Phượt Bãi Chuối Đà Nẵng khám phá vẻ đẹp từ bên trong
Bãi Chuối Đà Nẵng là một trong những bãi tắm thuộc địa phận vịnh Lăng Cô, nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Những xô bồ, mệt mỏi của đời sống thành thị sẽ bay đi hết khi bạn đặt chân tới đây. Du lịch Bãi Chuối là “liều thuố.c bổ” khiến tâm hồn ta nhẹ nhàng và thanh tịnh.
Bãi Chuối Đà Nẵng (Ảnh: ST)
Thành phố du lịch Đà Nẵng trở nên nổi danh trong nhiều năm gần đây với nhiều điểm đến, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thú vị, những bãi biển được ghi nhận vào top đẹp nhất thế giới. Bãi Chuối cũng không nằm ngoài danh sách những bãi biển quyến rũ ở Đà Nẵng với vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình nhưng chưa được nhiều người biết đến.
Bãi biển giữa Huế và Đà Nẵng
Mây mù giăng lối đèo Hải Vân (Ảnh: ST)
Bãi Chuối cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 40 km, phía Bắc địa phận Hải Vân, là một trong những bãi tắm thuộc địa phận vịnh Lăng Cô, nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Bãi biển ẩn mình giữa hai bên là vách núi cao tạo nên cảm giác nguyên sơ, hoang dã cho bất kỳ ai tới đây. Cách Bãi Chuối không xa là một dòng suối nhỏ đổ xuống từ đèo Hải Vân.
Những xô bồ, mệt mỏi của đời sống thành thị sẽ bay đi hết khi bạn đặt chân tới đây, vẻ đẹp của rừng núi, thiên nhiên hùng vĩ, bao la, bãi tắm xinh đẹp, sạch sẽ, nước biển xanh trong, mát lành sẽ hiện hữu ở ngay trước tầm mắt bạn. Hãy tới đây, bạn sẽ được đắm chìm cùng thiên nhiên mát mẻ, trong lành, trời mây hùng vĩ, vô cùng bình yên, thư thái nơi rừng núi vắng vẻ với nét đẹp sơ hoang, kỳ bí của Bãi Chuối.
Cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ
Ngâm mình dưới làn nước trong xanh (Ảnh: ST)
Bạn còn có thể lựa chọn leo lên nơi đỉnh núi ngắm toàn cảnh Bãi Chuối. Đây chắc chắn là một khung hình tuyệt đẹp, huyền bí và hoang sơ đã níu giữ biết bao con người đặt chân tới đây, thưởng ngoạn và thăm quan.
Ngồi trên bờ biển bình yên, lắng nghe thanh âm của mây gió, nghe tiếng mời gọi hấp dẫn của những cơn sóng biển, thả hồn vào không gian tự do, hoang dã, không chút gò bó, ràng buộc là trải nghiệm thú vị nhất đối với mỗi du khách khi đến nơi đây. Du lịch Bãi Chuối là “liều thuố.c bổ” khiến tâm hồn ta nhẹ nhàng và thanh tịnh.
Phượt Bãi Chuối Đà Nẵng
Nơi đây hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng đối với giới trẻ muốn đi phượt khu vực đèo Hải Vân. Các bạn có thể vui chơi, tắm biển, câu cá, cắm trại cùng nhau hay đơn giản chỉ là cùng nhau ngồi trò chuyện, đán.h đàn, hát ca thâu đêm bên đống lửa, rồi hít thở bầu không khí sớm mai thanh bình của đất, rừng và biển nơi đây.
Video đang HOT
Đường đi phượt đỉnh đèo Hải Vân (Ảnh: ST)
Đường đi Bãi Chuối Đà Nẵng
Để đến Bãi Chuối, bạn có thể đi theo cung đường Đà Nẵng – Huế. Bạn cần lên tới đỉnh của đèo Hải Vân, rồi sau đó đổ đèo được khoảng 500 m sẽ gặp biển chỉ dẫn đi đèo Chuối. Bạn theo biển chỉ dẫn đi tiếp 5 km rồi vào gửi xe ở nhà dân. Bởi vì phục vụ du khách, người dân ở đây sẽ thu phí trông xe qua đêm cực rẻ.
Bạn nghe người dân chỉ dẫn, đi men theo đường mòn nhỏ để gặp tuyến đường ray tàu hỏa, tiếp tục men theo tuyến đường ray này sẽ đến đường mòn nhỏ đưa bạn tới Bãi Chuối. Cả hành trình đi bộ này sẽ dài khoảng 7 km, và do đường khá khó đi nên bạn có thể mất gần 1 giờ đồng hồ. Kinh nghiệm du lịch Bãi Chuối là bạn nên mang theo một số những đồ dùng đơn giản để nấu ăn, chuẩn bị nước uống vì bãi biển Đà Nẵng này còn khá hoang sơ và xa khu dân cư.
