Ghé An Giang mùa lúa chín
Mùa lúa chín vụ cuối năm là thời điểm đẹp để ghé An Giang. Mảnh đất miền Tây luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ bình dị, thân thuộc.
Mùa lúa chín gặt cuối năm
Mảnh đất Tây Nam Bộ luôn được các tín đồ mê xê dịch đánh dấu ưu tiên trên bản đồ du lịch. An Giang thu hút nhờ vẻ đẹp yên bình của những cánh đồng thốt nốt nhuộm nắng chiều vàng ươm, đồng lúa chín thẳng cánh cò bay vào vụ gặt cuối cùng của năm.
Góc nào ở An Giang cũng đẹp bình dị, dễ khiến những đôi chân thích lang thang phải lòng. Một trong những địa điểm du khách thưởng ghé thăm khi du lịch An Giang ngắn ngày là Tri Tôn. Dành 2 ngày 1 đêm, bạn có thể thăm thú, cảm nhận được nhịp sống, vẻ đẹp của miền đất này.
Video đang HOT
Mùa lúa chín với 2 ngày 1 đêm khám phá Tri Tôn
Mình xuất phát từ Cần Thơ, có mặt ở Tri Tôn lúc 17h. Điểm đến đầu tiên mình ghé thăm là cây thốt nốt trái tim nổi tiếng. Đây là nơi ngắm hoàng hôn đẹp ở An Giang. Buổi tối, mình đi ăn bánh canh trên đường Trần Hưng Đạo, checkin khách sạn, dạo chơi quanh thị trấn và chuẩn bị cho ngày kế tiếp. Buổi sáng ngày thứ 2, mình lên đường đi ngắm bình minh trên hồ Tà Pạ. Mình dành cả buổi sáng để dạo chơi, chụp hình những cánh đồng lúa chín vào vụ gặt, ngắm cánh đồng thốt nốt nhuộm nắng, tham quan núi Tô, check-in cổng trời Tri Tôn, thăm một vài ngôi chùa cổ kính. Chỉ cần dành một buổi sáng chạy xe, bạn có thể khám phá được rất nhiều địa điểm quanh thị trấn Tri Tôn. 13h30, mình chuẩn bị hành lý và về lại Cần Thơ, kết thúc chuyến du hí ngắm lúa cuối năm tại An Giang.
Làng Vũ Đại, nhờ nổi lửa từ sáng tới tối mà kiếm tiền bạc triệu dễ như bỡn
Tiềm năng phát triển môn dù lượn ở An Giang
Dù là môn thể thao khá mới tại An Giang nhưng dù lượn vẫn có thể phát triển tốt bởi sự thuận lợi về mặt địa hình cùng khả năng kết nối vào hoạt động du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, để bộ môn này phát triển như kỳ vọng, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành đối với những cá nhân, tổ chức tâm huyết với dù lượn.
Với nhiều người, dù lượn là bộ môn khá xa lạ bởi nó không dành cho những người sức khỏe kém. Thực tế, đây là môn thể thao mạo hiểm nhưng với những công cụ hỗ trợ chuyên dụng cùng quá trình đào tạo nghiêm túc, bài bản thì dù lượn là sự trải nghiệm độc đáo cho giới trẻ.
Huyện Tri Tôn với núi Cô Tô hùng vĩ và phong cảnh nên thơ nên hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển môn dù lượn. Xuất phát từ niềm đam mê của bản thân, Phan Bảo Ân (ngụ xã Núi Tô, Tri Tôn) đã kết nối với Hội dù lượn TP. Hà Nội để phát triển môn thể thao này tại quê hương mình. Bảo Ân cho biết: "Môn dù lượn tuy chưa phổ biến ở An Giang nhưng được giới trẻ cả nước biết đến từ lâu. Nhận thấy quê hương Tri Tôn có tiềm năng nên tôi mong muốn phát triển môn dù lượn tại địa phương.
