Ghé cồn Hến thưởng thức món cơm hến chuẩn Huế
Đến Huế mà không được thưởng thức cơm Hến thì quả là thiếu sót. Và thiếu sót hơn nữa là không được thưởng thức ở chính cồn Hến, cái nôi của cơm Hến.
Nhắc đến Huế, không chỉ ngọt thơm bát bún bò, không chỉ lê la phố xá để thưởng thức các loại bánh lá, hay ghé chợ Đông Ba để ăn bát bún thịt nướng và mua tôm chua về làm quà mà còn phải thưởng thức món cơm Hến. Bởi vậy mới nói đến Huế không được thưởng thức cơm Hến là một sự thiếu sót và thiếu sót hơn nữa nếu không được ghé cái nôi của cơm Hến, ấy chính là cồn Hến. Cái tên chẳng lạ bởi nó thân thương đến nao lòng.
Mỗi khi nhắc đến Huế, lại nhớ đến những câu văn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng viết: “Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy lên tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người máu cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm, thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon!”; đi xa nhớ lại thèm tới đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!”.
TẠI SAO PHẢI ĂN CƠM HẾN Ở CỒN HUẾ?
Tương truyền từ tận xa xưa cho đến bây giờ, nước sông Hương khi chảy qua cồn Hến thường trong vắt, ít phù sa và phèn chua. Đáy sông dưới chân cồn được phủ bởi một lớp bùn sâu, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của con hến. Nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi như thế, con hến ở cồn Hến ngon đến nỗi được xếp vào hàng thực phẩm tiến cung cho vua chúa. Đến ngày nay, cơm Hến của cồn Hến vẫn ngon vì lí do đó.
Chắc người ta chỉ nghĩ đến Vĩ Dạ trong bài thơ tình của cố nhà thơ Hàn Mặc Tử. Chứ cũng rất ít người biết rằng hến được dùng để làm cơm hến đúng điệu và ngon nhất phải là hến được bắt ở cồn Hến, một cồn đất phù sa nổi trên sông Hương, thuộc địa phận làng Cồn, phường Vĩ Dạ.
Cồn Hến là nơi xuất phát của các món ăn chế biến từ hến, trong đó nổi tiếng và ngon nhất chính là cơm hến. Hến được cào từ lúc tờ mờ sáng, rồi rửa qua cho sạch bùn và chuyển về các lò hến. Ở Huế, hến được ngâm trong nước vo gạo để nhả hết chất bẩn trong bụng và sạch một cách tự nhiên. Sau khi đã sạch, hến được cho vào nồi luộc để lấy ruột hến và nước luộc hến.
Có thể bạn chưa biết nhưng điểm đặc biệt của món ăn là cơm phải là cơm nguội để qua đêm, các hạt cơm phải rời nhau. Phần thịt hến được đem xào với miến gạo (không dùng miến dong), măng khô xé nhỏ và thịt lợn ba chỉ thái mỏng, xào cho vừa chín là nhấc ra luôn kẻo hến bị dai. Nước luộc hến cho vào nồi đun nóng, thêm gừng và gia vị cho vừa miệng. Nói sơ sơ món cơm hến cũng phải 10 loại nguyên liệu: Nào là ớt tương, ớt dầm nước mắm, mắm ruốc, bánh tráng bóp vụn, muối rang, lạc chao qua mỡ hoặc dầu rồi giã thô, vừng rang, bì heo (bóng) chiên giòn, tóp mỡ.
Ăn kèm cơm hến là rau sống. Rau sống ở đây chỉ là thân chuối, hoa chuối thái mỏng, dọc mùng, rau thơm, dứa và khế xắt nhỏ. Vị chát, chua, tê, hăng, mát của rau sống sẽ làm cho hương vị của bát cơm hến thêm nồng nàn. Tất cả những thứ đó khiến bát cơm hến có tổng cộng mười mấy thức nguyên liệu
Các nguyên liệu để làm nên tô cơm Hến thơm ngon.
