Ghé thăm 15 thư viện đại học đẹp nhất trên khắp thế giới
Tại nhiều trường đại học, thư viện được xây dựng bởi những kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới. Nhờ thiết kế tinh tế của họ, nhiều thư viện đã trở thành tòa nhà mang tính biểu tượng nhất trong khuôn viên trường học.
Thư viện nghệ thuật Fisher Fine, Đại học Pennsylvania
Được hoàn thành năm 1891 bởi kiến trúc sư Frank Furness, Thư viện Mỹ thuật Fisher thuộc Đại học Pennsylvania đã được bổ sung vào sổ đăng ký các địa điểm lịch sử quốc gia vào năm 1972 và trở thành di tích lịch sử quốc gia vào năm 1985. Thư viện được phục hồi bởi nhóm gồm Venturi, Scott Brown & PGS, CLIO Group và Marianna Thomas Architects với kinh phí 16,5 triệu USD
Thư viện Duke Humfrey, Đại học Oxford
Được xây dựng vào năm 1488, Thư viện Duke Humfrey tại Đại học Oxford là phần lâu đời nhất của Thư viện Bodleian, một nhóm gồm 5 tòa nhà có niên đại từ cuối thời trung cổ đến cuối thế kỷ 20.
Thư viện Suzzallo, Đại học Washington
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Seattle Carl F. Gould Sr. và Charles H. Bebb, Thư viện Suzzallo theo phong cách kiến trúc Gothic được mở vào năm 1926.
Thư viện George Peabody, Đại học Johns Hopkins
Thư viện Peabody mở cửa vào năm 1878, được thiết kế bởi kiến trúc sư Edmund G. Lind phối hợp với hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học Johns Hopkins là Nathaniel H. Morison. Thư viện có chiều cao 18,6 mét, khu trung tâm gồm 5 tầng với ban công bằng sắt tạo ra hiệu ứng ấn tượng.
Thư viện Queen’s College, Đại học Oxford
Được xây dựng từ năm 1695, cho đến nay, danh tính của kiến trúc sư thiết kế Thư viện Queen’s College vẫn là một bí mật. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là Henry Aldrich – Nguyên Chủ nhiệm của Christ Church, người đã thiết kế các tòa nhà khác ở Oxford hay Timothy, vị hiệu trưởng của ngôi trường này tại thời điểm thư viện được xây dựng.
Thư viện Joe và Rika Mansueto, Đại học Chicago
Video đang HOT
Với thiết kế mái vòm bằng kính, Thư viện Joe và Rika Mansueto đã nhận được nhiều giải thưởng như Giải thưởng GE Edison kể từ khi hoàn thành công trình vào năm 2011. Kiến trúc sư Helmut Jahn đã sử dụng những tấm kính được điều khiển bằng năng lượng Mặt Trời để làm mái cho thư viện, đồng thời tạo nên một không gian nội thất rộng rãi cho sinh viên sử dụng trong khi học tập.
Thư viện Linderman, Đại học Lehigh
Đi vào hoạt động từ năm 1878, Thư viện Linderman được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng của Philadelphia – Addison Hutton. Ông cũng chính là người đã xây dựng nên mô hình kiến trúc Venetian sau Bảo tàng Anh ở London.
Thư viện Uris, Đại học Cornell
Thư viện Uris lần đầu tiên được mở cửa vào tháng 10/1861. Thư viện được thiết kế bởi sinh viên kiến trúc đầu tiên của Đại học Cornell – William Henry Miller, người có ảnh chân dung treo trên bức tường phía bắc của sảnh chờ thư viện.
Thư viện tưởng niệm William Andrews Clark,Đại học California
Thư viện được xây dựng từ năm 1924 đến 1926 bởi kiến trúc sư Robert D. Farquhar. Thư viện William Andrews Clark Memorial được tài trợ bởi nhà hoạt động từ thiện William Andrews Clark Jr. (người thành lập nên Quỹ Hòa nhạc Los Angeles) nhằm lưu trữ những bộ sách đồ sộ và quý hiếm của ông.
Thư viện Đại học Salamanca, Tây Ban Nha
Đây là một trong những thư viện lâu đời nhất trên thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ 16.
Phòng đọc Saint-Jacques, Thư viện Sorbonne, Đại học Paris-Sorbonne, Paris
Khai trương năm 1328, phòng đọc sách Saint-Jacques tại thư viện Sorbonne được khôi phục lại vào khoảng thời gian 1885-1901 bởi kiến trúc sư người Pháp – Henri Pail Nénot.
Thư viện Wren, Trường Trinity, Đại học Cambridge
Hoàn thành vào năm 1695 bởi ngài Christopher Wren, thư viện Wren tại Đại học Cambridge chứa hơn một nghìn bản thảo sách từ thời trung cổ, trong đó có nhiều sách từ bộ sưu tập cá nhân của Isaac Newton, một tập các ấn bản của Shakespeare, bộ sưu tập Rothschild của văn học Anh thế kỷ 18.
Thư viện Richard J. Klarchek, Đại học Loyola, Chicago
Được xây dựng năm 2007 bởi công ty Solomon Cordwell Buenz, Thư viện Richard J. Klarchek tại Đạihọc Loyola nằm bên cạnh hồ Michigan với khung cảnh vô cùng tuyệt vời.
Thư viện Trinity College, Đại học Dublin
Không chỉ chỉ là thư viện lớn nhất cả nước, Thư viện Trinity College còn là một trong những thư viện đẹp nhất. Phần chính của Phòng lớn được xây dựng từ đầu thế kỷ 18. Ngày nay, nơi này chưa khoảng 200.000 cuốn sách cổ.
