Germer: Điểm hẹn âm nhạc cổ điển của người Sài Gòn
Germer là tổ chức phi lợi nhuận duy nhất ở khu vực phía Nam về âm nhạc cổ điển được sáng lập và vận hành khá hiệu quả bởi các bạn trẻ dưới 21 tuổi đến từ Nhạc viện và các trường đại học, trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM.
“Germer”, tên gọi của nhóm bắt nguồn từ tiếng Pháp mang ý nghĩa “nảy mầm”. Đây cũng chính là thông điệp mà các thành viên trong nhóm muốn truyền tải “Hãy để chúng tôi làm nảy mầm hạt giống âm nhạc cổ điển tiềm ẩn trong bạn!”.
Người có ý tưởng sáng lập Germer là Dương Nguyên Khang, sinh viên chuyên ngành piano tại Nhạc Viện Tp.HCM. Trong một lần đến thăm nước Pháp, Khang cảm thấy rất ngưỡng mộ vì các bạn trẻ Pháp rất yêu thích và am hiểu nhạc cổ điển. Vì thế, trở về từ chuyến đi, Khang ấp ủ mong muốn bằng cách nào đó sẽ đưa nhạc cổ điển đến gần hơn với giới trẻ Việt Nam.
Khang cho biết: Nhạc cổ điển là một trong nhiều thể loại nhạc, đánh giá nhạc cổ điển hay ở mức nào còn tùy thuộc vào mỗi người. Nhạc cổ điển luôn có giá trị riêng vì đó là kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau từ quá khứ. Nhờ có nền tảng vững chắc về tư duy âm nhạc từ nhạc cổ điển, người ta mới có thể phát triển những thể loại âm nhạc khác như jazz, pop, rock… Và trong đời sống âm nhạc ngày nay, con người vẫn đang sử dụng các kiến thức, tư duy thừa hưởng từ nhạc cổ điển. Vì thế, nhạc cổ điển vẫn nên được mọi người nhận thức đúng, tôn trọng và tìm hiểu.
Video đang HOT
Một buổi biểu diễn của nhóm “Germer”
Tuy nhiên, nhạc cổ điển đối với đại đa số người Việt Nam vẫn luôn bị “cộp mác” là thứ âm nhạc hàn lâm, khó nghe. Các bạn trẻ ngày nay đa phần ưa chuộng nhạc nhẹ. Ngược lại, nhạc cổ điển đòi hỏi chiều sâu và sự tìm hiểu nhiều hơn ở người nghe. Chẳng hạn, một tác phẩm nhạc cổ điển không lời sẽ cần nhiều thời gian để cảm nhận, thấu hiểu hơn là nghe một ca khúc nhạc nhẹ có lời… Bằng nỗ lực của mình, Germer tin rằng, với niềm đam mê và sự cố gắng hoàn thiện không ngừng, một ngày nào đó sẽ giúp cho nhạc cổ điển sớm trở thành một món ăn tinh thần hấp dẫn và không thể thiếu đối với công chúng, trong đó có người trẻ.
Cách hoạt động của Germer là thường xuyên hợp tác biểu diễn nhạc cổ điển với các nghệ sĩ tự do đến từ Nhạc viện, Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch HBSO… tổ chức các buổi biểu diễn định kì hằng tháng dưới các hình thức hòa nhạc, Salon âm nhạc, Talkshow… Vì là tổ chức phi lợi nhuận nên các thành viên của Germer khi tham gia biểu diễn không được nhận thêm bất kì nguồn thu nhập nào. Toàn bộ nguồn thu được sẽ được nhóm sử dụng cho các chương trình thiện nguyện và trích phần nhỏ chỉ để duy trì hoạt động. Hầu hết những buổi hòa nhạc của nhóm đều miễn phí, chỉ có một chiếc thùng nhỏ đặt cạnh cửa ra vào để khán giả tùy tâm ủng hộ hoặc chỉ thu mức phí vừa đủ để trang trải cho kinh phí tổ chức.
Những ngày đầu, mỗi buổi diễn của nhóm chỉ vỏn vẹn khoảng 20 – 30 khán giả tham dự. Đến nay, sau 4 năm hoạt động, Germer đã gặt hái cho mình những thành công bước đầu. Trong thời gian gần đây mỗi chương trình của nhóm luôn thu hút trung bình 80-100 khán giả, có những chương trình lượng khán giả lên đến 300 người với đối tượng chủ yếu là các bạn trẻ ở độ tuổi từ 15-30 tuổi.