Các “o” lấy một cái tô sạch cỡ vừa xới cơm nguội vào đầy một bát, rồi xúc hến xào đổ lên gần kín cơm, rồi lần lượt dùng tay xếp các thứ khác như bánh tráng, bì heo, lạc giã, vừng rang, tóp mỡ lên trên và rưới một thìa mắm ruốc. Tiếp tục là lớp rau gồm hoa chuối, dọc mùng, dứa, khế và rau thơm, ớt xào. Khi ăn, ta sẽ trộn đều tô cơm hến đã được chan nước lên để thưởng thức. Đủ vị đủ cảm giác: chua, cay, ngọt, bùi.
Tô cơm hến Huế hoàn chỉnh với đủ vị chua cay, béo ngậy.
Video đang HOT
Cốt cách của người Huế đâu đó phảng phất trong những tô cơm hến thân thương. Cơm hến ở cồn Hến ấy được ví như bức tranh “âm dương ngũ hành”, bốn mùa đều có cái ngon riêng. Nên nếu có đến Huế, đừng ngại ngần gì mà không ghé sang cồn Hến của “Đây thôn Vĩ Dạ” để bước chân lên những con đường lạo xạo vỏ hến, để nghe tiếng xóc hến lao xao dưới sông Hương để thưởng thức cơm Hến nhé. Dulich24.com.vn mong bạn có những trải nghiệm thú vị.
Đến thăm cố đô Huế nếu không muốn phải tiếc 'hùi hụi', đừng quên 'list' món ngon này nhé
Có những hương vị bạn sẽ chẳng tìm được nơi nào thơm ngon và hấp dẫn như ở mảnh đất cố đô này. Nếu đã có dự định ghé thăm Huế, hãy lưu ngay các món ăn đặc trưng này để chuyến đi thêm trọn vẹn.
Bún bò Huế
Mặc dù bún ở vùng nào cũng có nhưng khi đến với Huế, món bún bò mới trở thành đặc sản ngon và đậm chất ẩm thực miền Trung. Thành phần nguyên liệu tuy đơn giản, chỉ với một chút bún, thịt bò bắp, giò heo và thêm một vài muỗng lớn nước dùng màu đỏ đặc trưng nhưng dưới cách chế biến tài tình, tinh tế thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của mảnh đất cố đô.
Linh hồn của món này chính là nước lèo được hầm từ xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon thì phải trong và khi nếm chỉ thấy vị ngọt thanh của nước xương thịt hầm. Người Huế có một bí quyết là nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần tạo nên mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà. Thêm vào đó, họ còn cho sả thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn tiêu, hành, nước mắm trở nên dịu và ngạt ngào thơm.
Thịt bò được xắt mỏng, thường dùng theo kiểu tái. Món ăn này cũng không thể thiếu chả cua, chả quế. Rau sống để ăn kèm với bún bò phong phú không kém, nào là bắp chuối thái mỏng, rau muống, rau quế, tía tô, húng, giá đỗ, chanh. Đặc biệt, khi ăn, không thể thiếu chút ớt chưng cay nồng rất đậm chất Huế.
Đến Huế, muốn thưởng thức một món bún bò ngon không phải ở những nhà hàng sang trọng mà người ta thường tìm đến các gánh hàng rong trên phố. Tô bún nóng hổi, đầy ắp thức ăn và nồng nàn hương vị tinh tế của ẩm thực miền Trung đã khiến bao thực khách vương vấn khẩu vị.
Bánh khoái
Bánh khoái là món bánh chiên đặc biệt của cố đô Huế và nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ với những chiếc bánh gia truyền, đặc sắc trong từng hương vị.
Cách thực hiện món này tương tự như món bánh xèo miền Nam nhưng bánh khoái hình tròn nhỏ và lớp vỏ bánh dày hơn. Bột bánh là loại bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm... để tạo thêm mùi vị. Nhân bánh cũng đa dạng không kém với nào là tôm bóc vỏ, thịt bò thái mỏng, thịt ba chỉ và giá sống.
Bánh khoái nóng hổi vàng ruộm, xắt ra cuốn vào bánh tráng với rau ghém các loại, chấm ngập thứ nước lèo gia truyền rồi đưa lên miệng cắn. Thưởng thức bột bánh giòn tan, với vị ngọt thơm của tôm, thịt, trứng, giá đỗ mềm mát, rau ghém thanh thanh chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên.