Thư viện bản thảo và sách hiếm Beinecke, Đại học Yale
Thư viện bản thảo và sách hiếm Beinecketại Đại học Yale được cho là tòa nhà độc đáo nhất trong khuôn viên. Được hoàn thành vào năm 1963 bởi kiến trúc sư người Mỹ Gordon Bunshaft, thư viện được lót bằng đá cẩm thạch ở bên trong để tăng cường ánh sáng tối thiểu, giúp giữ cho những cuốn sách hiếm không bị hư hại.
Một ngày dạo chơi ở Vĩnh Long
Trong một ngày, sáng sớm bạn nên đến Chùa Ông để tham quan, ghé nhà cổ Cai Cường ngồi thử lên bộ trường kỷ trăm năm.
Dương Nhựt Long (1994) đến từ An Giang, thường dành dịp cuối tuần để du lịch quanh miền Tây Nam Bộ, và chia sẻ kinh nghiệm trên mạng xã hội. Trong một ngày dạo chơi Vĩnh Long, Nhựt Long gợi ý bạn có thể đến các địa điểm gần nhau, dễ di chuyển, như chùa chiền không thu vé tham quan, do đó chi phí chuyến đi không đáng kể.
Điểm đầu tiên trong hành trình là Chùa Ông , một trong những công trình kiến trúc nổi bật ở địa phương tọa trên đường Nguyễn Chí Thanh. Long gợi ý du khách nên đến vào sáng sớm, khi những tia nắng chiếu xiên tạo ánh sáng đẹp để chụp ảnh. Hơn nữa, đó là lúc vắng người, phía trước sân sẽ ít xe của khách tham quan.
Được người Hoa xây dựng trong giai đoạn năm 1892 - 1909, Chùa Ông còn có tên là Hội Quán Phúc Kiến, Vĩnh An Cung hay Thất Phủ Miếu. Các tượng thờ và nội thất của công trình đa số làm bằng gỗ, được chạm khắc tỉ mỉ, sơn thếp lộng lẫy.
Nhựt Long ấn tượng nhất với 5 cánh cửa chính vẽ hình các vị thần giữ cửa, là nơi nhiều bạn trẻ check-in. Những năm gần đây, ngôi chùa trở thành điểm đến yêu thích của du khách vừa đến chiêm bái, vừa chụp ảnh.
Điểm đến Nhựt Long thích nhất là nhà cổ Cai Cường ở xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, cách trung tâm thành phố vài km. Ngôi nhà có từ năm 1885, thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn (còn gọi là Cai Cường), một đại địa chủ một thời của Vĩnh Long.
Ngôi nhà thu hút du khách không chỉ bởi kiến trúc bên ngoài mà còn ở không gian bên trong. Điểm nhấn trong nhà là bao lam và các bức hoành phi được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Các chi tiết, vật dụng trong nhà như bàn ghế, tủ thờ, cửa, cột... được làm từ các loại gỗ quý, còn nguyên trạng tới nay.
Những bộ bàn ghế trong nhà có tuổi đời đến 100 năm vẫn được gia chủ sử dụng hàng ngày, khách đến có thể ngồi thử. Nếu thấy cửa đóng khi đến tham quan, bạn hãy đi vào sân trong gặp gia chủ xin phép tham quan. Nếu đi theo đoàn, bạn còn được nghe đờn ca tài tử, thưởng thức trái cây miệt vườn.
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi là điểm đến tiếp theo. Nằm ở ấp Vĩnh Hoà, xã Tân Ngãi. Chùa được xây dựng từ năm 1970 với diện tích 1,7 ha, với nhiều công trình kiến trúc bề thế như cổng tam quan, chánh điện, giảng đường, trai đường, thư viện, bảo tàng...
Bậc thang lên tầng hai của công trình là nơi nhiều bạn trẻ chọn làm góc chụp ảnh check-in. Tại vị trí này có thế bắt được bảo tháp cao 45 m, kèm dãy hành lang màu đỏ truyền thống vào tấm hình. Khi vào chùa du khách cần mặc trang phục chỉnh tề.
Cuối chiều, Nhựt Long check-in cầu Mỹ Thuận , cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối liền Tiền Giang và Vĩnh Long. Bạn nên đến bờ kè Mỹ Thuận để có thể lấy hết khung cảnh cây cầu vào bức hình, chàng trai 26 tuổi gợi ý.
Hiện Vĩnh Long là điểm du lịch chưa thu hút nhiều bạn trẻ so với một số tỉnh thành miền Tây khác như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... "Mong bộ ảnh của mình sẽ đem lại một góc nhìn khác, để các du khách có thể mang về những bức ảnh check-in đẹp tại vùng đất này", Nhựt Long chia sẻ.
Từ TP HCM đi Vĩnh Long, bạn di chuyển bằng xe khách giá 100.000 - 120.000 đồng/vé. Giá thuê xe máy ở địa phương khoảng 120.000 - 200.000 đồng/ngày, bạn có thể liên hệ nơi lưu trú để thuê xe. Nếu ở lại qua đêm, các nhà nghỉ, khách sạn ở trung tâm TP. Vĩnh Long có giá trung bình 200.000 - 500.000 đồng/đêm.
'Choáng ngợp' trước 15 thư viện đẹp nhất thế giới Cùng ngắm nhìn những thư viện đẹp nhất thế giới, từ những thư viện hàng nghìn năm tuổi cho tới những thư viện mang đậm phong cách viễn tưởng. Thư viện quốc gia Áo, Vienna, Áo - Bộ sưu tập của thư viện gồm gần 11 triệu đầu sách và hiện vật, trong đó có những thứ mang niên đại từ thế kỷ...