Đường mòn xuống Bãi Chuối (Ảnh: ST)
Một số hình ảnh Bãi Chuối Đà Nẵng
Nước biển trong vắt thấy đáy (Ảnh: ST)
Bãi Chuối hoang sơ ít ai biết tới (Ảnh: ST)
Ẩn mình giữa núi rừng biếc xanh (Ảnh: ST)
Bãi Chuối Đà Nẵng Map (Ảnh chụp vệ tinh: ST)
Hi vọng VNTRIP.VN đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để du lịch Bãi Chuối Đà Nẵng. Liệu hành trình này có thể làm khó tuổ.i trẻ nhiệt huyết của bạn hay không? Hãy chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và kiến thức leo núi, dã ngoại thật vững vàng trước khi bắt đầu nhé!
Khám phá động Âm Phủ "có một không hai" ở Đà Nẵng
Trong số các hang động ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), động Âm Phủ là một trong những điểm hút khách check-in nhất với không gian huyền bí tái hiện 9 tầng địa ngục.
Cụm núi Ngũ Hành Sơn là danh lam thắng cảnh thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm. Tạo hóa hình thành tại nơi đây một hệ thống hang động kỳ bí (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong đó, động Âm Phủ có kích thước lớn nhất và phức tạp hơn so với các quần thể hang động thuộc thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Hoài Sơn).
Ngay từ tên gọi, động Âm Phủ đã khiến du khách tò mò (Ảnh: Hoài Sơn).
Từ các tư liệu được ghi chép lại, động có tên từ thời vua Minh Mạng, vào đầu thế kỷ 19, khi vi hành đến ngọn núi này, chứng kiến sự u ám, ma mị nên vua đã đặt tên cho động là Âm Phủ (Ảnh: Hoài Sơn).
Theo lý giải của dân gian, tên động được đặt theo thuyết âm dương, vì trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên thiên giới thì dưới chân sẽ có lối xuống âm phủ (Ảnh: Hoài Sơn).
Trước cửa động là cầu Âm Dương. Theo tương truyền, đây là cầu bắc qua sông Nại Hà, nơi linh hồn người đã khuất đi qua. Được biết, những nghệ nhân làng mỹ nghệ Non Nước đã làm chiếc cầu này và đặt ở đây hàng trăm năm trước (Ảnh: Hoài Sơn).
Đường vào hang chia làm hai, một lên trời (thiên giới) tiến dần đến phía ánh sáng với "đỉnh trời". Một xuống âm phủ (địa ngục) với bầu không khí âm u, lạnh lẽo (Ảnh: Hoài Sơn).
Tiến dần vào phía trung tâm là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng tượng các vị pháp quan cai quản 9 tầng địa ngục và 12 cửa ngục. Mỗi cửa ngục là một vị quan cai quản. Men theo lối đi nhỏ hẹp là tiếng gió thổi âm u trong lòng động sâu hun hút (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong lòng động xuất hiện các khung cảnh tái hiện truyền thuyết về âm phủ như tượng "đầu trâu mặt ngựa" đang tùng xẻo người có tội, suối Giải Oan để gột rửa oan ức, cân Công Lý để cân nhắc công và tội con người... (Ảnh: Hoài Sơn).
Lối vào cửa ngục khá hẹp, du khách phải nghiêng người mới có thể lách qua. Khắp đường đi là những bức phù điêu, tượng đắp nổi tái hiện khung cảnh chốn âm ty. Những hình ảnh này khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người" (Ảnh: Hoài Sơn).
Những truyền thuyết gắn liền với động Âm Phủ hướng con người sống thiện lành (Ảnh: Hoài Sơn).
Không chỉ có giá trị phản ánh đời sống văn hóa bản địa, động Âm Phủ còn là một di tích lịch sử. Đây là nơi nuôi giấu cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến (Ảnh: Hoài Sơn).
Khám phá Biển Thanh Bình vẻ đẹp hoang sơ "đến lạ" tại Đà Nẵng Biển Thanh Bình là một trong những bãi biển đẹp, ôn hòa, hấp dẫn khách du lịch khi tới Đà Nẵng. Ghé thăm nơi đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp độc đáo, mà đây còn là dịp để bạn có thể tận hưởng những giờ phút vui chơi, thư giãn đầy sảng khoái sau những ngày làm việc mệt...