Ghé Bình Định đừng quên thưởng thức món bánh dân dã
Ẩm thực Bình Định hội tụ bao hương vị thơm ngon, từ hải sản tươi ngon tới những món ăn đặc sản đậm vị địa phương và thể hiện được nét đẹp cần cù, nghĩa tình của người dân xứ này. Nếu có dịp đến Bình Định lần tới, bạn hãy nếm thử món bánh ít lá gai nhé!
Bánh ít không phải thức quà của riêng Bình Định, tuy xuất hiện ở nhiều nơi trên dải đất chữ S nhưng hiếm có nơi nào, bánh ít được làm ra bằng tất cả tình yêu thương và mang hương vị đặc trưng như nơi này. Người dân Bình Định với bánh ít như hình với bóng, người ta ăn chơi, cũng có thể dùng làm quà biếu, trên mâm cỗ cúng tổ tiên vào những ngày đặc biệt cũng không thể thiếu màu xanh của bánh ít lá gai.
MÓN BÁNH CẦU KỲ HIẾM NGƯỜI BIẾT LÀM
Ở Bình Định, người ta không gọi những người làm ra bánh ít là thợ làm bánh, họ được trân trọng gọi bằng danh xưng “nghệ nhân”. Nói như vậy để hiểu rằng làm ra bánh ít đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm lâu năm và sự tỉ mẩn trong từng công đoạn.
Bánh ít gồm có 3 phần chính: Lá gai, vỏ bánh nếp và nhân.
Những gia đình sản xuất bánh gai có tiếng ở Bình Định không bao giờ sử dụng lá gai mua ở chợ, họ thường tự trồng lá gai ở sau vườn nhà. Những cây lá gai với thân mảnh, lá to và sờ hơi nhám tay, có màu xanh và không có mùi gì đặc biệt. Sau khi thu hoạch, người ta nhặt riêng phần lá, luộc và sử dụng để trộn cùng nếp.
Video đang HOT
Vỏ bánh là điều làm nên đặc trưng và sự nổi tiếng của bánh ít. Lớp vỏ bánh được làm từ nếp tươi được xay nhuyễn bằng cối đá truyền thống, trộn với lá gai. Vỏ bánh có màu xanh đen đặc trưng vô cùng bắt mắt và độ dẻo quyện đã miệng.
Phần nhân bánh có vị ngọt từ đậu xanh và dừa sợi. Đậu xanh được những nghệ nhân ngâm qua đêm cho nở, phần cơm dừa được nạo trực tiếp từ trái dừa tươi. Vậy nên bánh ít làm thủ công bao giờ cũng giữ được hương vị nguyên bản của những nguyên liệu làm ra nó.
Thoạt nghe thì tưởng như đơn giản nhưng các công đoạn làm bánh ít vô cùng tốn thời gian. Từng bước nhỏ nhặt như nấu lá, xay nếp cũng đã tốn cả một buổi sáng dài. Để làm nên một mẻ bánh nếp, những nghệ nhân Bình Định phải thức giấc từ sáng tinh mơ và chỉ nghỉ ngơi sau khi đã hấp xong bánh trên bếp củi.
THỨC QUÀ DÂN DÃ THƠM NGON
Bánh ít quả thực rất bắt mắt, dù là người không hảo những thứ bánh quê dân dã thì cũng không khỏi trầm trồ khi nhìn từng hàng bánh ít đều tăm tắp. Bánh ít được gói thành hình tam giác xinh xắn trong lá chuối xanh rờn. Mở phần lá ra, thực khách như đi vào cuộc khám phá những hương vị và cảm giác thăng hoa khi cắn vào một miếng bánh ít.
Phần vỏ bánh dẻo, dai, thơm mùi ngọt tự nhiên và bùi bùi của nếp cực kỳ đưa miệng. Đằng sau lớp vỏ xanh lộ ra phần nhân vàng rực rỡ như ánh nắng, vừa có độ mềm của đậu, vừa có chút sần sật vui miệng của dừa sợi. Bánh ít dùng để ăn chơi chứ không phải ăn no vậy mà vô cùng gây thương nhớ, khiến thực khách gần xa cứ không ngừng thương nhớ.
Cầu kỳ là vậy mà giá mỗi chiếc bánh chỉ khoảng 3.000 – 4.000 đồng. Ghé Bình Định, đừng quên mang về chục chiếc bánh ít lá gai, vừa để ủng hộ những nghệ nhân chân chính, vừa góp phần gìn giữ những món ngon cổ truyền của dân tộc.
