Ghé thăm làng nghề truyền thống ở xứ Huế
Đến với xứ Huế, ngoài những địa điểm tham quan truyền thống là di sản, văn hóa và lịch sử với những nét đẹp cổ kính.
Du khách còn có thể đắm chìm trong những tinh hoa của đất trời qua bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề đã tạo nên các sản phẩm mang đậm chất truyền thống và tinh thân dân tộc.
Làng hương Thuỷ Xuân
Nằm nép mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, Thuỷ Xuân – ngôi làng yên bình, trù phú với phong cảnh nên thơ. Chỉ cách trung tâm TP. Huế khoảng 7km, Thuỷ Xuân là một trong những làng nghề truyền thống ở xứ Huế có lịch sử rất lâu đời.
Các hộ dân ở đây đa phần đều làm nghề sản xuất hương. Ban đầu, hương Thuỷ Xuân ở làng nghề truyền thống ở xứ Huế chỉ có hai màu cơ bản: đỏ và nâu. Sau này, để làm những thẻ hương đẹp và bắt mắt hơn, những người thợ đã pha trộn thành công những màu sắc khác nhau để nhuộm cho hương.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng vô cùng đẹp mắt khi người dân bó hương thành từng bó lớn, xoè thành từng chùm rực rỡ rồi đem ra phơi nắng, khoe sắc khiến cả không gian đều phảng phất hương thanh khiết, nồng ấm tựa như một cánh đồng hoa khổng lồ.
Hương Thuỷ Xuân được sản xuất hoàn toàn thủ công, theo công thức gia truyền, bao gồm những thảo mộc quý như: ngũ vị thuốc Bắc, nụ tùng, hoa hồi, thảo quả, đinh hương… và đặc biệt là tinh dầu trầm, tạo nên những thẻ hương có mùi thơm độc đáo, vang danh khắp mọi miền.
Đến làng hương Thuỷ Xuân ở xứ Huế vào những ngày giáp Tết, du khách sẽ được hoà mình trong không khí rộn ràng, hối hả của những cơ sở sản xuất hương. Ngôi làng cổ kính này chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị cho những tín đồ sống ảo bởi những sắc màu rực rỡ.
Video đang HOT
Làng hoa giấy Thanh Tiên
Thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, làng hoa giấy Thanh Tiên đã có lịch sử gần 400 năm. Được hình thành từ thời các vua nhà Nguyễn. Nghề làm hoa giấy ở đây xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người dân đất cô đô.
Là một trong những làng nghề truyền thống ở xứ Huế, làng hoa giấy Thanh Tiên bên cạnh sản xuất hoa giấy để phục vụ cho việc thờ cúng, lễ tết, còn làm hoa giả để trang trí nhà cửa, trưng bày trong các triển lãm, làm quà lưu niệm xuất khẩu quốc tế…
Để làm được một cành hoa giấy đẹp, những người thợ Thanh Tiên phải rất giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ và khéo léo. Làm hoa giấy có nhiều công đoạn khác nhau: nhuộm giấy, vót tre, phơi tre, cắt tạo hình…
Sản phẩm nổi tiếng nhất của làng nghề Thanh Tiên là hoa sen giấy. Những bông hoa sen giấy Thanh Tiên có màu sắc tươi sáng, đường nét mềm mại, sống động rất được người dân địa phương và du khách yêu thích.
Ghé thăm làng nghề du lịch nổi tiếng ở Huế này, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm hoa giấy và có dịp chọn mua những bó hoa rực rỡ sắc màu để tô điểm cho ngày Tết trong gia đình mình.
Tranh làng Sình
Bên cạnh tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, thì tranh làng Sình ở cố đô Huế cũng là một dòng tranh dân gian nức tiếng. Đặc biệt trong dịp Tết đến xuân về, tranh làng Sình được người dân kinh thành trân trọng treo trong nhà, vừa để trang hoàng cho ngày Tết, vừa gửi gắm ước vọng về sự an vui, sung túc cho gia đình.
