Ghé Bạc Liêu, Trà Vinh nhất định phải thưởng thức 4 món này!
Hai món ăn nổi tiếng nhất Bạc Liêu là bánh tằm bì và bún bò cay. Bên cạnh đó, Trà Vinh cũng góp mặt với hai đặc sản.
Bạc Liêu
Bánh tằm bì
Món bánh tằm bì (Ảnh: Cooky)
Được làm từ gạo, một nguyên liệu thuần Việt, món bánh tằm bì có thể dùng để ăn nhẹ, hoặc ăn thành một bữa no. Cái tên “tằm bì” cũng xuất phát từ sợi mì của món này trông trắng như con tằm, kết hợp với bì lợn (món nem thính) nên gọi là bánh tằm bì.
Nguyên liệu của món này gồm da heo, thịt nạc, thính gạo, bột nếp, bột gạo, rau thơm, dưa leo, nước cốt dừa, nước mắm tỏi ớt. Thực khách ăn kèm với nước mắm chua ngọt, tạo hương vị đặc biệt, vừa đậm đà nước mắm, thanh mát rau cải, vừa có vị bùi bùi béo béo của bì và nước cốt dừa.
Bún bò cay
Bún bò cay (Ảnh: Báo dân sinh)
Món bún bò cay là “nỗi niềm thương nhớ” của người dân xứ “công tử Bạc Liêu” khi ai đi xa cũng nhớ về món ăn quen thuộc này.
Video đang HOT
Bún bò cay là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, trong đó không thể thiếu các thành phần chính là thịt bắp bò, ớt sừng trâu cay, hạt cà ri, sả và cốt dừa. Món này ăn kèm với húng quế và ngò gai, thêm chút chanh vắt sau khi tô bún được bưng ra. Sự hòa quyện của vị sả thơm lừng, vị ngọt béo của cốt dừa, thịt bò thơm chắc, nước dùng có ớt cay sè, cả tô thoang thoảng mùi cà ri. Thực sự là món ăn khó có thể không thưởng thức khi đến Bạc Liêu.
Trà Vinh
Bún suông (đuông)
Bún suông.
Những sợi bún trong như những con đuông, vì thế mà món này còn được gọi là bún đuông (hoặc bún suông).
Nguyên liệu cho món này gồm: Xương lợn, củ cải trắng, tôm khô, tôm, muối, hạt nêm, dầu điều, hạt tiêu, tỏi, hành khô, bột năng, thịt ba chỉ, bún, me, tương hạt, nước mắm, hành phi, chanh, ớt rau mùi, hành lá. Ăn kèm với rau sống các loại như: rau muống, bắp chuối, giá, xà lách xoăn, kinh giới, húng thơm, húng quế…
Là địa phương hấp thụ được tinh hoa của các nền văn hóa dân tộc Hoa, Khmer, Kinh, vì thế Trà Vinh có nền ẩm thực khá độc đáo và đa dạng, món bún suông này là một trong những đặc sản như vậy.
Bánh canh Bến Có
Bánh canh Bến Có (Ảnh: Lozi)
Nằm trong danh sách 100 đặc sản Việt Nam, bánh canh Bến Có không phải hữu danh vô thực, có nguồn gốc từ ấp Bến Có, món bánh canh Bến Có trở nên nức tiếng chính là do cái tâm của người bán. Thực sự, món này nguyên liệu không có gì khác biệt so với món bánh canh từ các tỉnh thành khác, có chăng chỉ là thêm lưỡi, tim, gan, phèo, bao tử,… vào bát bánh, thay vì chỉ có huyết heo và xương heo hầm.
Điều đặc biệt ở món bánh canh Bến Có đạt chuẩn là không sử dụng bột nêm, bột ngọt, tất cả vị ngọt phải từ các nguyên liệu tự nhiên, khi nấu sẽ tiết ra. Khi thực khách muốn sử dụng bột nêm thì có thể cho thêm gia vị sau khi bưng ra, hoặc cứ thế thưởng thức.
Theo Thời đại
100 đặc sản Việt Nam: Ghé Bạc Liêu, Trà Vinh nhất định phải thưởng thức 4 món này!