Trong tương lai, Germer sẽ duy trì và mở rộng các hoạt động được phản hồi tốt trong thời gian qua như Unitour – chuỗi chương trình nhạc cổ điển tại các trường Đại học trên thành phố, Talkshow âm nhạc và văn chương,… Ngoài ra, nhóm cũng sẽ có thêm thật nhiều chương trình dưới nhiều hình thức và chủ đề mới mẻ, hấp dẫn hơn nữa.
“Nhạc cổ điển không nhàm chán như mọi người thường nghĩ! Khi nào khán giả hiểu được những câu chuyện từ các nhà soạn nhạc đằng sau mỗi tác phẩm thì sẽ thấy được cái hay của loại âm nhạc này. chỉ cần mọi người hãy đến với những buổi diễn trực tiếp của Germer là đã có hiểu được rất nhiều về nhạc cổ điển và sâu xa hơn nữa là những câu chuyện thú vị của từng tác phẩm. Cứ như vậy, dần dần, định kiến với loại âm nhạc hàn lâm này sẽ bị xóa bỏ”, Dương Nguyên Khang bày tỏ.
Theo phunuvietnam
Đêm nhạc cổ điển của nghệ sĩ Stéphane Trần Ngọc và Trần Thái Linh
Trong khuôn khổ hoạt động hợp tác văn hóa Pháp-Việt, Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội tổ chức đêm nhạc cổ điển của nghệ sĩ violon Stéphane Trần Ngọc và nghệ sĩ piano Trần Thái Linh vào ngày 1-9 tới.
Sinh ra tại Paris và được nuôi dưỡng từ những cái nôi âm nhạc lớn trên thế giới, nghệ sĩ gốc Việt Stéphane Trần Ngọc sớm thành danh trong làng violon quốc tế. Anh đã tham gia biểu diễn ở hơn 30 quốc gia, tại nhiều khán phòng hòa nhạc danh tiếng như: Carnegie Weill Hall, Salle Gaveau, Pleyel, nhà hát Champs-Élysées, nhà hát Châtelet ở Paris, Suntori Hall tại Tokyo hay khán phòng hòa nhạc quốc gia Bắc Kinh...
Các bản thu của nghệ sĩ Stéphane Trần Ngọc được xuất bản khắp nơi trên thế giới, trong đó phải kể đến "Nigg" (Giải thưởng Grand Prix năm 1996); "Ysaye sonatas", "Brahms", "Schumann", biểu diễn cùng nghệ sĩ piano người Mỹ Brian Ganz...
Stéphane Trần Ngọc còn là một trong những giảng viên violon trẻ nhất ở Học viện Âm nhạc quốc gia Lyon (Pháp) trong nhiều năm liền trước khi giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Lawrence (Mỹ) và là trưởng khoa dây của trường âm nhạc London (Anh). Anh cũng được mời tham dự nhiều liên hoan âm nhạc và là thành viên hội đồng giám khảo các cuộc thi quốc tế.
Vào ngày 1-9 tới, Stéphane Trần Ngọc sẽ biểu diễn với nghệ sĩ dương cầm Trần Thái Linh. Nghệ sĩ piano Trân Thái Linh học tập tại Học viện Âm nhạc quôc gia Việt Nam dưới sự hướng dân của Giáo sư, Tiên sĩ, NGND Trân Thu Hà. Năm 2006, anh tôt nghiệp thủ khoa cử nhân âm nhạc chuyên ngành biêu diên piano. Anh từng tham gia nhiều sự kiện âm nhạc cổ điển ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Tri Thuc Tre
Kay Trần gắn mác 18+ cho MV mới sau hit triệu views 'Ý em sao' Sau chương trình Ngôi sao Việt năm 2014, dường như may mắn vẫn chưa mỉm cười với Kay Trần khi anh chàng tiếp tục loay quanh trong nghệ thuật. Vừa có gương mặt điển trai, thậm chí còn được ví như Jay Park phiên bản Việt, Kay thừa nhận có đôi lúc chạnh lòng khi những người bạn cùng tham gia cuộc thi...