Làng Sình – làng nghề truyền thống ở xứ Huế – một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng. Nghề làm tranh ở làng Sình đã có từ rất lâu đời, không chỉ phục vụ thú chơi tranh mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân xứ Huế.
Trước đây, tranh làng Sình được dùng để thờ cúng, hoá trong các lễ cầu an, giải hạn. Ngày nay, dòng tranh này được bổ sung thêm đề tài về thiên nhiên và sinh hoạt đời thường để gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại.
Trước đây, tranh làng Sình được dùng để thờ cúng, hoá trong các lễ cầu an, giải hạn. Ngày nay, dòng tranh này được bổ sung thêm đề tài về thiên nhiên và sinh hoạt đời thường để gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại.
Làng gốm Phước Tích
Là ngôi làng cổ ở xứ Huế mộng mơ, được xếp hạng di tích quốc gia thứ 2 sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng gốm Phước Tích đã có lịch sử hơn 500 năm. Nghề làm gốm tại đây vô cùng đặc sắc, được truyền từ đời này sang đời khác với bí quyết tạo nên những sản phẩm gốm tinh xảo, bền đẹp.
Gốm Phước Tích là đồ thượng phẩm chuyên dùng trong cung cấm và trong các biệt phủ của giới quyền quý. Ngày nay, đồ gốm Phước Tích không ngừng được cải tiến về mẫu mã, trở thành sản phẩm tiêu dùng được người dân trong và ngoài tỉnh yêu chuộng.
Không chỉ là một làng nghề truyền thống ở xứ Huế nổi tiếng khắp đó đây, Phước Tích còn được biết tới là điểm du lịch hấp dẫn với những ngôi nhà rường cổ kính và không gian làng quê thanh bình, yên ả. Đến với làng gốm Phước Tích, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về nghề gốm cổ truyền độc đáo và hoà mình vào không gian làng cổ nên thơ, mơ màng đậm chất Huế.
85 gian hàng tham gia Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội tại huyện Mỹ Đức
Tối 11/11, chương trình Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 đã chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu trung tâm huyện huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022.
Sự kiện được tổ chức nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố; gắn kết hoạt động quảng bá du lịch, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, thích ứng an toàn, linh hoạt; thực hiện có hiệu quả mục tiêu "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế".
Các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại Festival là những nông sản, đặc sản địa phương; thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP được chứng nhận; sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... có bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống...
Ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc.
"Ban tổ chức tin tưởng Festival sản phẩm nông sản, OCOP gắn kết du lịch năm 2022 sẽ là cơ hội để chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức quảng bá các điểm đến du lịch, các mô hình nông nghiệp, sản phẩm đặc sản, tiêu biểu của địa phương đến với khách tham quan, người tiêu dùng. Với những tiềm năng vốn có, huyện Mỹ Đức đã, đang và sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của Thủ đô Hà Nội theo loại hình du lịch văn hóa tâm linh kết hợp với sinh thái, nghỉ dưỡng, đem lại hiệu quả về nhiều mặt cho huyện", ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chia sẻ
Các đại biểu tham quan các điểm bán sản phẩm OCOP.
Festival được tổ chức với quy mô 85 gian hàng trưng bày, quảng bá nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP địa phương. Trong đó 40 gian hàng của Hà Nội và 20 gian hàng của các doanh nghiệp, đơn vị đến từ 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ninh; cùng rất nhiều nội dung, hoạt động phong phú, tiêu biểu như trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống; quảng bá sản phẩm nông nghiệp gắn kết du lịch nông thôn tiêu biểu của thành phố Hà Nội và các địa phương; quảng bá ẩm thực truyền thống; các hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc huyện Mỹ Đức, các trò chơi dân gian, kết nối cộng đồng,...
Chương trình Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022 diễn ra từ ngày 10 - 13/11/2022.
Nước mắm truyền thống đang 'trở lại' Trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng cũng trở nên khó tính hơn. Vì thế, những người làm nước mắm truyền thống cũng đang thay đổi mình để phù hợp với xu thế. Tuy nhiên, hương vị nước mắm gắn bó với người Việt qua hàng trăm năm vẫn sẽ được gìn giữ. Cơ sở...