Ghé thăm ngọn Thủy Sơn lớn nhất núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
Ngọn Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất và cao nhất Ngũ Hành Sơn (Non Nước) nổi tiếng Đà Nẵng. Thủy Sơn sở hữu nét đẹp mà trong đó là hội tụ vùng biển trời cùng non nước trữ tình, và nhiều giá trị sâu sắc về tâm linh, văn hóa và lịch sử.
Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Ảnh: ST)
Ngọn núi Thủy Sơn nằm cách khoảng 8 km về phía Đông Nam trung tâm TP Đà Nẵng, thuộc địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Thủy Sơn nằm trên cung đường du lịch Đà Nẵng – Hội An xinh đẹp và nhộn nhịp.
Ngọn Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất, cao nhất và đẹp nhất trong số những ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn (Non Nước) – thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Nẵng, với độ cao 106 mét và rộng 7 hecta. Nơi đây cũng có nhiều chùa chiền và hang động nhất trong 6 ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn.
Ngọn Thủy Sơn nhìn từ trên cao (Ảnh: ST)
Cũng như những ngọn núi khác trong dãy Ngũ Hành Sơn, Thủy Sơn sở hữu vẻ đẹp rất riêng về vị trí, hình dáng, chất liệu núi đá, về chùa chiền, hang động. Ngọn núi Thủy Sơn có 3 đỉnh là 3 tầng như 3 ngôi sao chòm Đại Hùng (hay gọi là Tam Thai). Thủy Sơn sở hữu nét đẹp mà trong đó là hội tụ vùng biển trời cùng non nước trữ tình và nhiều giá trị sâu sắc về tâm linh, văn hóa và lịch sử.
Chùa Tam Thai (Ảnh: ST)
Có 2 con đường để lên chùa và động ở ngọn Thủy Sơn: phía Đông là cổng gồm 108 bậc cấp dẫn tới chùa Linh Ứng, phía Tây là cổng gồm 156 bậc cấp dẫn tới chùa Tam Thai. Thông thường du khách sẽ đi theo cổng Tây để lên núi và xuống núi ở cổng Đông.
Theo sử sách, Thủy Sơn chính là ngọn núi mà vua Minh Mạng tới thăm nhiều nhất. Đó là vào những năm 1825 (năm thứ 6 Minh Mạng), 1827 (năm thứ 7) và 1837 (năm thứ 18). Hai con đường lên núi chính là được vua Minh Mạng cho người xây dựng ngay từ lần đến đầu tiên.
Ba tầng đỉnh núi bao gồm:
Thượng Thai: đỉnh núi cao nhất, nằm ở hướng Tây Bắc Thủy Sơn, có các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, động Huyền Không, Hoa Nghiêm, Linh Nham, Vọng Giang Đài, khu Hành Cung…
Động Huyền Không (Ảnh: ST)
Trung Thai: nằm ở hướng Nam Thủy Sơn, có cổng Vân Căn Nguyệt Quật, các động Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa…Hạ Thai: ngọn thấp nhất, nằm ở hướng Đông, bao gồm chùa Linh Ứng, động Tàng Chơn, Vọng Hải Đài, tháp Xá Lợi…
Vọng Hải Đài (Ảnh: ST)
Video đang HOT
Trong vài năm gần đây, hệ thống thang máy đã được ban quản lý của khu di tích cho khai trương một gồm 2 cabin, cao 43 mét, tốc độ 1.75 m/s, sức tải 1.35 T. Lồng thang máy có hình bán nguyệt với vách ngăn bằng kính thủy tinh trong suốt giúp du khách có thể vừa lên núi đồng thời chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh. Ngay cạnh có thang bộ để thoát hiểm. Thang máy chứa được khoảng 20 khách trong mỗi lượt vận chuyển. Giá vé là 30.000VND/lượt/hai chiều.
Lối lên ngọn Thủy Sơn (Ảnh: ST)
Tuy vậy, nhiều khách du lịch vẫn chọn lối đi bộ thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên sơn thủy hữu tình như một cuộc dã ngoại thực sự.