100 đặc sản Việt Nam gọi tên hai món ăn nổi tiếng nhất Bạc Liêu là bánh tằm bì và bún bò cay. Bên cạnh đó, Trà Vinh cũng góp mặt với hai đặc sản.
Bạc Liêu
Bánh tằm bì
Được làm từ gạo, một nguyên liệu thuần Việt, món bánh tằm bì có thể dùng để ăn nhẹ, hoặc ăn thành một bữa no. Cái tên "tằm bì" cũng xuất phát từ sợi mì của món này trông trắng như con tằm, kết hợp với bì lợn (món nem thính) nên gọi là bánh tằm bì.
Nguyên liệu của món này gồm da heo, thịt nạc, thính gạo, bột nếp, bột gạo, rau thơm, dưa leo, nước cốt dừa, nước mắm tỏi ớt. Thực khách ăn kèm với nước mắm chua ngọt, tạo hương vị đặc biệt, vừa đậm đà nước mắm, thanh mát rau cải, vừa có vị bùi bùi béo béo của bì và nước cốt dừa.
Bún bò cay
Bún bò cay (Ảnh: Báo dân sinh)
Món bún bò cay là "nỗi niềm thương nhớ" của người dân xứ "công tử Bạc Liêu" khi ai đi xa cũng nhớ về món ăn quen thuộc này.
Bún bò cay là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, trong đó không thể thiếu các thành phần chính là thịt bắp bò, ớt sừng trâu cay, hạt cà ri, sả và cốt dừa. Món này ăn kèm với húng quế và ngò gai, thêm chút chanh vắt sau khi tô bún được bưng ra. Sự hòa quyện của vị sả thơm lừng, vị ngọt béo của cốt dừa, thịt bò thơm chắc, nước dùng có ớt cay sè, cả tô thoang thoảng mùi cà ri. Thực sự là món ăn khó có thể không thưởng thức khi đến Bạc Liêu.
Trà Vinh
Bún suông (đuông)
Những sợi bún trong như những con đuông, vì thế mà món này còn được gọi là bún đuông (hoặc bún suông).
Nguyên liệu cho món này gồm: Xương lợn, củ cải trắng, tôm khô, tôm, muối, hạt nêm, dầu điều, hạt tiêu, tỏi, hành khô, bột năng, thịt ba chỉ, bún, me, tương hạt, nước mắm, hành phi, chanh, ớt rau mùi, hành lá. Ăn kèm với rau sống các loại như: rau muống, bắp chuối, giá, xà lách xoăn, kinh giới, húng thơm, húng quế...
Là địa phương hấp thụ được tinh hoa của các nền văn hóa dân tộc Hoa, Khmer, Kinh, vì thế Trà Vinh có nền ẩm thực khá độc đáo và đa dạng, món bún suông này là một trong những đặc sản như vậy.
Bánh canh Bến Có
Nằm trong danh sách 100 đặc sản Việt Nam, bánh canh Bến Có không phải hữu danh vô thực, có nguồn gốc từ ấp Bến Có, món bánh canh Bến Có trở nên nức tiếng chính là do cái tâm của người bán. Thực sự, món này nguyên liệu không có gì khác biệt so với món bánh canh từ các tỉnh thành khác, có chăng chỉ là thêm lưỡi, tim, gan, phèo, bao tử,... vào bát bánh, thay vì chỉ có huyết heo và xương heo hầm.
Điều đặc biệt ở món bánh canh Bến Có đạt chuẩn là không sử dụng bột nêm, bột ngọt, tất cả vị ngọt phải từ các nguyên liệu tự nhiên, khi nấu sẽ tiết ra. Khi thực khách muốn sử dụng bột nêm thì có thể cho thêm gia vị sau khi bưng ra, hoặc cứ thế thưởng thức.
Theo thoidai.com.vn
Cải Bạc Liêu chiên trứng Cải xá bấu là đặc sản của miền Tây, chiên cùng trứng thành món ăn vừa giản dị, đậm đà tình quê, vừa ngon miệng. Nguyên liệu: - 100 gr cải xá bấu Bạc Liêu dạng sợi - 2 quả trứng gà - Gia vị (bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu) Cách làm: Bước 1: Cải muối đem ngâm nước rồi xả sạch...