Chợt nhìn bánh ít lá gai, nhớ quê Bình Định nao lòng
Muốn ăn bánh ít lá gai / Lấy chồng Bình Định - ngại dài đường đi.
Khác với bánh táp-lô là hương hoa không thể thiếu trong ngày Tết, thì bánh ít lá gai của Bình Định lại là lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng kỵ, dâng hương ông bà.
Banh it la gai, mon truyên thông cua Binh Đinh.
Gọi là bánh ít lá gai, vì để làm nên loại bánh này không thể thiếu một trong những thứ nguyên liệu là lá gai, một loại lá mọc bạt ngạt ngàn nơi vùng quê Bình Định. Ngày mưa rào tháng Ba, bà ngoại biểu đi bẻ nhành lá gai ra cắm sau vườn để dành làm bánh cúng kiếng. Ấy và mà chỉ sau vài tháng, từ nhành cây ban đầu đã nở thành cụm lá xanh um. Lá gai có mặt trên màu xanh, còn mặt dưới màu bạc óng ánh, viền lá có răng cưa như tờ giấy ngày Tết chị vẫn dọn bánh lên đó thay chiếc dĩa đựng bánh đãi khách - vì ngày ấy vùng quê mình nghèo, chén dĩa cũng không có nhiều.
Cách làm bánh cũng đơn giản. Nếp chọn loại dẻo, ngâm với nước một đêm. Sáng sau bỏ vào cối đá xay thành bột, cho vào túi vải, đăng cho ráo nước. Đăng bột tức là cho nước bột vào túi vải, rồi dùng vật nặng đè lên cho nước vắt ra từ từ đến cạn khô, chỉ còn lại trong túi nguyên khối bột mịn). Lá gai chon loại dầy dầy, tức không quá già mà cũng không quá non, trộn thêm củ gừng, giã nhuyễn, cho thêm chút nước, vắt lấy nước bỏ xác. Nước trộn với bột, nhào nhuyễn, vậy là có bột để làm bánh. Nhân bánh (người Bình Định gọi là 'nhưn') thường là đậu xanh luộc chín bo vỏ, hấp (đồ) nhuyễn, xào lên trên bếp than hồng, khi nào bốc mùi thơm là đường đã 'tới'. Nếu không có đậu xanh thì thay bằng đậu phộng hoặc dừa bào nhỏ, trôn chut gưng bao thanh sơi.
Ba ngoai b ay cho ma, ma b a y lai cho con gai. Con gai Binh Đinh ai cung phai biêt lam banh it la gai trươc khi l â y chông.
Gói bánh là công việc mà các cô con gái và trẻ em yêu thích, cứ giống như trò chơi thời trẻ thơ. Véo cục bột, vo viên trong lòng bàn tay rồi dè bẹp ra, sau đó bỏ cục nhưn vào, vo tròn lại. Lá để gói bánh nhứt định phải là lá chuối chứ không phải thứ là nào khác. Lá chuối, mà phải là chuối chát, chặt sau vườn, phơi một bắng cho héo, kỹ hơn thì hơ qua trên lửa cho dẻo để gói cho khỏi rách. Cục bột đã có nhưn đưa vào lá đã tráng qua một lớp dầu đậu phộng hay dầu dừa, gói lại thành một khối có 4 dỉnh nhọn như nhau, cầm góc nào cũng ra hình cái tháp. Có lẽ vì vậy mà ba ngọn tháp Cham ở cầu Bà Gi (huyện Tuy Phước - Bình Định) cũng được người dân xứ này gọi là "tháp Bánh Ít" chăng?).
Bánh làm bằng bột nếp trắng tinh, nhưng khi hấp xong, lại có màu đen quánh, đo la nhơ nươc la gai ma thanh. Cái đôc đáo của bánh là tuy dẻo nhưng ăn nhiều vẫn không sợ bội thực (người Bình Định gọi là 'thương thực') vì trong bánh đã có gừng giúp tiêu hóa nhanh. Sau khi gói xong, bắc nồi nước sôi, bên trong để cái rổ và xếp tất cả bánh lên đó để hấp. Hấp bánh không lâu, chỉ chừng tiếng đồng hồ là bánh chín.
