Ghana ghi nhận 2 ca tử vong nghi nhiễm virus Marburg
Ngày 7/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã có 2 người tử vong tại Ghana sau khi có kết quả dương tính với virus Marburg, một căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao như Ebola.
WHO cho biết mặc dù đã có kết quả xét nghiệm tại Ghana, song các mẫu máu sẽ vẫn được chuyển đến Viện Pasteur tại Dakar, Senegal, để chính thức xác nhận. Hai bệnh nhân trên đến từ vùng Ashanti của Ghana và có các triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn trước khi tử vong.
Nếu như được xác nhận, đây sẽ là đợt bùng phát virus Marburg thứ hai tại Tây Phi. Nhà chức trách đã xác định được 34 trường hợp tiếp xúc với các bệnh nhân, tiến hành cách ly và giám sát những người này.
Trước đó, ca nhiễm virus Marburg đầu tiên đã được phát hiện tại Guinea vào năm ngoái. Kể từ thời điểm đó, WHO chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào.
Trong thông báo, WHO nhấn mạnh bên cạnh việc điều tra dịch tễ, tổ chức này cũng đang khẩn trương chuẩn bị trước nguy cơ dịch bùng phát.
Bác sĩ thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy mẫu xét nghiệm từ bệnh nhân nghi nhiễm virus Marburg ở Kinguangua, Angola. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Virus Marburg là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Kể từ năm 1967, thế giới đã ghi nhận một số đợt bùng phát virus Marburg chủ yếu tại Nam và Đông Phi. Theo WHO, tỷ lệ tử vong trong các đợt dịch dao động từ 24 – 88% phụ thuộc vào chủng virus và và công tác quản lý dịch bệnh.
8 nước châu Phi xác nhận các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đến ngày 16/6 đã có 8 nước châu Phi báo cáo các ca được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Bondua, Liberia. Getty Images/TTXVN
Trong đó, Nigeria ghi nhận 36 ca, CHDC Congo 10 ca, CH Trung Phi 8 ca, Benin và Cameroon mỗi nước 3 ca, CH Congo 2 ca. Ngoài ra, Ghana và Maroc, những nơi trước đây chưa ghi nhận bệnh này hiện cũng đã có 5 ca.
Một số nước khác chưa từng có người mắc bệnh đậu mùa khỉ trước đây như Ethiopia, Guinea, Liberia, Mozambique, Sierra Leone, Sudan và Uganda cũng đã báo cáo có các ca nghi nhiễm.
Đại diện WHO tại khu vực khẳng định WHO không khuyến nghị tiêm chủng hàng loạt để chống bệnh đậu mùa khỉ vào giai đoạn này, nhưng các nước châu Phi cần phải "sẵn sàng nếu có nhu cầu".
Vào tuần tới, WHO sẽ triệu tập Ủy ban Khẩn cấp để tư vấn về việc liệu sự lây lan hiện nay của bệnh đậu mùa khỉ ở các nước không lưu hành có tạo thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế hay không.
Số liệu thống kê của WHO cho thấy tính đến nay, khoảng quốc gia trên thế giới đã ghi nhận hơn 1.600 ca bệnh đậu mùa khỉ và 1.500 ca nghi nhiễm. Trong số này có 7 quốc gia thường ghi nhận các ca đậu mùa khỉ từ nhiều năm qua và hơn 30 quốc gia mới xuất hiện các ca bệnh này. Phần lớn số người mắc bệnh ở châu Âu.
Nguyên nhân đảo chính tái diễn ở châu Phi Chỉ trong hơn một năm, Tây Phi đã có ba cuộc đảo chính (hai lần tại Mali và một lần trong tuần này ở Guinea), một âm mưu đảo chính bất thành điễn ra tại Niger, và một cuộc chuyển giao quyền lực quân sự ở Chad sau vụ ám sát tổng thống. Lực lượng vũ trang tiến hành đảo chính tại Guinea...