Ngoài ra, du khách có thể du lịch bãi biển Non Nước hay ghé thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước ngay gần ngọn núi Thủy Sơn. Đây là nơi chế tác và điêu khắc nhiều công trình bằng đá nổi tiếng như tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát ở chùa Linh Ứng Sơn Trà, tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở chùa Linh Ứng Bà Nà.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ảnh: ST)
Một số hình ảnh ngọn Thủy Sơn Ngũ Hành Sơn
Thang máy lên ngọn Thủy Sơn (Ảnh: ST)
Sơ đồ tham quan Thủy Sơn (Ảnh: ST)
Chùa Linh Ứng (Ảnh: ST)
Hi vọng bạn đã có đủ những thông tin cần thiết mà VNTRIP.VN cung cấp để khám phá ngọn Thủy Sơn Ngũ Hành Sơn. Đừng bỏ qua ngọn núi này trên đường du lịch Đà Nẵng – Hội An của bạn nhé!
"Kỳ ảo" động Huyền Không giữa dãy núi thiêng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Nằm trong ngọn núi cao nhất khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), động Huyền Không là nơi con người tìm về với cội nguồn tâm linh kỳ ảo giữa vùng núi đá linh thiêng. Động Huyền Không như một chiếc điều hòa của thiên nhiên trong những ngày nắng hè oi ả.
Động Huyền Không (Ảnh: ST)
Động Huyền Không là động đẹp huyền ảo và có giá trị về tâm linh vượt bậc trong dãy Ngũ Hành Sơn. Sách cổ từ năm 1806 có viết: Bờ Đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có dãy núi với năm ngọn núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được đặt tên núi Non Nước.
Đây là địa điểm du lịch Đà Nẵng tâm linh hấp dẫn, nằm ở phía Đông Nam cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km. Động nằm trên đỉnh Thượng Thai, một trong ba đỉnh của Thủy Sơn và cũng là đỉnh núi cao nhất trong cả dãy Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn (Ảnh: ST)
Động Huyền Không lộ thiên, có vòm tròn, nền phẳng, có năm lỗ ở trên vòm để thông với bên ngoài, giúp ánh sáng mặt trời tràn vào khiến cả động trở nên lung linh huyền ảo. Đường vào động có cổng vòm với 3 chữ Huyền Không Quan, cổng hơi hẹp, bậc khá sâu, có tượng ông Thiện và ông Ác giữa cửa động, là lời nhắc nhở con người từ bỏ tà niệm khi đến nơi cửa Phật linh thiêng.
Du khách cần bước xuống sâu 5m phía sau động Hoa Nghiêm, với hơn 20 bậc cấp, để vào được động Huyền Không. Động được ví như một cái chuông úp khổng lồ, chu vi tầm 25m, có giá trị cả về tâm linh lẫn khoa học địa chất và khảo cổ.
Đến với động vào một ngày đẹp trời, ánh nắng rọi xuống qua vòm động, du khách sẽ thấy được rõ nhất vẻ đẹp sắc đá cẩm thạch trong động. Cuối thế kỷ 19, dựa theo chất liệu đá, người Pháp đã đặt tên danh thắng là "Những ngọn núi đá cẩm thạch" (Les montagnes de marbre).
Động Huyền Không (Ảnh: ST)
Điều đặc biệt giữa động Huyền Không so với những hang động như động Thiên Cung, hang Sửng Sốt (Hạ Long), động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường (Phong Nha - Kẻ Bàng) là động có đủ thoáng mát cũng như ánh sáng mặt trời, không ẩm thấp và phải lắp đèn điện những vẫn thấy được sự lung linh kỳ ảo của thạch nhũ. Động Huyền Không như một chiếc điều hòa của thiên nhiên trong những ngày nắng hè oi ả.