Với sự quan tâm của UBND huyện Tri Tôn, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng sự nhiệt tình hỗ trợ của Hội dù lượn TP. Hà Nội đã tạo điều kiện tổ chức sự kiện "bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2020" nhằm ra mắt bãi xuất phát dù lượn trên ngọn núi hùng vĩ này".
Tập luyện "cai" dù tại huyện Tri Tôn
Theo đó, bãi xuất phát dù lượn trên núi Cô Tô sẽ có độ cao 340m, phía trên chữ "Tri Tôn" một đoạn. Hiện tại, ngành chuyên môn, các thành viên của Hội dù lượn TP. Hà Nội đã khảo sát bãi xuất phát này và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho sự kiện ra mắt môn dù lượn vào các ngày 27, 28 và 29-11.
Đến nay, công tác xin phép bay và các bước chuẩn bị đã được Hội dù lượn TP. Hà Nội thực hiện xong với sự đồng ý của Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng). Người dân địa phương rất chờ đón sự kiện hàng chục phi công sẽ xuất phát từ trên núi Cô Tô để tô điểm những cánh dù đầy màu sắc vào khung trời hùng vĩ của Tri Tôn.
Phan Bảo Ân cũng cho hay, nhóm đam mê dù lượn tại địa phương với 5 thành viên đang có ý định thành lập Câu lạc bộ dù lượn An Giang, nhằm tạo nền tảng để phát triển bộ môn này trong tương lai. Là người có hơn 2 tháng tiếp cận với dù lượn, Phan Bảo Ân vô cùng phấn khởi khi được bay lượn trên không trung với những cánh dù đầy màu sắc.
"Khi bản thân bay lơ lửng trên không trung, tôi cảm thấy vô cùng phấn khích vì có thể thu vào tầm mắt cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ của đất nước mình. Được trải nghiệm cùng các phi công chuyên nghiệp bay ở hòn Hồng (Phan Thiết), tôi càng có thêm niềm đam mê với bộ môn thể thao này. Mỗi lần bay, bạn sẽ cảm nhận được cái nắng, cái gió, sự thơ mộng, một chút sợ hãi và cuối cùng là niềm phấn khích tột độ khi hoàn thành chuyến bay của mình. Dù lượn không chỉ là môn thể thao, mà còn là thử thách để chúng ta rèn luyện bản thân" - Phan Bảo Ân cho hay.
Tuy nhiên, chi phí cho môn này khá cao với mức giá trên 65 triệu đồng cho một bộ dụng cụ đầy đủ, gồm: dù chính, dù phụ, đai ngồi... Vì vậy, cộng đồng chơi dù lượn ở Việt Nam cũng tìm cách hỗ trợ người mới tiếp cận được trải nghiệm bay với dù lượn. Ngoài ra, quá trình đào tạo một phi công thuần thục cũng mất không ít thời gian và tùy vào khả năng tiếp thu của người chơi. Như trường hợp của Phan Bảo Ân phải "học nghề" hơn 2 tháng mới có thể bay tầm thấp, tầm cao và điều khiển dù lượn thuần thục.
Do chỉ mới phát triển bước đầu nên dù lượn còn khá xa lạ với giới trẻ ở An Giang. Hiện tại, nhóm của Bảo Ân dự kiến sẽ cố gắng trang bị bộ dù lượn cũng như kết nối ngành chuyên môn tạo điều kiện đưa bộ môn này vào bản đồ du lịch của An Giang. Từ đó, giúp du khách có thêm trải nghiệm độc đáo khi đến với vùng đất sơn thủy hữu tình ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long.
Rủ ngay hội bạn thân tới chụp ảnh "sống ảo" với cây thốt nốt hình trái tim ở An Giang nào! Ngay từ những năm trước, cây thốt nốt hình trái tim ở An Giang đã trở thành một điểm 'check-in' có lượng du khách ghé đến đông. Với dáng cây độc đáo, cộng thêm vẻ đẹp tuyệt hảo của thiên nhiên, nơi đây được nhiều bạn trẻ lựa chọn là điểm 'sống ảo'. An Giang là một vùng đất bình dị và mộc...