cô – Đền Cậu là các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Tây Thiên. Đền Cô là nơi thờ cô Bé – con của trời ở nơi đây để cùng Mẫu giúp nước giúp dân. Ở đền Cô, bên cạnh việc giãi bày nỗi buồn, sự muộn phiền, du khách còn nên uống nước thiêng để tâm hồn được thanh thản. Còn Đền Cậu là điểm đến linh thiêng để cầu duyên, cầu tài, cầu tự, cầu may cho bản thân, gia đình.
Đền Cô Tây Thiên. Ảnh: kevilduymanh
Ăn gì, mua gì làm quà tại Tây Thiên?
Tây Thiên không chỉ thu hút du khách bởi những điểm du lịch mang đậm nét văn hóa, lịch sử mà còn gây thương gây nhớ bởi nhiều món ăn, món bánh đặc sản ngon. Các món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến với Tây Thiên Vĩnh Phúc đó là su su Tam Đảo thơm ngon, ngọt lim, gà đồi săn chắc, thơm nức mũi, lợn mán nướng,…
Thưởng thức su su – đặc sản Tây Thiên. Ảnh: boom_3k
Ngoài ra, du lịch Tây Thiên, bạn muốn mua quà cho gia đình, người thân có thể lựa chọn dứa mật Tam Dương ngọt, thơm, nhiều nước. Ngoài ra, Tây Thiên còn nổi tiếng với bánh gạo rang được làm từ gạo nếp, nước đường cùng với rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa.
Về với Tây Thiên, đừng quên mua dứa Tam Dương làm quà. Ảnh: lamdidau
Bỏ túi những kinh nghiệm khi du lịch chùa Tây Thiên
Đến với Tây Thiên, du khách nên chú ý về thời gian, không nên đi vào trời mưa. Bởi lẽ đường đèo ở Tây Thiên khi trời mưa rất nguy hiểm. Đặc biệt, nếu muốn không phải đi bộ nhiều, bạn nên đi thẳng đến chân núi chứ không rẽ vào Trung tâm Lễ hội Tây Thiên.
Du lịch Tây Thiên cần chú tâm dự báo thời tiết thuận lợi. Ảnh: 6svietnam.c0m
Nếu khám phá Tây Thiên vào mùa hè, bạn nên chuẩn bị mũ, ô, áo chống nắng kèm nước uống để tránh thời tiết nắng nóng. Còn đông về, Tây Thiên lại có nhiệt độ thấp hơn so với đồng bằng nên bạn nên mặc ấm áp.
Về với Tây Thiên vãn cảnh. Ảnh: ph.dat18
Hành hương Tây Thiên, bạn nên chuẩn bị đồ đạc phục vụ cho hành trình để đảm bảo an toàn. Ngoài phương án đi bộ, du khách có thể chiêm ngưỡng Tây Thiên ở một góc nhìn khác từ cáp treo chỉ trong 10 phút. Giá vé cáp treo chỉ từ 240.000 đồng/ người lớn/ khứ hồi.
Top 5 điểm du lịch hấp dẫn tại Sông Lô ở Vĩnh Phúc
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, bức bối với cuộc sống hối hả thường ngày thì hãy xách ba lô lên và đến 5 điểm hấp dẫn dưới đây của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc).
Chắc chắn bạn sẽ gạt bỏ được những muộn phiền và xốc lại tinh thần một cách nhanh chóng. Đặc biệt, 5 điểm đến này cách Hà Nội chỉ khoảng 80km nên bạn có thể tranh thủ đi vào cuối tuần khá tiện lợi.
Sông Lô là một huyện nằm ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp với huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), phía Tây và Nam giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Đây là một huyện có địa hình trung du đồi núi thấp là chủ yếu. Khí hậu cũng khá mát mẻ so với các khu vực khác. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 25 độ C.
Chính nhờ điều kiện tự nhiên này mà huyện Sông Lô có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, ở đây còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Vì vậy, du khách sẽ có thêm nhiều điểm đến hấp dẫn và đáng nhớ khi đến huyện sông Lô.
1. Tháp Bình Sơn
Tháp Bình Sơn hay còn có các tên gọi khác là Tháp Then, được nằm trong khuôn viên của chùa Then. Đây là ngọn tháp đất nung mang đậm phong cách kiến trúc chùa tháp nhà Lý - Trần. Trên gạch nung, những hoa văn đặc sắc và đa dạng được khắc chạm một cách tỉ mỉ và điêu luyện như: rộng chạm nổi, chạm cánh sen, hoa cúc hay chạm sư tử hí cầu... Năm 2015, tháp Bình Sơn được công nhận là một Di tích lịch sử và kiến trúc, nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Đến sông Lô và du lịch tại tháp Bình Sơn, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các tác phẩm điêu khắc đồ sộ của những nghệ nhân tài hoa, được nghe những câu chuyện lịch sử ly kỳ, hấp dẫn. Nếu có dịp ghé tháp Bình Sơn vào rằm tháng Giêng, bạn còn được tham gia lễ hội chùa Tháp sôi động và náo nhiệt.
2. Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức
Tọa lạc trên núi Hình Nhân, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức ẩn mình giữa đại ngàn, quanh năm thanh tịnh, yên bình. Đây là công trình được xây theo lối kiến trúc chùa tháp của thời nhà Lý-Trần. Nơi đây còn địa điểm tổ chức của các khóa tu thiền, lễ Vu Lan, lễ cầu an...
Đến Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian tách biệt hoàn toàn so với khói bụi ồn ào của thành phố. Mọi mệt nhọc bỏ lại phía sau lưng, chỉ còn sự an yên và nhẹ nhõm ở trong lòng. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, được rất nhiều người yêu thích ở huyện sông Lô, Vĩnh Phúc.
3. Núi Sáng - Thác Bay
Nếu bạn là người ưa thích khám phá và có một chút mạo hiểm, lý thú thì đừng bỏ qua điểm du lịch núi Sáng và thác Bay. Núi Sáng nằm sâu giữa núi rừng xanh thẳm, quanh năm khoác trên mình vẻ hoang sơ mà trầm mặc, bí ẩn. Đến đây, bạn sẽ được thu vào tầm mắt một cảnh quan hùng vĩ, ngoạn mục đến bất ngờ.
Trên núi Sáng có rất nhiều thác nước khác nhau, trong đó thác Bay là ngọn thác cao nhất, đẹp nhất. Để lên được thác Bay, du khách có thể đi theo đường mòn từ hồ Bò Lạc lên. Nhưng nếu ai muốn thử sức, chinh phục thử thách thì có thể đi ngược theo dòng suối. Tuy có vất vả hơn nhưng chặng đường lên thác Bay sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời vì cảnh tượng xung quanh quyến rũ vô cùng.
4. Làng nghề đá mỹ nghệ Hải Lựu
Đến nay, không ai còn nhờ nghề làm đá đã có từ bao giờ. Chỉ biết rằng đã từ rất lâu người dân Hải Lựu đã quen thuộc với nghề làm đá này. Ban đầu là làm những vật dụng gần gũi, cần thiết cho cuộc sống như: cối xay, cối giã, hòn đá mài dao hay máng lợn... Và dần dần là các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao hơn như: tòa sen, tượng phật, ngựa đá, voi đá, bia văn tự... Đến năm 2006, nghề chạm khảm đá được công nhận là một nghề truyền thống của người dân Hải Lựu.
Cho đến nay, ở xã Hải Lựu có tất cả 6 doanh nghiệp sản xuất đá xây dựng, đá mỹ nghệ; 300 hộ gia đình cùng làm nghề khai thác và chạm khắc đá; tạo công ăn việc làm cho hơn 500 lao động. Thu nhập của người dân cũng dần dần được nâng cao và ổn định lên tới 10 triệu đồng/người/tháng.
Đến với làng nghề đá mỹ nghệ Hải Lựu, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình biến những phiến đá tưởng chừng như vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra, bạn có thể mua về làm đồ dùng hoặc làm quà cũng rất thích hợp và ý nghĩa.
5. Hồ suối Sải
Hồ suối Sải là điểm đến thích hợp dành tặng cho những bạn đam mê đi phượt, ưa khám phá và thích thiên nhiên hoang dã. Nơi đây không có các hàng quán dịch vụ đông đúc, sôi động như những điểm vui chơi khác nhưng bù lại bạn sẽ được thưởng thức vẻ đẹp nguyên sơ vô cùng thú vị. Suối Sải còn có tên gọi khác là thác Mưa, có chiều cao khoảng 72m. Người ta ví tiếng nước chảy của suối Sải như những bản tình ca của thiên nhiên. Dòng nước mát lạnh hòa quyện với ánh sáng mặt trời tạo nên bảy sắc cầu vồng lung linh khó tả.
Sẽ không có mỹ từ hay bức tranh, thước phim nào có thể diễn tả được hết nét đẹp của các điểm đến nêu trên. Chỉ khi bạn trực tiếp đặt chân đến, thu vào tầm mắt tất cả những vẻ đẹp riêng có thì mới thực sự cảm nhận được hết sức quyến rũ của thiên nhiên và văn hóa nơi đây. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và mang lại thật nhiều trải nghiệm thú vị.
Núi Bà Đen - 'thánh địa' hành hương dịp cuối năm Linh thiêng và nhiều công trình tâm linh kỳ vĩ, độc đáo là lý do giúp núi Bà Đen trở thành thánh địa hành hương, đặc biệt vào dịp cuối năm. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Minh Tú Đi chùa Bà lễ tạ cuối năm Đầu năm, hàng vạn người dân từ Tây Ninh và...