Ánh sáng xuyên vòm động (Ảnh: ST)
Cao nhất trong động là tượng Phật Thích Ca do nghệ nhân Nguyễn Chất tạc năm 1960, là nghệ nhân có tiếng làng đá mỹ nghệ Non Nước. Ở dưới tượng Phật Thích Ca có bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Phía trái động là đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), du khách có thể đến cầu tài lộc; và đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn), phù hộ bình an, mạnh khỏe.
Động Huyền Không (Ảnh: ST)
Đi sâu vào phía tay phải có Trang Nghiêm Tự xây dựng từ năm 1825, mang nét cổ kính, linh thiêng. Trang Nghiêm Tự có ba gian: chính giữa thờ Phật Quan Âm; gian bên tay trái thờ ba vị Thánh là Quan Công, Quan Bình và Châu Xương, biểu tượng cho đức hạnh, trí dũng, cùng lòng trung thành; đặc biệt có gian bên tay phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt, những cặp uyên ương thường đến cầu Nguyệt Lão se sợi tơ hồng hạnh phúc trăm năm.
Động thoáng mát và đủ ánh sáng (Ảnh: ST)
Ngoài ra, trên ngọn Thủy Sơn còn có ngôi chùa Tam Thai cổ kính. Năm 1825, trong chuyên du hành Ngũ Hành Sơn, vua Minh Mạng đã cho dựng chùa, và nơi đây được xem là Quốc Tự. Có một công chúa là con gái vua Gia Long đã đến đây xuất gia. Ngoài động Huyền Không còn có chùa Linh Ứng, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông).
Thủy Sơn (Ảnh: ST)
Nữ sĩ Bang Nhãn khi đến với vùng đất này đã tức cảnh sinh tình một bài Vịnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng:
" Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,
Bồng Lai tiên cảnh hẳn là đây.
Núi chen sắc đá pha màu gấm,
Chùa nức hơi hương khói lộn mây.
Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,
Tiều phu chống búa tựa lưng cây.
Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,
Vút mắt Trường Sơn ác xế tây."
Nhiều vách đá quanh vách động có hình thù độc đáo, chẳng hạn như khuôn mặt nhìn nghiêng của một ông già, là hình đà điểu hay con hạc, hình con voi hai đầu, con cò có cái mỏ dài và nhọn...
Cũng có những thạch nhũ kỳ lạ, điển hình như thạch nhũ tên Vú Mẹ, ngày trước có nước ẩm ướt, nhưng do có nhiều người chạm qua, nên bây giờ nước không còn ẩm ướt nữa.
Đá cẩm thạch trong động (Ảnh: ST)
Động Huyền Không có ý nghĩa lịch sử bên cạnh những ý nghĩa về mặt tâm linh. Đây là căn cứ mật của quân du kích địa phương trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã chọn động Huyền Không là điểm huấn luyện quân biệt kích và đồn trú cho vài đơn vị Mỹ - Ngụy. Quân giải phóng đánh đuổi chúng khỏi nơi này vào năm 1968, Huyền Không thành trạm sơ cứu và nơi ẩn nấp của thương binh.
Trên bàn thờ trong động Huyền Không là Thiên Y A Na - Chúa Ngọc. Trước đây có nhiều người tới đây để cầu Thiên ân cho những phụ nữ chưa có thai, rồi họ vào trong động và uống nước trên thạch nhũ. Ngày nay đã không còn những tục lệ như vậy nữa.
Cổng vào động (Ảnh: ST)
Động Huyền Không đang ngày càng thu hút du khách hơn trên những cung đường du lịch Đà Nẵng. Hãy đến thăm động Huyền Không và chia sẻ cảm nhận của bạn với VNTRIP nhé!
Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng, tuyệt tác của thiên nhiên Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 10km về phía Đông Nam, danh thắng Ngũ Hành Sơn được ví von như một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên "sơn kỳ thủy tú" với 5 ngọn núi đá vôi. Tên gọi của các ngọn núi được vua Minh Mạng đặt theo 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Ngũ Hành Sơn được...