Mở vung ra, bánh thơm ngây ngất, lá chuối từ xanh trở thành chín thẫm. Con nít chạy lăng xăng, nhưng bà ngoại nói không được ăn trước ông bà, chừng nào cúng xong mới được ăn. May ra có cái bánh nào bị rách lá, thit banh loi ra, bà ngoại đưa cho. Đứa đứng gần cầm được, bánh nóng quá vừa trở trong tay, vừa thổi vừa chạy, ba bốn đứa khác rươt theo đoi ăn chung. Căn môt miêng, vị ngọt bui của nhưn đậu xanh, vị béo của dầu, vị ngọt của đường, độ dẻo của nếp quyên nhau ngập đến tận chân răng. Lai con thơm phang phât mui cua la chuôi, hương cua tinh dâu chuôi, cang thêm ngat ngao.
La gai sau vươn đươc ba chăm tôt tươi.
Con gái Bình Định có thể không biết làm nhiều thứ, nhưng má nhứt định bắt phải làm cho được bánh ít lá gai mơi ga chông. Có lẽ vì vậy mà câu ca dao "Muốn ăn bánh ít lá gai / Lấy chồng Bình Định - ngại dài đường đi" ngoai viêc ngơi ca cai đôc đao cua loai banh nay, cung con la một cách nói khác đi về sự e ngại của các cô gái vùng miền khác khi lấy chồng Bình Định, vì không biết làm bánh ít lá gai. Ngày rước dâu về, má chồng thử tay nghề nữ công gia chánh khéo léo của nàng dâu chỉ là đưa cái bánh tráng biểu nướng trên than hông, và gói chiếc bánh ít lá gai. Cô con dâu nào không nướng được cái bánh tráng giòn thơm, không bị cháy sém và không cong cuốn, và gói không được cái bánh ít lá gai, thì coi như mất điểm trong mắt má chồng.
Làm bánh ít lá gai không khó, nhưng nó thể hiện ở cái sự chăm chút, va tâm long trân trọng với ông bà tổ tiên. Đêm trước ngày giỗ, má biểu con gái, vơi con dâu xay bột, và đêm đó cả nhà quây quần cùng nhau gói bánh. Má vừa gói, vừa kể chuyện gia đình dòng họ, kể về niềm tự hào về ông bà tổ tiên, về ba của lớp nhỏ. Các con vừa nghe kể, vừa bắt chước má, gấp từng nếp lá cho thiêt sắc sảo.
Ba chiêc thap ơ câu Ba Gi (Binh Đinh) cung đươc goi la thap Banh It, co le cung vi thap va chi êc banh it co hinh dang giông nhau.
Ngoài ý nghĩa là lễ vật, bánh ít lá gai còn là tình làng nghĩa xóm, ba con lang giềng. Người quê mỗi khi cúng giỗ luôn mời họ hàng bà con chòm xóm đến cùng nhau uống chung rượu, và khi mãn tiệc khách ra về được chủ nhà gửi cho một gói đem về cho sắp nhỏ. Trong goi đó có cục xôi, mây trai chuôi, và không thiếu mây cái bánh ít lá gai.
Khác với bánh táp-lô là bánh trong ngày lễ tết, bánh ít lá gai là lễ vật trong ngày cúng kỵ dâng hương tổ tiên ông bà. Ngày cung giỗ ở miền quê Bình Định, dù thiếu thịt cá (ma ông ba minh noi nôm na la 'cung ky), vân không thể thiếu mấy món chính là nải chuối xanh, cái bánh tráng vơi dĩa đậu miếng tương trưng cho trơi tron đât vuông, và dĩa bánh ít lá gai. Nếu thiếu 3 món này thì coi như chưa đủ lễ với tổ tiên, trên trước.
Ngươi Binh Đinh đi xa, môt chiêu đâu đo nhin thây chiêc banh it la gai, chơt nhơ quê da diêt đên nghen long.
Đến Bình Định phải thử qua bún sứa nước lèo Bình Định Nồi nước lèo chua ngọt, vàng rộm, nóng hổi cùng với đĩa sứa tươi giòn là hương vị khó quên với nhiều du khách từng thưởng thức bún sứa nước lèo Bình Định. Nếu có dịp ghé thăm Quy Nhơn , bạn hãy nhớ thưởng thức món bún Sứa, một món ăn đặc sản của miền đất võ Bình Định. Bún sứa ở...