Một thứ đặc biệt khác không thể không nhắc tới là nước chấm của bánh khoái Thượng Tứ. Loại này được làm theo công thức gia truyền từ nước tương đậu nành, gan heo, thịt nạc, đậu phộng, mè rang và những gia vị khác... Tất cả hòa quyện tạo nên một chén nước chấm sánh đặc và đậm đà. Khi ăn sự kết hợp giữa bánh nóng giòn cùng nước chấm thơm lừng đã tạo nên sự tinh tế trong từng vị giác.
Cơm hến
Cơm hến là món ăn dân dã và ở Huế bạn có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu. Cơm hến được làm từ các nguyên liệu chính gồm cơm trắng để nguội cùng với thịt hến, một ít tóp mỡ đã được rán giòn. Ngon và bắt vị nhất là nhờ sự có mặt của mắm ruốc, vừa bùi, chát them chút cay nồng cho món ăn. Ngoài ra rau sống, bắp chuối, giá đỗ cùng với ít đậu phộng rang là những thứ tạo nên một hương vị đặc trưng của món cơm hến đúng điệu.
Món ăn bình dị và thân thương nhưng lại hài hòa khi kết hợp những nguyên liệu lại cùng nhau. Trộn đều cơm, bạn sẽ cảm nhận được những hạt gạo thơm thơm lẫn đâu đó thịt hến ngọt thanh, giá rau thì giòn xốp đỡ ngấy và chốt lại hương vị chính là cái nồng nàn của mắm ruốc đậm đà. Tuy không cầu kì nhưng món ăn lại tinh tế và khiến thực khách nhớ mãi.
Bún nghệ
Bún nghệ tuy vẫn là cái tên khá lạ tai khi nhắc đến ẩm thực xứ Huế nhưng nếu đã đến đây mà lại bỏ qua món ăn này thì sẽ là thiếu sót lớn. Một tô bún nghệ sẽ gây ấn tượng với bạn bằng một màu vàng bắt mắt. Những sợi bún mềm mại được xào cùng bột nghệ nên ngấm đều và quyện vị hăng hăng đặc trưng.
Phần nguyên liệu ăn kèm là lòng non, gan, tất cả được thái miếng nhỏ, rồi đem xào với nghệ. Cho chút rau răm đã được thái nhỏ, và thêm một thìa "sốt" nghệ bằm nhuyễn thế là đã hoàn thành món ăn độc đáo này. Khi thưởng thức, bạn sẽ nêm thêm nước mắm, muối, đường... cho vừa miệng.
Nếu lần đầu ăn, vị giác của bạn sẽ bị đánh thức bởi mùi nghệ hăng nhưng khi từ từ nếm trải và cảm nhận, món ăn hấp dẫn bởi những sợi bún mềm mại, vàng ươm, miếng gan, miếng lòng thơm lừng, đậm vị và đặc biệt là cay nồng. Kẹp một cọng rau răm ăn kèm miếng lòng heo béo ngậy, vẫn còn vương vấn mùi thơm của hành tỏi phi, bạn đã có thể thưởng thức một tô bún nghệ đúng chất Huế.
Chè
Nếu Hà Nội có "36 phố phường" thì ẩm thực Huế lại đặc sắc với "36 thứ chè". Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.
Hầu như bất cứ loại chè nào cũng đều được tìm thấy ở đây từ chè bắp, chè hạt sen, chè đậu đỏ... Mỗi loại chè có một đặc trưng riêng, ngon bổ và tinh tế không ai kém cạnh ai. Chè bắp ngọt mát tinh khiết nấu từ bắp ngô non, chè hạt sen bùi bùi, man mát cổ họng... Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, ...
Đặc biệt, một loại chè chỉ có riêng ở xứ Huế, chè bột lọc thịt heo quay. Món chè này khá cầu kì và lạ miệng bởi cái vị mằn mặn beo béo của của thịt cùng với vị ngọt thanh của nếp bọc bên ngoài, nước đường cho thêm vào, tất cả đã tạo ra một hương vị khó quên.
Cơm hến, bánh canh - món ngon nặng tình xứ Huế Dù đổi thay khá nhiều, Huế vẫn như một "nốt trầm" êm dịu giữa các đô thị hiện đại khác. Đây cũng là nơi sở hữu những món ăn dân gian, truyền thống, thuần túy, ngon và rẻ nhất. Không ồn ào, không phát triển du lịch bằng mọi giá, các làng ẩm thực ở Huế sẵn lòng mời gọi du khách thăm...